Bệnh viện Hùng Vương kịp thời chi viện và hỗ trợ chuyên môn cứu sống sản phụ đột ngột hôn mê sâu

Bệnh viện Hùng Vương kịp thời chi viện và hỗ trợ chuyên môn cứu sống sản phụ đột ngột hôn mê sâu

Bệnh viện Hùng Vương kịp thời chi viện và hỗ trợ chuyên môn cứu sống sản phụ đột ngột hôn mê sâu

Bệnh viện Hùng Vương kịp thời chi viện và hỗ trợ chuyên môn cứu sống sản phụ đột ngột hôn mê sâu

Bệnh viện Hùng Vương kịp thời chi viện và hỗ trợ chuyên môn cứu sống sản phụ đột ngột hôn mê sâu
Bệnh viện Hùng Vương kịp thời chi viện và hỗ trợ chuyên môn cứu sống sản phụ đột ngột hôn mê sâu

Bệnh viện Hùng Vương kịp thời chi viện và hỗ trợ chuyên môn cứu sống sản phụ đột ngột hôn mê sâu

19g30 ngày 13/09/2019; Bệnh viện Hùng Vương (BVHV) nhận được tín hiệu "báo động đỏ" từ Bệnh viện huyện Bình Chánh (BVHBC), ekip cấp cứu BVHV đã kịp thời chi viện và hỗ trợ chuyên môn cứu sống sản phụ đột ngột hôn mê sâu sau mổ bắt con.

Sản phụ đến BVHBC ngày 10/9, tỉnh táo, dấu hiệu sinh tồn ổn. Sản phụ sinh con lần 3, thai gần 36 tuần, các xét nghiệm bình thường. Bác sĩ quyết định mổ sinh tối 13/9 vì chuyển dạ ngừng tiến triển, ối vỡ. Trong lúc bác sĩ khâu cơ tử cung sau khi bé trai chào đời khỏe mạnh, sản phụ đột ngột hôn mê. Bệnh nhân được đặt nội khí quản, báo động đỏ hội chẩn nội viện và báo động đỏ ngoại viện với BVHV.

Bác sĩ Nguyễn Thị Anh Phương _ BVHV, cho biết khi nhận thông tin, ekip cấp cứu bvhv gồm 2 bác sĩ gây mê hồi sức, một bác sĩ sản cùng 2 nhân viên y tế mang dụng cụ cần thiết, lên xe cấp cứu xuất phát. Trên đường di chuyển, bác sĩ liên tục trao đổi về tình hình sức khỏe của bệnh nhân qua điện thoại. Khi đến ekip cấp cứu BVHV có mặt tại BVHBC, bệnh nhân vẫn hôn mê, phải thở máy, đồng tử hai bên không giãn nhưng không đáp ứng ánh sáng. Bệnh nhân cũng không có dấu hiệu xuất huyết, vết mổ không dịch thấm băng, tử cung gò tốt. Bác sĩ nghĩ đến các khả năng người bệnh bị thuyên tắc ối hoặc ngộ độc thuốc tê, xuất huyết não. Các biểu hiện lúc này cho thấy nhiều khả năng ngộ độc thuốc tê.

Theo bác sĩ Ngô Sáu _ BVHV, sản phụ được nhanh chóng "điều trị bủa vây", vừa truyền tĩnh mạch lipid 20% điều trị ngộ độc thuốc tê, vừa duy trì hạ huyết áp. Sau 30 phút hạ áp và truyền lipid bệnh nhân có dấu hồi tỉnh. Đến 21h cùng ngày, sau khi truyền hết chai lipid thứ hai, bệnh nhân đã dần tỉnh, tiếp xúc được. Người bệnh tiếp tục được chỉnh liều hạ huyết áp và được rút nội khí quản sau khoảng 30 phút. Chiều 14/9, sức khỏe của sản phụ ổn định. 

"Đồng nghiệp tuyến dưới đã thực hiện quy trình gây tê và liều lượng thuốc gây tê hoàn toàn đúng và phù hợp. Đây chỉ là phản ứng ngoài ý muốn xuất phát từ khả năng đáp ứng thuốc tê theo cơ địa từng người. Nếu xử trí chậm vài phút, bệnh nhân đã có thể tử vong" _ BS.Anh Phương.

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác