Tân Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nêu 14 vấn đề tồn tại, hạn chế của ngành - Bệnh viện Hùng Vương

Tân Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nêu 14 vấn đề tồn tại, hạn chế của ngành - Bệnh viện Hùng Vương

Tân Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nêu 14 vấn đề tồn tại, hạn chế của ngành - Bệnh viện Hùng Vương

Tân Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nêu 14 vấn đề tồn tại, hạn chế của ngành - Bệnh viện Hùng Vương

Tân Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nêu 14 vấn đề tồn tại, hạn chế của ngành - Bệnh viện Hùng Vương
Tân Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nêu 14 vấn đề tồn tại, hạn chế của ngành - Bệnh viện Hùng Vương

Tân Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nêu 14 vấn đề tồn tại, hạn chế của ngành

NLĐO) - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho rằng ngành y tế còn nhiều tồn tại, hạn chế mà điển hình là tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế; liên kết trong bệnh viện công lập; dịch vụ chưa tính đủ; tiêm vắc-xin Covid-19 còn chậm...

Sáng 21-8, tại Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến "Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững". Hội nghị được kết nối tới trực tuyến tới các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Báo cáo tại hội nghị, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ trong hơn 2 năm qua kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19, tình hình kinh tế - xã hội toàn cầu đã có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, ngành y tế đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách do đại dịch Covid-19 để thực hiện kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, đạt được những kết quả tích cực và quan trọng.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế - Ảnh: VGP

Nhận định công tác y tế thời gian tới cần tập trung giải quyết cả những tồn tại trước mắt như đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; đẩy mạnh cấp phép thuốc, trang thiết bị y tế ….; song song với đó là giải quyết các vấn đề mang tính lâu dài như hoàn thiện thể chế, chính sách; đổi mới tài chính y tế; đầu tư phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở… ngành y tế các cấp từ Trung ương đến địa phương sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm với tinh thần trách nhiệm, vì sức khỏe nhân dân.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nêu 14 tồn tại, hạn chế cần tập trung xử lý trong thời gian tới. Cụ thể là tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế khu vực công lập; tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế xảy ra tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực ngành y tế chưa bảo đảm, chưa tương xứng với quá trình đào tạo và mức độ công việc; hệ thống thể chế còn nhiều bất cập, quy định cho phép việc mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, đầu tư còn nhiều hạn chế...

Bên cạnh đó, hệ thống y tế dự phòng còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là tại tuyến y tế cơ sở. Hình thái lây truyền HIV/AIDS có sự thay đổi trong những năm gần đây, nguồn lực đầu tư hạn chế; tình trạng quá tải vẫn chưa được giải quyết triệt để ở các bệnh viện tuyến cuối.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến - Ảnh: Trần Minh

Các vấn đề về tài chính y tế còn nhiều bất cập như mệnh giá bảo hiểm y tế, tự chủ bệnh viện, thanh toán bảo hiểm y tế; chính sách xã hội hóa, liên doanh, liên kết trong các bệnh viện công lập còn nhiều tồn tại.... "Giá dịch vụ y tế chậm điều chỉnh, chưa tính đúng, đủ chi phí thực tế, gây ảnh hưởng đến hạch toán thu chi của các cơ sở khám, chữa bệnh, nhất là trong bối cảnh các bệnh viện thực hiện theo cơ chế tự chủ. Đổi mới phương thức chi trả theo nhóm chẩn đoán, theo định suất chậm được thực hiện"- quyền Bộ trưởng nêu.

Theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, những tồn tại, hạn chế nêu trên ngoài nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế - xã hội trên thế giới và trong nước, ảnh hưởng của những vấn đề đã tồn tại lâu dài của hệ thống y tế nhưng chưa được giải quyết triệt để và tác động của đại dịch Covid-19 còn do một số nguyên nhân chủ quan khác.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề xuất, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét, chỉ đạo một số nội dung về phòng, chống dịch Covid-19, trong đó bảo đảm hoàn thành việc tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 3, mũi 4 cho các đối tượng chỉ định và mũi 2 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 8-2022 và xây dựng kế hoạch cho các giai đoạn tiếp theo.

Các điểm cầu dự hội nghị trực tuyến sáng 21-8- Ảnh: Trần Minh.

Về nâng cao chế độ đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực y tế. Đề nghị Chính phủ có chính sách quy định hỗ trợ tiền đóng học phí cho học viên, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đặc biệt các ngành, chuyên ngành khó tuyển, các ngành phục vụ cho hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở (như sinh viên ngành sư phạm).

Đề nghị công nhận liệt sĩ đối với các cán bộ, nhân viên y tế hy sinh do mắc Covid-19 trong khi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch...

Cho phép Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan để rà soát, đánh giá, xây dựng, đề xuất phương án cụ thể của lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công để thực hiện chủ trương tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế kể cả giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có BHYT phù hợp với mức đóng BHYT và khả năng cân đối Quỹ BHYT.

Đề nghị chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tuyến dưới khẩn trương phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh rà soát, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vướng mắc, khó khăn và tồn đọng trong thanh, quyết toán, giải quyết các khoản nợ liên quan chi phí khám chữa bệnh.

Đề nghị chỉ đạo Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để xử lý, giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 (tại Hà Nam).

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phù hợp, nhất là thông tin, phim, ảnh về những hy sinh, cống hiến của lực lượng y tế và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch; không suy diễn gây ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ, nhân viên y tế và thái độ, cách nhìn nhận của người dân đối với ngành y tế. Hiện nay, những cái xấu có thời lượng nhiều hơn nên rất áp lực với ngành y tế.

N.Dung
Nguồn tin : Báo Người Lao động

 

 
 

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác