Đội cấp cứu Bệnh viện Hùng Vương chi viện kịp thời cứu sống sản phụ sản giật tại Cần giờ

Đội cấp cứu Bệnh viện Hùng Vương chi viện kịp thời cứu sống sản phụ sản giật tại Cần giờ

Đội cấp cứu Bệnh viện Hùng Vương chi viện kịp thời cứu sống sản phụ sản giật tại Cần giờ

Đội cấp cứu Bệnh viện Hùng Vương chi viện kịp thời cứu sống sản phụ sản giật tại Cần giờ

Đội cấp cứu Bệnh viện Hùng Vương chi viện kịp thời cứu sống sản phụ sản giật tại Cần giờ
Đội cấp cứu Bệnh viện Hùng Vương chi viện kịp thời cứu sống sản phụ sản giật tại Cần giờ

Đội cấp cứu Bệnh viện Hùng Vương chi viện kịp thời cứu sống sản phụ sản giật tại Cần giờ

Sản giật (tiếng Anh là Eclampsia) là một biến chứng của tiền sản giật nặng, lúc này thai phụ xuất hiện các cơn co giật nặng hoặc hôn mê sâu không rõ nguyên nhân. Cơn co giật có thể xảy ra trước khi sinh, khi thai kỳ được 20 tuần, trong lúc sinh hoặc sau khi sinh, đặc biệt là đối với những thai phụ từng có dấu hiệu và triệu chứng của tiền sản giật.

01 giờ 45 ngày 03/7/2022 mổ sanh, 03 giờ ngày 03/07/2022, mẹ và bé đều đã vượt qua nguy hiểm. Cả tua trực cùng bác sĩ trực lãnh đạo vui mừng, thở phào nhẹ nhõm.

Trước đó, vào lúc 23 giờ ngày 02/07/2022, phòng khám đa khoa An Nghĩa, Cần Giờ có 1 bệnh nhân thai 36 tuần 5 ngày đang lên cơn giật, huyết áp cao 200 mmHg, tim thai bé 170 lần/ phút, phòng khám đã xử trí hạ áp nhưng bệnh nhân chưa ổn, tim thai bé bị nguy hiểm, do đó phòng khám đã liên hệ tổng đài, đề nghị chuyển bệnh viên Hùng Vương ngay.

Quy trình Báo Động Đỏ ngoại viện đã nhanh chóng được triển khai. Bác sĩ trực thường trú, lãnh đạo BS.CK2. Huỳnh Xuân Nghiêm đánh giá ca này chuyển viện sẽ không an toàn, đề nghị xử trí ban đầu ngừa co giật và hạ áp. Và quyết định cử 1 đội cấp cứu ngoại viện gồm 2 Bác sĩ sản phụ khoa, 1 bác sĩ gây mê hồi sức, 1 Kỹ thuật viên xét nghiệm, 1 Nữ hộ sinh, mang theo bộ cấp cứu ngoại viện thẳng tiến trong đêm tới phòng khám đa khoa An Nghĩa để đánh giá tình trạng mẹ con và chuyển bệnh nhân an toàn về bệnh viện Hùng Vương cấp cứu. Trên đường di chuyển xuống phòng khám An Nghĩa, nhờ sự phối hợp của lãnh đạo bệnh viện bác sĩ Huỳnh Xuân Nghiêm với ban quản lý phà Bình Khánh, xe cấp cứu thuận lợi qua phà một cách nhanh chóng. Đồng thời, tua trực đã trao đổi qua điện thoại với các y bác sĩ phòng khám An Nghĩa về các thuốc đã xử trí ban đầu cho bệnh nhân và đề nghị tăng liều thuốc ngừa co giật phù hợp với bệnh cảnh của bệnh nhân tại thời điểm đó. 0 giờ 22 phút, ê kíp có mặt tại phòng khám An Nghĩa tiến hành triển khai cấp cứu. Khai thác bệnh sử, chồng bệnh nhân khai sản phụ sùi bọt mép tại nhà lúc 21 giờ 30 phút và được chuyển đến phòng khám An Nghĩa. Tại phòng khám An Nghĩa, lúc 11 giờ, trong lúc được các y bác sĩ thăm khám, bệnh nhân lên cơn co giật, bệnh nhân thai trước 22 tuần không khám thai, đánh giá đây là một ca sản giật ngoại viện hiện tình trạng mẹ tạm qua cơn nguy kịch, ê kíp cấp cứu ngoại viện hội chẩn bác sĩ Nghiêm thường trú, bác sĩ Mai trưởng tua trực, quyết định chuyển bệnh nhân về bệnh viện an toàn. Trong lúc vận chuyển, bệnh nhân được ê kíp theo dõi liên tục tình trạng mẹ và tim thai. 1 giờ 21 phút 03/07/2022, ê kíp bệnh viện Hùng Vương vận chuyển bệnh nhân an toàn về bệnh viện Hùng Vương và được chuyển thẳng phòng mổ bắt con an toàn 1 bé trai Apgar 7/8 nặng 2800 gram.

Cho đến thời điểm hiện tại, tình trạng huyết áp của mẹ cũng như sức khỏe của bé đã hoàn toàn ổn định.

Nghề y, vinh quang có, thất bại có, sợ hãi cũng có. Nhưng hạnh phúc nhất của một bác sĩ là bệnh nhân khỏi bệnh dưới bàn tay và khối óc của họ. Hạnh phúc của từng nhân viên y tế tại bệnh viện Hùng Vương là hòa chung với niềm hạnh phúc của người bệnh và gia đình họ, đó cũng chính là động lực để gắn kết với nghề mãi mãi.

Thông tin: BS Gia Hiếu

Tổng hợp: BS Minh Hiền - Phó trưởng phòng Công tác xã hội

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác