Ngành y tế TPHCM nỗ lực kiểm soát an ninh trật tự ở bệnh viện - Bệnh viện Hùng Vương

Ngành y tế TPHCM nỗ lực kiểm soát an ninh trật tự ở bệnh viện - Bệnh viện Hùng Vương

Ngành y tế TPHCM nỗ lực kiểm soát an ninh trật tự ở bệnh viện - Bệnh viện Hùng Vương

Ngành y tế TPHCM nỗ lực kiểm soát an ninh trật tự ở bệnh viện - Bệnh viện Hùng Vương

Ngành y tế TPHCM nỗ lực kiểm soát an ninh trật tự ở bệnh viện - Bệnh viện Hùng Vương
Ngành y tế TPHCM nỗ lực kiểm soát an ninh trật tự ở bệnh viện - Bệnh viện Hùng Vương

Ngành y tế TPHCM nỗ lực kiểm soát an ninh trật tự ở bệnh viện

PNO - Sở Y tế và Công an TPHCM đã nỗ lực phối hợp chặt chẽ trong việc tăng cường kiểm soát an ninh trật tự bệnh viện và các cơ sở y tế, quyết tâm dẹp nạn “cò mồi”, “cò xe cứu thương”, người nhà bệnh nhân chửi bới, hành hung… để bác sĩ, bệnh nhân yên tâm khám, chữa bệnh.

Lực lượng bảo vệ của Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM túc trực cả bên trong Khoa Cấp cứu - Ảnh: P.A

Chưa kể, các đối tượng “cò khám bệnh”, “cò dịch vụ xe cấp cứu, vận chuyển” trà trộn lôi kéo bệnh nhân, thân nhân sử dụng các dịch vụ kém chất lượng với mục đích trục lợi. Biết tâm lý người bệnh, thân nhân thường mang theo tiền mặt, tài sản có giá trị nên các đối tượng lừa đảo, móc túi, trộm cắp gây nhiều khó khăn cho công tác khám, chữa bệnh, mất ANTT nội viện. Bác sĩ Phạm Thanh Việt cho hay, để giải quyết tình trạng trên, bảo vệ BV đã tăng cường phối hợp chặt chẽ với công an phường nơi BV trú đóng trong công tác đảm bảo việc giữ gìn ANTT trong và ngoài bệnh viện. Công an địa phương cũng thường xuyên tuần tra, kiểm tra trong BV, bố trí lực lượng trực chốt hằng ngày tại đây.

Nhờ đó, trong năm 2022 số vụ trộm cắp đã giảm rõ rệt. Có 131 trường hợp báo mất giấy tờ tùy thân, tài sản trị giá 38.737.000 đồng, 9 điện thoại di động (giảm 13,81% so với năm 2021); bắt quả tang 8 trường hợp lấy cắp tài sản (giảm 4 trường hợp); xử lý 160 trường hợp vi phạm nội quy BV (giảm 43,88%). BV đã kịp thời phát hiện và trả lại 136.349.000 đồng, 16 điện thoại di động cho khách để quên.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Sóng - Phó giám đốc BV Nhân dân 115 - cũng cho biết mỗi ngày BV cấp cứu từ 350-400 ca, số người bệnh ra viện khoảng 200-300 ca/ngày nên nhu cầu sử dụng dịch vụ xe cứu thương vận chuyển cao. Vì vậy, tình trạng “cò xe cứu thương” chèo kéo người bệnh, thân nhân gây mất an toàn trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho người bệnh. Các đối tượng tổ chức theo nhóm, trà trộn vào BV tiếp cận thân nhân của bệnh nhân sắp xuất viện để câu kéo sử dụng dịch vụ xe cứu thương. Thậm chí, “cò mồi” bên ngoài BV còn chèo kéo, đe dọa người bệnh phải sử dụng dịch vụ ô tô đậu sẵn trước cổng, hay dùng danh nghĩa xe nhà, xe từ thiện chạy vào khuôn viên BV rước khách gây mất an ninh trật tự. Đáng nói, khi bị nhắc nhở, các đối tượng còn đe dọa nhân viên y tế, bảo vệ, thậm chí hành hung bảo vệ. 

Để khắc phục, BV đã tập huấn nhân viên y tế, hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh khi xuất viện cũng như các đơn vị vận chuyển xe cứu thương chính thống; bố trí cổng xuất viện, phân luồng hướng di chuyển xe đón bệnh một chiều theo thứ tự và tuân thủ nội quy. BV phối hợp với Công an quận 10, cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực để kịp thời có biện pháp xử lý, trấn áp các đối tượng manh động. “Nhờ đó từng bước đẩy lùi tình trạng “xe dù”, “cò mồi” vốn là một trong những vấn đề rất nóng tại BV”, bác sĩ Sóng nói.

Tăng cường an ninh nội viện

Thời gian qua, các BV đã tăng cường ANTT tại khoa cấp cứu nhưng vẫn còn tình trạng bác sĩ bị hành hung. Theo thống kê tại BV Nhân dân Gia Định, trong năm 2022, đã xảy ra 10 trường hợp người nhà dùng bạo lực với nhân viên y tế. Trong đó 8 trường hợp thân nhân bệnh nhân chửi bới, hăm dọa, 2 trường hợp hành hung bác sĩ tại khoa cấp cứu. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc BV - cho biết, đảm bảo ANTT, BV đã triển khai đồng bộ các phương án phối hợp Công an quận Bình Thạnh. BV cũng thành lập lực lượng phản ứng nhanh gồm bảo vệ, đoàn thanh niên, nhân sự nòng cốt tại các khoa phòng… để kịp thời ứng phó tình huống tại chỗ trong khi chờ công an địa phương đến hỗ trợ. Đặc biệt là hệ thống báo gọi tự động phản ứng nhanh đối với trường hợp ANTT (Code Grey) đã phát huy hiệu quả tối đa.

Bác sĩ tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định bị người nhà bệnh nhân hành hung ngày 27/7/2022 (ảnh cắt từ camera an ninh bệnh viện)

Bác sĩ Hoàng Hải chia sẻ: “Việc tập huấn kỹ năng giao tiếp, giải thích, thuyết phục… cho nhân viên y tế rất quan trọng bởi chỉ cần người nhà, bệnh nhân hiểu, chấp nhận phương án xử lý bệnh sẽ thuận lợi hơn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với số lượng bệnh nhân lớn, bác sĩ bận rộn cấp cứu nên người bệnh có cảm giác chờ đợi lâu hoặc chưa được quan tâm đúng mức. BV đã triển khai “nguyên tắc 4 giờ” hoặc “6 giờ” là thời gian tối đa cho người bệnh lưu lại tại khoa cấp cứu”.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Dũng - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM - cho biết: “Từ năm 2014, thành phố đã có quy chế phối hợp giữa Công an TPHCM và Sở Y tế TPHCM về việc đảm bảo ANTT trong lĩnh vực y tế, bước đầu có nhiều hiệu quả, nhưng ngành y tế vẫn đang đứng trước những thách thức”. Theo đó, ngoài khó khăn trên của các BV, Sở Y tế cũng chỉ ra thực trạng cơ sở khám chữa bệnh “chui”, sử dụng bác sĩ không có chứng chỉ hành nghề, còn “vẽ bệnh”, cơ sở khám chữa bệnh tư nhân có yếu tố nước ngoài không tuân thủ pháp luật, trục lợi trên sức khỏe của người bệnh, gây bức xúc dư luận. 

Các BV cần phối hợp chặt chẽ với công an địa phương, trao đổi thông tin thường xuyên để giữ gìn ANTT trên địa bàn. Nỗ lực, tăng cường hệ thống camera an ninh đặc biệt ở các BV lớn, xây dựng đội ngũ bảo vệ, tập huấn kỹ năng cho nhân viên y tế xử lý khi xảy ra tình huống xấu... 

Phạm An
Nguồn tin : Báo Phụ Nữ TP.HCM
Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác