Tuổi và hiếm muộn - Bệnh viện Hùng Vương

Tuổi và hiếm muộn - Bệnh viện Hùng Vương

Tuổi và hiếm muộn - Bệnh viện Hùng Vương

Tuổi và hiếm muộn - Bệnh viện Hùng Vương

Tuổi và hiếm muộn - Bệnh viện Hùng Vương
Tuổi và hiếm muộn - Bệnh viện Hùng Vương

Tuổi và hiếm muộn

TUỔI VÀ HIẾM MUỘN

 

Bs CKI Lê Nguyễn Trọng Hiền

Nhiều báo cáo cho thấy phụ nữ vẫn có khả năng có thai ở tuổi 50 thậm chí sau 50 tuổi, nhưng tỉ lệ có thai giảm khi tuổi càng lớn. Tốc độ giảm từ từ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt sau tuổi 30 và giảm nhanh ở lứa tuổi 35-40, và gần như rất khó thụ thai khi 45  tuổi.

I. Tại sao khả năng thụ thai giảm khi lớn tuổi?

  1. Khi tuổi tăng lên thì số lượng trứng của người nữ sẽ giảm đi. Hầu hết người nữ có khoảng 300.000 trứng khi bước vào tuổi dậy thì. Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt cơ thể huy động rất nhiều trứng nhưng thường chỉ một trứng trưởng thành và rụng có khả năng thụ thai, ngoài ra có ít nhất 500 trứng khộng đạt đến độ trưởng thành và bị cơ thể hấp thu. Khi người phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh khoảng 50-55 tuổi, thì chỉ còn vài ngàn trứng. Trứng cũng già theo tuổi của người nữ, làm cho giảm khả năng thụ tinh cũng như làm giảm khả năng làm tổ của phôi.
  2. Tuổi tăng lên làm  khả năng thụ thai giảm có thể liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down. Nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể ở phụ nữ 20 tuổi là 1/500, trong khi ở lứa tuổi 45 là 1/20.
  3. Nguy cơ sẩy thai cũng tăng theo tuổi, như ở dộ tuổi 25-29 nguy cơ sẩy thai là 10% còn ở độ tuổi 40-44 là 34%.
  4. Các bệnh lý phụ khoa có xu hướng tăng theo tuổi ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai như viêm nhiễm vùng chậu, tổn thương ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, nhân xơ tử cung, rối loạn phóng noãn,..
  5. Chức năng tình dục cũng giảm theo tuổi như: libido(ham muốn tình dục), số lần giao hợp,…
  6. Có nhiều bằng chứng cho thấy khả năng tiếp nhận phôi làm tổ của nội mạc tử cung giảm theo độ tuổi.
  7. Tuổi không chỉ ảnh hưởng đến người nữ mà còn ảnh hưởng đến nam giới  tuy ở mức độ thấp hơn. Tuổi ảnh hưởng đến tinh trùng và số lần giao hợp. Hiện nay chưa ghi nhận tuổi tối đa không thể có con ở nam giới.
  8. Phụ nữ lớn tuổi mang thai làm tăng nguy cơ bệnh mô liên kết di truyền trội như hội chứng Marfan, bệnh u xơ thần kinh và chứng loạn sản sụn.

II. Điều trị hiếm muộn ở phụ nữ lớn tuổi

            Nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn càng sớm càng tốt để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Điều đáng lưu ý là  nguy cơ bệnh lý tăng lên khi người nữ lớn tuổi mang thai và sanh đẻ như cao huyết áp, đái tháo đường và băng huyết sau sanh.

   Có ít lựa chọn trong điều trị hiếm muộn ở phụ nữ lớn tuổi. Bởi vì cơ thể thường đáp ứng kém với kích thích buồng trứng và tì lệ sanh sống thấp hơn nhiều so với người trẻ tuổi thậm chí khi đã được điều trị thụ tinh trong ống nghiệm(IVF).

Tuổi

40

41

42

43

≥44

Tỉ lệ trẻ sanh sống trên mỗi trứng thu được

15%

11%

8%

5%

2%

 (SART 2000)

. Để cải thiện tỉ lệ thành công trong diều trị IVF , nhiều trung tâm đề nghị thực hiện chuyển nhiều phôi, hỗ trợ phôi thoát màng , chuyển phôi blastocyst, chẩn đoán tiền phôi và chỉ chuyển những phôi bình thường. Những lựa chọn  khác bao gồm :

            Sử dụng trứng hiến tặng  của người nữ trẻ tuổi.

            Sử dụng phôi hiến tặng nếu người nam có vấn đề về tinh trùng

            Nhận con nuôi

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác