Báo cáo mô hình, xu hướng, phân loại bệnh tật điều trị tại Khoa Cấp cứu cả năm 2022 - Bệnh viện Hùng Vương

Báo cáo mô hình, xu hướng, phân loại bệnh tật điều trị tại Khoa Cấp cứu cả năm 2022 - Bệnh viện Hùng Vương

Báo cáo mô hình, xu hướng, phân loại bệnh tật điều trị tại Khoa Cấp cứu cả năm 2022 - Bệnh viện Hùng Vương

Báo cáo mô hình, xu hướng, phân loại bệnh tật điều trị tại Khoa Cấp cứu cả năm 2022 - Bệnh viện Hùng Vương

Báo cáo mô hình, xu hướng, phân loại bệnh tật điều trị tại Khoa Cấp cứu cả năm 2022 - Bệnh viện Hùng Vương
Báo cáo mô hình, xu hướng, phân loại bệnh tật điều trị tại Khoa Cấp cứu cả năm 2022 - Bệnh viện Hùng Vương

Báo cáo mô hình, xu hướng, phân loại bệnh tật điều trị tại Khoa Cấp cứu cả năm 2022

I. TỔNG QUÁT

Theo số liệu thống kê trong năm 2022 tại bệnh viện Hùng Vương, tổng lượng bệnh nhập khoa CCHSTCCĐ là 19684 ca, dao động từ thấp nhất là 1255 ca bệnh trong tháng 12/2022, đến cao nhất là 3642 ca bệnh trong tháng 2/2022. Sau đây là biểu đồ thống kê bệnh nhập qua các tháng:

Trong năm 2022, số ca sản nhập khoa Cấp cứu là 17311 và số ca phụ là 2156.

Mô hình bệnh tật tại khoa rất đa dạng với nhiều mặt bệnh từ phụ khoa đến sản khoa, từ những trường hợp cấp cứu khẩn đến những trường hợp tối khẩn.

  • Nhóm bệnh về sản khoa:
    • Nhập sanh: chuyển dạ
    • Dọa sanh non, Chuyển dạ sanh non
    • Tiền sản giật, cao huyết áp, hội chứng help, sản giật
    • Dọa sẩy thai – Sẩy thai
    • Nhau tiền đạo ra huyết và không ra huyết
    • Suy thai, chèn ép rốn, sa dây rốn
    • Băng huyết sau sanh muộn, băng huyết sau sanh, băng huyết sau phá thai
    • Vỡ tử cung, vỡ TC
    • Các bệnh lý khác liên quan đến mang thai (nghén nặng, hở eo tử cung, ĐTĐTK …) và hậu sản (nhiễm khuẩn hậu sản, …), hậu phẫu mổ sanh
  • Nhóm bệnh về phụ khoa:
    • Thai ngoài tử cung, thai bám VMC
    • U buồng trứng bán xoắn hoặc xoắn, nang buồng trứng xuất huyết
    • Rách cùng đồ, chấn thương âm hộ
    • U xơ tử cung gây biến chứng thiếu máu, đau, rong huyết, polype lòng tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung gây rong huyết
    • Viêm đường sinh dục trên và dưới
    • U lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng, lạc tuyến trong cơ tử cung (Adenomyosic, lạc nội mạc tử cung ở vùng chậu…)
    • Tất cả các bệnh lý khác liên quan đến phụ khoa: đau vùng chậu chưa rõ nguyên nhân, ung thư cổ tử cung, quá kích buồng trứng, thai trứng, polype cổ tử cung, chảy máu mỏm cắt ...
  • Nhóm bệnh nội khoa: Cao huyết áp, phù phổi cấp, hen phế quản, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim,nhịp nhanh kịch phát trên thất, viêm gan cấp, suy gan - suy thận, sốt xuất huyết, rối loạn tiêu hóa, sốt, phản vệ, thuyên tắc phổi...
  • Nhóm bệnh ngoại khoa: Viêm ruột thừa, sỏi thận, rò niệu quản…

II. BÁO CÁO HÀNG THÁNG

THÁNG 1:

THÁNG 2:

THÁNG 3:

THÁNG 4:

THÁNG 5:

THÁNG 6:

THÁNG 7:

THÁNG 8:

THÁNG 9:

THÁNG 10:

THÁNG 11:

THÁNG 12:

III. MÔ HÌNH BỆNH TẬT CHÍNH

 

CD

DSN

TNTC

TSG

UBT

Tháng 1

1503

134

108

50

33

Tháng 2

2760

231

207

90

54

Tháng 3

1160

93

116

36

24

Tháng 4

943

93

87

46

31

Tháng 5

870

87

86

60

37

Tháng 6

906

80

86

47

22

Tháng 7

1022

103

72

42

24

Tháng 8

1008

98

80

64

23

Tháng 9

1150

88

79

58

22

Tháng 10

994

103

83

52

26

Tháng 11

899

106

71

47

19

Tháng 12

908

19

87

37

25

 

Nhận xét:

  • Trong năm 2022, nhóm bệnh CD chiếm tỉ lệ nhiều nhất, với cao nhất là 2760 ca vào tháng 2 và thấp nhất là 870 ca vào tháng 5. Lượng bệnh chuyển dạ cao trong quý I và quý III, giảm nhẹ vào quý II và quý IV.
  • Nhóm DSN đứng vị trí thứ hai, với số ca nhập cao nhất là 231 ca vào tháng 2 và thấp nhất là 19 ca vào tháng 12. Lượng bệnh DSN cao trong các quý I, III và IV, thấp trong quý II.
  • Nhóm TNTC đứng vị trí thứ ba, với số ca nhập cao nhất là 207 ca vào tháng 2 và thấp nhất là 71 ca trong tháng 11. Số lượng bệnh TNTC cao nhất trong quý I và bình nguyên trong 3 quý cuối năm.
  • Nhóm TSG đứng vị trí thứ tư, với số ca nhập cao nhất là 90 ca vào tháng 2 và thấp nhất là 36 ca vào tháng 3. Nhóm UBT đứng vị trí thứ tư, với số ca nhập cao nhất là 54 ca vào tháng 2 và thấp nhất là 22 ca vào tháng 6. Lượng bệnh TSG và UBT có xu hướng bình nguyên trong cả năm 2022.

IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH NẶNG:

A. Các chẩn đoán bệnh nặng:

Nhận xét:

Bệnh lý nặng tại khoa chủ yếu:

  • TNTC là bệnh đứng thứ 1 dao động từ 11 đến 21 ca / tháng.
  • Sẩy thai là bệnh đứng thứ 2 dao động từ 02 đến 08 ca / tháng.
  • NTĐ là bệnh đứng thứ 3 dao động từ 00 đến 06  ca / tháng.
  • NBN là bệnh đứng thứ 4 dao động từ 01 đến 05  ca / tháng

 

B. Phân loại điều trị bệnh nặng:

1. Phân loại kết cục cấp cứu được đánh giá bao gồm:

a.   Thành công: định nghĩa không tử vong, không gây hậu quả nghiêm trọng, chia thành hai loại kết cục

  • Thời gian phẫu thuật hợp lý (từ chuyển mổ đến bắt đầu phẫu thuật) < 30 phút
  • Thời gian cấp cứu chậm trễ (quá thời gian cho phép), nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh

+ Như vậy, tiêu chuẩn điều trị thành công:

  • Không tử vong
  • Không làm bệnh diễn tiến nặng thêm, do:
  • Chẩn đoán chậm trễ
  • Điều trị chậm trễ
  • Điều trị không đúng phác đồ
  • Phẫu thuật chậm trễ: trên 30 phút.
  • Bé không tử vong, hoặc Apgar <5 điểm.

b.   Không thành công:

  • Bệnh nhân tử vong.

2. Phân loại kết quả điều trị:

STT

Chẩn đoán

Số  lượng

Sự cố

Thành công

1

TNTC

162

3

162

2

ST

64

1

64

3

NBN

25

0

25

4

NTĐ

25

0

25

5

SG

5

0

5

6

NÔI

1

0

1

7

SDR

9

0

9

8

VTC

2

0

2

9

XH NỘI

2

1

2

10

BỆNH LÝ NẶNG

1

1

1

NHẬN XÉT :

  • Tỉ lệ điều trị thành công, phẫu thuật nhanh từ 94.44% đến 100%..
  • Tỉ lệ điều trị thành công, phẫu thuật trễ là 00 %  đến 5.56 %
  • Không thành công, phẫu thuật kịp thời là 0 %
  • Không thành công, phẫu thuật trễ 0%
  • Trường hợp thai ngoài tử cung xử trí tích cực nhưng vì bệnh nhân có bệnh lý tim mạch nền cần phải hội chẩn liên chuyên khoa và tư vấn nguy cơ với người nhà nên dẫn đến thời gian phẫu thuật chưa đạt chuẩn (70 phút – trễ so với chuẩn là 40 phút).
  • Trường hợp suy thai xử trí trễ do người nhà và bệnh nhân mất bình tĩnh cần thời gian tư vấn và giải thích ( 35 phút – trễ so với chuẩn là 5 phút).
  • Trường hợp xuất huyết nội do vỡ nang buồng trứng do Bệnh nhân được chẩn đoán nhanh và chuyển phòng mổ kịp thời ( chuyển PM trong vòng 5 phút). Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch cần khám tiền mê trước mổ, đặt, bệnh nhân mổ 15G15 HAĐMXL LÚC 15g30
  • Trưởng hợp ca thai ngoài tử cung vỡ: Bệnh nhân được chẩn đoán nhanh và chuyển phòng mổ kịp thời (chuyển PM trong vòng 5 phút). Nhưng soạn mổ chậm trên phòng mổ.
  • Trường hợp ca thai ngoài tử cung vỡ: Cấp cứu chuyển bệnh và phòng mổ nhận bệnh đúng thời gian, tuy nhiên thời gian bắt đầu mổ lâu do tại thời điểm đó nhiều ca mổ cấp cứu cùng một lúc nên ưu tiên ca cấp cứu hơn
  • Trường hợp bệnh lý tim nặng: bệnh nhân đến trể trong tình trạng suy tim quá nặng

3. Tổng số ngày điều trị trung bình tại khoa:

Những trường hợp phẫu thuật trễ kết cục thành công:

HỌ VÀ TÊN BN

CHẨN ĐOÁN

THỜI GIAN CHUYỂN MỔ

HÀNH CHÁNH TRỰC

KẾT QUẢ

ĐÁNH GIÁ

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG, 1999, Mã BN 21255145

Thai 34 tuần, suy tuần hoàn nhau thai

35 phút

HC

Trai, apgar 7/8, máu mất:300 ml. Sau mổ bệnh nhân ổn

 

Chậm 5 phút do bệnh nhân muốn suy nghĩ thêm chờ ý kiến gia đình vì thai non tháng. Sau giài thích bệnh nhân hiểu và đồng ý phẫu thuật

NGUYỄN THỊ VÂN ANH, 1991. Mã BN 22032662

TNTC vỡ/ Block nhĩ thất độ III – tiền căn đặt máy tạo nhịp

70 phút

T

Trong ổ bụng có khoảng 900 mL máu đỏ sậm loãng lẫn máu cục.Thai đóng ở 1/3 giữa ống dẫn trứng P, đang rỉ máu

Tiến hành:

- Cắt trọn khối thai và ống dẫn trứng P sát góc tử cung.Mất máu khoảng 900mL.Đặt ODL từ hố chậu P ra cùng đồ sau.  

BN có chỉ định mổ và chuyển PM trong 10 phút (đạt).

Tại PM vì bệnh nhân có bệnh lý nền bs gây mê hồi sức cần phối hợp cần hội chẩn chuyên khoa tim mạch mới phẫu thuật nên thời gian chờ mổ tại phòng mổ 60 phút. Sau mổ bệnh nhân ổn và chuyển bệnh viện Chợ Rẫy theo tinh thần hội chẩn trước mổ.

NGUYỄN NGỌC DUNG, 1982. Mã BN 22139010

Xuất huyết nội nghĩ do TNTC vỡ

35 phút

T

thai đóng ở 1/3 giữa ống dẫn trứng T đã vỡ

Cắt trọn khối thai và ống dẫn trứng T sát góc tử cung. Mất máu khoảng 1300mL

 

PHẠM THỊ MỸ DUYÊN, 1997. Mã BN 22155054

TNTC vỡ

35 phút

T

hở: Trong ổ bụng có khoảng 900 mL máu cục + máu đỏ sậm loãng và dịch nâu chocolate

- Thai đóng ở 1/3 giữa ống dẫn trứng T đã vỡ, nang lạc tuyến BT T dính chặt vào hố buồng trứng có lỗ vỡ # 2 cm

- Cắt trọn ống dẫn trứng T

- Bóc nang lạc tuyến BT T

- Mất máu khoảng 900mL

Cấp cứu chuyển bệnh và phòng mổ nhận bệnh đúng thời gian, tuy nhiên thời gian bắt đầu mổ lâu do tại thời điểm đó nhiều ca mổ cấp cứu cùng một lúc nên ưu tiên ca cấp cứu hơn

LÊ THỊ CHÍN, 1973. Mã BN 22242808

Xuất huyết nội do vỡ nang BT thiếu máu rối loạn đông máu

Chuyển mổ: 14 G 25

PM nhận: 14 G 30

Mổ: 15G15

Kết thúc: 17G15

T

HỞ:ổ bụng có 1800ml máu sậm loãng, ít cục máu đông. Buồng trứng P bình thường có nang hoàng thể kích thuớc 1,5x1,5cm có điểm đang chảy máu đỏ tươi.

- May cầm máu nang hoàng thể P

Trong lúc mổ truyền 5 ĐV HCĐĐ 350ml + 8 HTTĐL + 8 KTL . MM 1800

Bệnh nhân được chẩn đoán nhanh và chuyển phòng mổ kịp thời ( chuyển PM trong vòng 5 phút). Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch cần khám tiền mê trước mổ, đặt, bệnh nhân mổ 15G15 HAĐMXL LÚC 15g30.

TRẦN THỊ XUYẾN, 1989. Mã BN 22265490

Con lần 2, thai 34 tuần ,ngôi đầu , suy thai - rung nhĩ kịch phát - suy tim - ngưng tim - ngưng thở

20g10

Bvđk Đồng Tháp Chuyển

Mổ: 21g47

Kết Thúc: 22g20

T

Mổ dọc thân tử cung, lấy bằng đầu 01 bé GÁI, Apgar 0/0 bé tím không phản xạ , nước ối trắng trong.  Áp dụng kẹp cắt rốn ngay.

- Nhau bong tự nhiên đủ, lau buồng tử cung.

- Tử cung gò kém. Sử dụng thuốc co hồi tử cung bằng bơm tiêm điện, tử cung gò khá ( Duratoxin)

- Vết cắt cơ tử cung không rách thêm, may phục hồi cơ tử cung 1 lớp. May tăng cường cơ tử cung bằng Chromic 1.0.

- Kiểm tra cầm máu, lau ổ bụng, kiểm tra 2 phần phụ bình thường. Đặt dẫn lưu cùng đồ ra hố chậu phải

- Gạc, dụng cụ đủ. Đóng bụng 04 lớp (phúc mạc, cân, mỡ, da).

- Mất máu khoảng 300mL. Sinh hiệu BN sau mổ:

M: 138 lần/ phút 

HA: 103/64 mmHg  (đang sử dụng vận mạch).

BN đến BV trong tình trạng suy tim rất nặng, gần ngưng tuần hoàn hô hấp

4. Chuyển viện

Chuyển viện: trường hợp bệnh lý nội khoa, ngoại khoa có kèm bệnh lý sản phụ khoa

Tổng số chuyển viện cả đầu năm 2022 : 141 trường hợp

THÁNG

SỐ CA

LÝ DO CHUYỂN VIỆN

1

8

  1. TD apxe phần phụ, chẩn đoán khác viêm ruột thừa.
  2. TD viêm ruột thừa / nang lạc tuyến buồng trứng / apxe hóa.
  3. Thai 17 tuần chấn thương vùng kín do tai nạn giao thông.
  4. Hậu sản sanh rớt giờ thứ 4 thông liên nhĩ / tăng áp phổi.
  5. Thai 30 tuần 4 ngày /VMC/ TD viêm ruột thừa.
  6. TD viêm ruột thừa / thai 18 tuần 6 ngày.
  7. Nhiễm ceton – tăng Kali / Hậu Covid ngày 19 / thai 15 tuần 2 ngày.
  8. TD viêm ruột thừa / dịch ổ bụng CRNN / hậu sản ngày 13.

2

10

  1. Tai biến mạch máu não / VMC.
  2. TD sẩy thai nhiễm trùng / TD viêm màng não.
  3. TD apxe phần phụ, chẩn đoán khác viêm ruột thừa.
  4. Thai 21 tuần 6 ngày / giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân.
  5. Thai 15 tuần viêm ruột thừa.
  6. U ác cổ tử cung / thiếu máu nặng / VMC.
  7. Viêm bàng quang cấp / hậu phẫu ngày 6 nội soi cắt tai vòi trái.
  8. Viêm phúc mạc chậu chẩn đoán khác viêm phúc mạc ruột thừa.
  9. Lao phổi – theo dõi lao sinh dục suy tim tăng áp phổi.
  10. Thai 29 tuần viêm ruột thừa.

3

7

  1. Apxe tồn lưu sau mổ viêm ruột thừa / apxe phần phụ trái.
  2. Con lần thai 23 tuần 5 ngày / hậu phẫu ngày 3 cắt UBT (T), tràn dịch màn. phổi trái, TD u xương sườn, tiền căn K xương đùi đã mổ.
  3. Sốt cao co giật.
  4. Thai 24 tuần 5 ngày / hạ kali máu / ngộ độc thức ăn.
  5. TD KCTC di căn / thiếu máu nặng.
  6. HP mổ sanh ngày 3 vì thai trình ngưng tiến / sốt xuất huyết ngày 3.
  7. U buồng trứng nguy cơ cao / ĐTĐ suy thận / cao HA.

4

9

  1. Bán tắt ruột sau phẫu thuật.
  2. Thai 27 tuần doa sanh non, theo dõi viêm ruột thừa.
  3. Sốt xuất huyết ngày 4 / thai 5 tuần.
  4. Suy tim.
  5. Sốt xuất huyết / nang buồng trứng xuất huyết.
  6. Rong kinh / thiếu máu nặng / tăng huyết áp, theo dõi bệnh thận mạn giai đoạn 5.
  7. Thai 13 tuần / viêm ruột thừa.
  8. HP mổ sanh giờ thứ 3 vì thai suy cấp/ TSG nặng tổn thương gan cấp do vỡ bao gan.
  9. TD viêm phúc mạc ruột thừa.

5

9

  1. Suy hô hấp do viêm phổi / Hậu sản sanh thường 2 tháng.
  2. Thai chưa xác định vị trí / bệnh tim.
  3. Apxe tồn lưu / hậu phẫu mổ sanh ngày 4 apxe tồn lưu sau mổ .
  4. Sốt XH Dengue N4 chưa dấu hiệu cảnh báo / NXTC dưới thanh mạc thoái hóa.
  5. Sốt xuất huyết ngày 4 không có dấu cảnh báo / thai 17 tuần chưa chuyển dạ.
  6. Thai 11 tuần / theo dõi viêm ruột thừa.
  7. Thai 32 tuần / co giật.
  8. Thai 21 tuần – TD thuyên tắc phổi suy hô hấp suy kiệt.
  9. Viêm phổi chẩn đoán khác lao phổi / TD u phổi phải.

6

20

  1. Hậu sản sanh thường giờ thứ 17 tạm ổn / sốt xuất huyết ngày 7 giảm tiểu cầu.
  2. TD thiếu máu tán huyết.
  3. Apxe hố ngồi hậu môn trực tràng lan rộng vùng âm hộ.
  4. Rong huyết gây thiếu máu nặng nghi do KCTC giai đoạn 2-3.
  5. Thai 27 tuần / tràn dịch màn phổi.
  6. Rong cường kinh thiếu máu nặng / đa nhân xơ  / tăng huyết áp VMC bóc nhân xơ suy thận mạn giai đoạn 3.
  7. Con lần 2 thai 29 tuần 1 ngày chưa chuyển dạ, VMC sốt xuất huyết ngày 6 có dấu hiệu cảnh báo, hạ Kali máu.
  8. Thai 29.5 tuần suy hô hấp.
  9. Sỏi thận, sỏi niệu quản trái, nhiễm trùng huyết suy thận, đái tháo đường A2, lạc nội mạc tử cung đang điều trị.
  10. Thai 21 tuần sốt xuất huyết ngày 3 có dấu hiệu cảnh báo.
  11. Sốt xuất huyết ngày 13 giảm tiểu cầu mạn.
  12. Thai11 tuần sốt xuất huyết ngày 5.
  13. Hậu sản ST ngày 4 ổn / sốt xuất huyết N5 có dấu hiệu cảnh báo, tiểu cầu giảm.
  14. Thai 17 tuần 6 ngày / sốt xuất huyết ngày 7 có dấu hiệu cảnh báo.
  15. Hậu phẫu mổ sanh ngày 1 – viêm gan cấp – suy thận cấp chưa thiểu niệu TSG nặng.
  16. Viêm ruột thừa / HP mổ sanh 1 tháng.
  17. TD K BT (T) di căn gan giai đoạn III.
  18. Sốt xuất huyết N4 có dấu hiệu cảnh báo /  thai 18 tuần.
  19. Thai 9 tuần  / viêm ruột thừa.
  20. TD tắc ruột do dây thắt tự nhiên / viêm phần phụ .

7

11

  1. TD viêm ruột thừa cấp, viêm ứ mủ tai vòi trái
  2. TD sốc nhiễm trùng nghi sẩy thai / TD sốc mất máu tổn thương tim do nhiễm trùng
  3. Hội chứng suy hô hấp / sốt xuất huyết
  4. Chấn thương đầu
  5. Con lần 2 thai 33 tuần 3 ngày chưa CD / sốt XH ngày 5 có dấu hiệu cảnh báo
  6. HP mổ sanh giờ thứ 14 / CHA viêm tụy cấp
  7. Hậu phẫu No cắt tử cung suy thận mạn / chạy thận nhân tạo
  8. K CTC giai đoạn tiến xa
  9. Viêm phúc mạc nghĩ do viêm ruột thừa
  10. Suy thận mạn
  11. TD K thân tử cung xâm lấn niệu quản bàng quang thoát vị hoành trái

8

13

  1. Hen phế quản cấp / thai 34 tuần 1 ngày
  2. Thai 10 tuần / sốt xuất huyết ngày 6
  3. TD viêm gan / hậu sản ngày 1 hội chứng hellp – sản giật ngoại viện
  4. Thai 16 tuần / viêm gan, hạ kali máu nhiễm độc thai kỳ
  5. Thai 30 tuần 3 ngày sốt xuất huyết ngày 5 có dấu hiệu cảnh báo
  6. TD thủng loét dạ dày / u bì buồng trứng phải không dấu hiệu xoắn
  7. Xuất huyết tiêu hóa trên / thai 36 tuần TSG nặng ghép THA mạn
  8. Bướu BQ suy thận cấp / TD nhiễm trùng máu từ đường niệu thoái hóa khớp gối
  9. TD u buồng trứng phải nghi ung thư di căn hạch – viêm phần phụ phải / RLĐM
  10. Xuất huyết não phù não diện rộng / HP mổ sanh N1 – cường giáp
  11. Thai 30 tuần 3 ngày ngôi mông K giáp di căn phổi
  12. Con so thai 27 tuần 1 ngày chưa chuyển dạ, sốt xuất xuất ngày 3 có dấu hiệu cảnh báo, suy tim, hở van 2 lá, hở van động mạch chủ
  13. UBT(P) nghi K di căn hạch / THA – độc thân

9

19

  1. Thai 18 tuần / sốt xuất huyết ngày 9 chưa dấu hiệu cảnh báo.
  2. Viêm túi mật cấp / nhân xơ tử cung / nhiễm trùng huyết.
  3. Sốc nhiễm trùng đường niệu.
  4. Tiêu chảy nhiễm trùng.
  5. Suy tim độ IV – TSG – Tăng huyết áp / thai 29 tuần 4 ngày
  6. Thai 30 tuần / xuất huyết giảm tiểu cầu.
  7. Sốt xuất huyết ngày 4 / thai 18 tuần 5 ngày
  8. Thiếu máu cấp do cường kinh / bệnh nhân 11 tuổi
  9. Chóng mặt do tư thế / thai 26 tuần.
  10. Cơn cao huyết áp / lupus ban đỏ hệ thống biến chứng huyết học / tràn dịch màn ngoài tim / viêm phổi
  11. Tăng huyết áp – tăng áp phổi – TD suy tim / EF bảo tồn / thai 26 tuần 3 ngày
  12. TD viêm túi mật cấp / nang buồng trứng phải – tăng huyết áp
  13. Hậu phẫu mổ sanh giờ thứ 16  - TD nhiễm trùng huyết – suy đa cơ quan + rối loạn đông máu
  14. Hậu sản sanh thường giờ thứ 7 TSG nặng suy tủy
  15. Sốc chưa rõ nguyên nhân / viêm phần phụ 2 bên / TD viêm ruột thừa
  16. TD tắc ruột do dính sau mổ cắt tử cung và hai phần phụ +  nạo hạch chậu 2 bên
  17. Thai 26 tuần 5 ngày sốt xuất huyết ngày 4 có dấu hiệu nặng
  18. Ngộ độc thuốc trầm cảm / thai lưu 35 tuần
  19. TD viêm ruột thừa cấp / K thân tử cung đã phẫu thuật cắt tử cung và phần phụ + hóa trị 3 chu kỳ.

10

10

  1. TD rối loạn tri giác
  2. U đặc buồng trứng (P) nghi K di căn gan
  3. Rối loạn tri giác / thai 18 tuần 4 ngày
  4. Nhiễm trùng tiểu / suy thận cấp
  5. Hẩu phẫu mổ sanh N3/xuất huyết dưới bao gan/thiếu máu nặng/ nhiễm trùng chưa rõ ổ nhiễm
  6. TD KCTC giai đoạn IIB – III / mãn kinh
  7. Nhiễm trùng huyết / hẫu phẫu mổ lấy thai ngày 5
  8. TD viêm ruột thừa / thai 17 tuần
  9. TD viêm ruột thừa cấp / thai 35 tuần 1 ngày / nang cạnh buồng trứng (P) viêm gan B đang điều trị
  10. K CTC giai đoạn IIIA / K vú đã phẫu thuật, hóa trị

11

13

  1. Hen phế quản cấp / thai 34 tuần 1 ngày
  2. Thai 10 tuần / sốt xuất huyết ngày 6
  3. TD viêm gan / hậu sản ngày 1 hội chứng hellp – sản giật ngoại viện
  4. Thai 16 tuần / viêm gan, hạ kali máu nhiễm độc thai kỳ
  5. Thai 30 tuần 3 ngày sốt xuất huyết ngày 5 có dấu hiệu cảnh báo
  6. TD thủng loét dạ dày / u bì buồng trứng phải không dấu hiệu xoắn
  7. Xuất huyết tiêu hóa trên / thai 36 tuần TSG nặng ghép THA mạn
  8. Bướu BQ suy thận cấp / TD nhiễm trùng máu từ đường niệu thoái hóa khớp gối
  9. TD u buồng trứng phải nghi ung thư di căn hạch – viêm phần phụ phải / RLĐM
  10. Xuất huyết não phù não diện rộng / HP mổ sanh N1 – cường giáp
  11. Thai 30 tuần 3 ngày ngôi mông K giáp di căn phổi
  12. Con so thai 27 tuần 1 ngày chưa chuyển dạ, sốt xuất xuất ngày 3 có dấu hiệu cảnh báo, suy tim, hở van 2 lá, hở van động mạch chủ
  13. UBT(P) nghi K di căn hạch / THA – độc thân

12

12

  1. Suy hô hấp/viêm phổi/HPMS ngày 1/tổn thương thận cấp đan hồi phục/rung nhĩ đáp ứng thất nhân tạm ổn.
  2. Bé không có hậu môn.
  3. Suy hô hấp/phù phổi cấp tạm ổn /hậu phẫu mổ sanh ngảy 3.
  4. TD Abcess vùng chậu chưa loại trừ viêm ruột thừa.
  5. Hậu phẫu mổ sanh ngày 1, suy thai cấp, mẹ suy tim rung nhĩ, hở van 3 lá nặng, viêm cơ tim/ ngưng tim ngưng thở.
  6. Theo dõi viêm ruột thừa/ UXTC.
  7. Hậu sản sanh hút N1/sốt xuất huyết ngày 7.
  8. Hậu sản sanh thường ngày 1, sốt xuất huyết ngày 7 có dấu hiệu cảnh báo.
  9. Con so thai 35 tuần 1 ngày, ngôi đầu/chưa chuyển dạ/sốt xuất huyết ngày 4 có dấu hiệu cảnh báo/men gan tăng trào ngược dạ dày.
  10. Giảm 2 dòng tế bào máu/theo dõi bệnh lý tự miễn/xuất huyết nang buồng trứng ổn, chẩn đoán khác theo dõi suy tủy xuất huyết nang buồng trứng tạm ổn.
  11. Cường kinh thiếu máu nặng/giảm tiểu cầu.
  12. TD K cổ tử cung giai đoạn II/hen suyễn THA /thiếu máu.

Nhận xét: Tất cả các trường hợp chuyển viện vì bệnh lý nội ngoại khoa trên bệnh lý sản phụ khoa đã được chẩn đoán, điều trị kịp thời tại BV Hùng Vương và chuyển điều trị tuyến chuyên khoa. Chuyển viện an toàn.

V. ĐÁNH GIÁ:

1. Ưu điểm:

  • Tỷ lệ điều trị thành công, kịp thời cao từ 95.1%  đến 100%
  • Dụng cụ, phương tiện máy móc và thuốc cấp cứu luôn sẵn sàng, nhân viên tại khoa luôn được huấn luyện chuyên môn định kỳ.
  • Thực hiện tốt quy trình báo động đỏ nội và ngoại viện (luôn trong tư thế sẵn sàng về nhân lực và vật lực để phục vụ cấp cứu người bệnh)

2. Hạn chế:

  • Một vài trường hợp bệnh nhân đến trể trong tình trạng bệnh quá nặng.
  • Cần 1 khoảng thời gian trước mổ cấp cứu tại phòng mổ cho việc chuẩn bị, khám gây mê, thủ thuật gây mê
  • Một số vần đề nặng của bệnh nhân ngoài chuyên khoa sản phụ khoa cần có hỗ trợ của nội viện và liên viện đôi khi còn chậm về thời gian.

3. Giải pháp cải thiện:

  • Tăng cường năng lực cấp cứu người bệnh và giải thích người bệnh.
  • Thường xuyên tổ chức các buổi diễn tập các tình huống cấp cứu như: ngưng tuần hoàn - hô hấp, thai ngoài tử cung vỡ, nhau bong non, suy thai cấp, nhau tiền đạo .
  • Tổ chức định kỳ các buổi học tập chuyên môn, bình bệnh án rút kinh nghiệm tại khoa nhằm mục đích cải thiện chất lượng khám và xử trí các tình huống cấp cứu.
  • Triển khai tuyên truyền về các bệnh lý như thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo, tiền sản giật – sản giật …
  • Tổ chức các khóa học tập về cấp cứu, hồi sức từ cơ bản đến nâng cao cho cán bộ y tế tại khoa và của bệnh viện.

Nơi nhận:

- BGĐ;

- 32 khoa phòng.

- Lưu: CCHSTCCĐ.

 

 

DUYỆT BAN GIÁM ĐỐC

Đã ký

 

TRƯỞNG KHOA

Đã ký

BS.CKII Lê Kim Bá Liêm

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác