Kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng

Kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng

Kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng

Kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng

Kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng
Kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng

Kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng

KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG

 

Nay sau khi thành lập, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng đã ra Nghị quyết yêu cầu Đảng bộ các tỉnh, thành phố trong cả nước phải tổ chức các ban chuyên môn về vận động các giới và tầng lớp: sĩ, công, nông, thương, binh và công, nông, thanh, phụ cùng tham gia các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những cán bộ, đảng viên lớp đầu tiên đã không quản gian lao tuyên truyền, giác ngộ nhân dân và thành lập các tổ chức quần chúng đoàn kết xung quanh Đảng đấu tranh chống áp bức, bất công, bóc lột, đòi dân sinh, dân chủ, tạo sức mạnh và động lực để tiến hành khởi nghĩa đánh đổ thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, làm nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ, mang tính nhân dân sâu sắc.

Sau khi cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, sự nghiệp cách mạng có những chuyển biến mới, đòi hỏi công tác vận động quần chúng của Đảng cần được tăng cường nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho kháng chiến, kiến quốc. Ngày 15/10/1949 Bác Hồ đã viết bài báo “Dân vận” đăng trên Báo Sự thật, số 120, thể hiện xuyên suốt tư tưởng Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Bài báo đã chỉ dẫn đầy đủ, sâu sắc về mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp công tác dân vận đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức chính quyền và các tổ chức đoàn thể trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và trở thành cẩm nang của công tác dân vận.

Ngay sau khi thành lập nước, đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách Đảng đã xác định vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến là toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, từ đó đề ra chủ trương huy động sức mạnh của toàn dân tộc, vận động nhân dân tham gia kháng chiến trên mọi mặt trận, thu hút các đảng phái và đồng bào yêu nước, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, sắc tộc, xu hướng chính trị xung quanh Đảng, tạo nên sức mạnh của toàn quân, toàn dân quyết tâm chiến đấu, lao động và sản xuất để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công.

Nhờ chú trọng đổi mới toàn diện, công tác dân vận đã được triển khai sâu rộng trong các cấp, các ngành, các lĩnh vực, các tầng lớp nhân dân trong nước và ngoài nước; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để đánh bại thực dân Pháp và tiếp tục đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, động viên đến mức cao nhất sức người, sức của để đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa nước ta bước sang một thời kỳ mới - hòa bình, độc lập, thống nhất và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Phong trào thi đua ái quốc là hình thức tập hợp toàn dân do Bác Hồ phát động đã nhanh chóng được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng sâu rộng, tạo thành sức mạnh cho cuộc kháng chiến kiến quốc của dân tộc trong suốt 2 cuộc kháng chiến.

Sau ngày đất nước được thống nhất, nhằm phát huy cao độ sức mạnh của toàn quân, toàn dân tập trung vào nhiệm vụ mới là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; Đảng đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác dân vận nhằm tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh gắn với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nâng cao đời sống, giải quyết có hiệu quả nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của Nhân dân.

Tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ viết tác phẩm “Dân vận”, Bộ Chính trị khóa VIII đã đồng ý lấy ngày 15/10/1930 là ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và quyết định chọn ngày 15/10 hằng năm là “Ngày Dân vận của cả nước” để đẩy mạnh việc học tập và thực hiện những lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận.Trải qua 90 năm đồng hành cùng lịch sử dân tộc, công tác dân vận luôn là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Phạm Quốc Hùng

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác