Hy hữu: Thai nhi lạc vào ổ bụng do mẹ bị rách tử cung - Bệnh viện Hùng Vương

Hy hữu: Thai nhi lạc vào ổ bụng do mẹ bị rách tử cung - Bệnh viện Hùng Vương

Hy hữu: Thai nhi lạc vào ổ bụng do mẹ bị rách tử cung - Bệnh viện Hùng Vương

Hy hữu: Thai nhi lạc vào ổ bụng do mẹ bị rách tử cung - Bệnh viện Hùng Vương

Hy hữu: Thai nhi lạc vào ổ bụng do mẹ bị rách tử cung - Bệnh viện Hùng Vương
Hy hữu: Thai nhi lạc vào ổ bụng do mẹ bị rách tử cung - Bệnh viện Hùng Vương

Hy hữu: Thai nhi lạc vào ổ bụng do mẹ bị rách tử cung

          Sáng ngày 6/6, bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) tiếp nhận chị P.T.K.L. (37 tuổi, ngụ TP.HCM) mang thai 39 tuần 6 ngày tuổi vào bệnh viện cấp cứu do đau bụng.

          Lúc nhập viện, ngoài đau bụng, thai phụ tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Tuy nhiên, sau 5 phút, thai phụ bất ngờ được chẩn đoán không loại trừ khả năng vỡ tử cung phải mổ khẩn. Tại phòng mổ, bác sĩ ghi nhận thai phụ xuất huyết âm đạo, lượng máu đỏ tươi chảy khoảng 500 ml. Sau khi rạch da cắt sẹo mổ cũ của bệnh nhân, các bác sĩ phát hiện tử cung đã vỡ từ trước. Thai nhi còn sống, nằm trong bọc ối. Tình trạng ối rất ít, có màu vàng xanh. May mắn, thai nhi là bé gái được đưa ra ngoài an toàn. Trong quá trình kiểm tra, các bác sĩ phát hiện tử cung của chị L. bị rách trước đó theo đường ngang, trùng vị trí sẹo mổ cũ. Theo mô tả của các bác sĩ, tử cung nằm giữa, 2 bên hông có 2 ống niệu quản (nối từ thận tới bàng quang), bàng quang nằm phía trước tử cung. Nhưng ở thai phụ này, do từng mổ lấy thai 2 lần, tử cung bị ép sát bàng quang. Vết rách tử cung tại vị trí mổ trước đó kéo dài sang hông phải, gần sát niệu quản.

          Ghi nhận sản phụ có dấu hiệu phù nề, ê-kíp phẫu thuật đã mời PGS.TS.BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Chủ nhiệm bộ môn Sản phụ khoa, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch kiêm Trưởng khoa Sanh, Bệnh viện Hùng Vương, đến hỗ trợ xử lý. Sản phụ sau đó được khâu cầm máu nhằm ngăn nguy cơ phù nề và đặt ống dẫn lưu ra ổ bụng để theo dõi. “Thai phụ may mắn khi nhập viện kịp thời dù không rõ tử cung vỡ từ lúc nào. Thời điểm nhập viện không rơi vào giờ cao điểm, không bị các yếu tố khách quan như phòng mổ không bị kẹt… Thêm vào đó khi nhận bệnh, ê-kíp trực có kinh nghiệm đã xử trí rất nhanh chóng kịp thời để cứu sống cả mẹ lẫn con”, PGS Khánh Trang nhận định.

          Thông thường nếu có thai trên vết mổ cũ, thai phụ phải đi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ cho nhập viện theo dõi khi thai đủ trưởng thành (37-38 tuần) để được chỉ định sinh mổ chủ động. Tuy nhiên, thai phụ L. không khám thai đầy đủ để được tư vấn. Khi nhập viện, tử cung có sẹo cũ quá sức chịu đựng nên rách vỡ.

Bác sĩ đến khám kiểm tra tình trạng sức khoẻ của chị P.T.K.L

          Theo bác sĩ Hoàng Lê Minh Hiền, Phó phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Hùng Vương, sau 2 ngày trải qua ca mổ khẩn, tình trạng sức khỏe của sản phụ và em bé ổn định. Bé gái được ở cạnh mẹ và bú sữa từ ngân hàng sữa mẹ của bệnh viện.

          Theo PGS.TS.BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, vỡ tử cung là tai biến sản khoa dễ dẫn đến tử vong ở cả mẹ lẫn con. Lý do là ở mỗi phút, các mạch máu vỡ có thể gây mất 400-500 ml máu. Như vậy, sản phụ có thể mất máu trong 10 phút, dẫn đến tim ngừng đập, thai nhi tử vong trước, thai phụ tử vong sau. Theo thống kê trên thế giới, cứ 1.000 ca mang thai từng một lần sinh mổ trước đó thì có 5 trường hợp vỡ tử cung. Tỷ lệ này tăng 4 lần với người đã có 2 lần mang thai và sinh mổ. Do đó, PGS Khánh Trang khuyến cáo thai phụ mang thai khi tử cung đã có vết mổ cũ thì phải đi khám thai và khai báo đầy đủ với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Hiện tại tình trạng sức khỏe của sản phụ và em bé ổn định.

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác