“Hạn chế tiếp xúc xã hội” – “Social Distancing”. Tại sao cần nghiêm túc thực hiện?

“Hạn chế tiếp xúc xã hội” – “Social Distancing”. Tại sao cần nghiêm túc thực hiện?

“Hạn chế tiếp xúc xã hội” – “Social Distancing”. Tại sao cần nghiêm túc thực hiện?

“Hạn chế tiếp xúc xã hội” – “Social Distancing”. Tại sao cần nghiêm túc thực hiện?

“Hạn chế tiếp xúc xã hội” – “Social Distancing”. Tại sao cần nghiêm túc thực hiện?
“Hạn chế tiếp xúc xã hội” – “Social Distancing”. Tại sao cần nghiêm túc thực hiện?

“Hạn chế tiếp xúc xã hội” – “Social Distancing”. Tại sao cần nghiêm túc thực hiện?

“Hạn chế tiếp xúc xã hội” – “Social Distancing”.

Tại sao cần nghiêm túc thực hiện?

"Hạn chế tiếp xúc xã hội", “Giãn cách xã hội”… - Social Distancing, có nghĩa là mọi người cần tránh tiếp xúc trực tiếp, không hội họp, tụ tập đông người. Tại sao phải làm vậy? Tại sao chúng ta cần phải ở nhà, tránh ra đường trong thời buổi dịch bệnh nếu không cần thiết?

Đại dịch Covid-19 đang hoành hành khiến cả thế giới gồng mình chống lại. Sau Trung Quốc, Mỹ, Ý trở thành quốc gia thứ 2,3 có số người mắc Covid-19 nhiều nhất trên thế giới, trở thành ổ dịch lớn thứ 2,3 thế giới. Vào lúc này, trên thế giới đã có hơn 721.330 người mắc bệnh, hơn 33.956 người tử vong (tính đến 30/3/2020), và hàng tỉ người đang được yêu cầu chấp hành phương án "Hạn chế tiếp xúc xã hội".

Tại sao “Hạn chế tiếp xúc xã hội” lại cực kỳ quan trọng?

Hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới đang chứng kiến sự lây lan của Covid-19 đang theo cấp số nhân, tốc độ lây lan của dịch tỷ lệ thuận với số người nhiễm bệnh.

Theo các nghiên cứu về mô hình toán học các bệnh truyền nhiễm, trung bình 1 người nhiễm Covid-19 có thể lây bệnh cho 2 - 3 người khi mới bắt đầu dịch bệnh. Thời gian ủ bệnh - từ lúc tiếp xúc cho đến khi có triệu chứng - thường kéo dài trong 5 ngày, có thể lên tới 14 ngày.

Do thời gian ủ bệnh kéo dài, nếu cá nhân nhiễm bệnh và tiếp tục giao tiếp xã hội như bình thường, sẽ lây cho ít nhất 2 - 3 người khác - có thể là bạn bè hoặc người thân trong gia đình. Những người này lại tiếp tục lây lan, và hệ quả là trong 1 tháng, ít nhất 244 người sẽ nhiễm bệnh, và trong 2 tháng sẽ lên tới 59604 - với chỉ 1 nguồn duy nhất.

“Hạn chế tiếp xúc xã hội” khác với “Cách ly”

Hiện nay Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang tiến hành một số biện pháp để áp dụng “kéo giãn khoản cách xã hội”, nhằm làm chậm đi khả năng lây lan của Covid-19. Từ việc ngăn tụ tập đám đông, đóng cửa nơi công cộng, trung tâm giải trí, bar, trường học... cho đến việc cách ly, phong tỏa cả thành phố và buộc người dân phải ở trong nhà.

Việc tự cách ly tại nhà, cách ly tại các trung tâm trên cả nước mà nhiều người có nguy cơ nhiễm bệnh đang thực hiện cũng là một hình thức giãn cách xã hội, tuy nhiên vẫn có những sự khác biệt giữa “Hạn chế tiếp xúc xã hội” và “Cách ly”.

"Cách ly" để chỉ việc ngăn không cho người đã xác định nhiễm bệnh hoặc đã tiếp xúc với mầm bệnh ra ngoài phát tán. Còn "Hạn chế tiếp xúc xã hội" là một biện pháp được áp dụng trên phương diện rộng của xã hội, liên quan đến mọi đối tượng, để hạn chế tối đa khả năng dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Và đó là những lý do để chúng ta nên tin tưởng rằng “Hạn chế tiếp xúc xã hội” sẽ là một chiến lược quan trọng đối với đại dịch Covid-19 hiện nay.

Dĩ nhiên, việc xa cách cộng đồng, bạn bè, gia đình là một điều không hề dễ dàng, nhất là trong thời dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng. Tuy nhiên vào thời đại công nghệ 4.0 việc “Hạn chế tiếp xúc xã hội” không còn là “điều đáng lo” khi các phương tiện công nghệ (điện thoại, internet….) sẽ giúp chúng ta luôn có mặt trong “Xã hội Online” đễ giữ kết nối với công việc, người thân, bạn bè…. Và quan trọng nhất nó giúp chúng ta bảo vệ cho những người thương yêu được an toàn.

Một quán cà phê trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM dán decal cho khách mua về đứng với khoản cách 2m. Ảnh:Ngọc Phượng

Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam đang ngày càng phức tạp, và trong thời gian này, đất nước chúng ta đang trong giai đoạn thử thách thật sự. Thông điệp mà Chính phủ, Bộ Y Tế và các cơ quan chính quyền địa phương đưa ra, đó là: Người dân nếu không có nhiệm vụ gì, nếu thực sự không cần thiết thì nên ở nhà vì nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng đang rất cao.

Đứng yên thời điểm này - với tất cả chúng ta, đó là ở nhà. Tôi ở nhà! Tôi thực hiện nghiêm túc “Hạn chế tiếp xúc xã hội”. Vì ở nhà lúc này là tự bảo vệ bản thân mình, bảo vệ người thân, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, và bớt đi gánh nặng trên vai Tổ quốc.

Các y bác sĩ trên toàn thế giới đang lan truyền thông điệp "Chúng tôi đi làm vì bạn, xin hãy ở nhà vì chúng tôi". Là một công dân có ý thức, đặt sự an toàn sức khoẻ lên hàng đầu, hãy cùng nhau lan tỏa lời kêu gọi “toionha” để nhanh chóng đẩy lùi “CôVyĐiĐi” các bạn nhé!

HMT

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác