Thông tin truyền thông về Cúm A H1N1
(08/11/2010 09:22)
đông trùng hạ thảo, dong trung ha thao, mang chong tham, thuoc giam can best slim, chống thấm, chống thấm sika, chống thấm tường, chống thấm ngược, chong tham thang may, beautiful slim body
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hội đồng chống nhiễm khuẩn Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thông tin truyền thông về Cúm A H1N1
(thông tin truyền thông cho bệnh nhân tại bệnh viện Hùng Vương)
1. Cúm A H1N1 là gì?
Cúm A H1 N1 hay đã từng được gọi là cúm heo là bệnh do một loại virus Influenza type A H1N1 gây ra. Đây là loại virus mới được phát hiện tại Mỹ và Mexico vào tháng 4 năm 2009. Bệnh này lây lan rất nhanh và đã trở thành dịch. Hiện tại đã lây lan đến hơn 100 quốc gia trên thế giới. Số bệnh nhân tử vong vì bệnh này càng ngày càng gia tăng. Hiện tại vẫn chưa có thuốc chủng ngừa loại bệnh này.
2. Cách lây truyền
Loại bệnh này lây truyền từ người sang người, lây khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, cũng có thể sau khi chạm vào virus có trên bề mặt các đồ vật xung quanh người bệnh, sau đó đưa vào mắt, mũi, miệng.
Thời gian lây bệnh: trước khi người bệnh biểu hiện bệnh 1 ngày và kéo dài 7 ngày tiếp theo.
3. Những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh
Người bệnh có biểu hiện của bệnh cúm thông thường như: sốt (thường trên 38ºC), ho, sổ mũi, nhức đầu , đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy. Có thể biểu hiện viêm phổi nặng, suy hô hấp và tử vong. Quan trọng nhất là có yếu tố dịch tễ như: Sống hoặc đến từ vùng có dịch cúm A (H1N1) hoặc có tiếp xúc với người từ nước ngoài về và người này bị bệnh cúm trong vòng 7 ngày qua.
4. Cần làm gì khi có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh
Các chị em khi đi khám thai hoặc khám phụ khoa, nếu có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh hãy đến ngay phòng cấp cứu nhận bệnh của BV Hùng Vương để được tiếp nhận và khám ngay. Hạn chế đi đến đám đông. Khi nghi ngờ bị cúm nên ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác ngoại trừ đi khám bệnh. Nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ cho thực hiện xét nghiệm phát hiện cúm A (H1N1). Hiện nay để xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được làm phết mũi họng, các bệnh phẩm lấy được sẽ chuyển đến các phòng xét nghiệm của các bệnh viện như BV Bệnh Nhiệt đới, Nhi Đồng I và Nhi Đồng II. Những bệnh viện này đều có khả năng thực hiện kỹ thuật PCR tìm ra vi rút này.
5. Cách phòng chống ?
Virus này có thể sống trên bề mặt đồ vật từ 2 đến 8 giờ. Virus bị hủy bởi nhiệt (75 đến 100ºC), và các loại xà phòng, thuốc sát khuẩn thông thường. Vì vậy, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc bằng cồn là biện pháp tốt nhất làm giảm khả năng bị nhiễm bệnh. Tránh chạm vào mắt, mũi, miệng vì virus có thể lây qua đường này. Tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện bệnh cúm.
Hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa lây nhiễm cúm A (H1N1) mới. Tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp hạn chế lây lan như sau:
-Khi ho cần lấy tay che miệng bằng khăn giấy sau đó bỏ vào sọt rác và rửa tay
-Có thể ho vào tay áo nếu không có khăn giấy
-Rửa tay với xà phòng thường xuyên nhất là sau khi ho hay hắt hơi
-Không đưa tay chạm vào mắt mũi miệng vì vi rút lan truyền theo đường này
-Tránh không nên tiếp xúc với người bệnh
-Khi bị sốt nên tránh tiếp xúc với mọi người càng nhiều càng tốt.
Chủ tịch Hội đồng Chống nhiễm khuẩn
Ths. Bs Nguyễn Văn Trương
Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng
Bài viết khác
- Bệnh Viện Hùng Vương hoàn thành xuất sắc chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024 (02-12-2024)
- Hội thi rung chuông vàng “AIDET trong tay – Rinh ngay giải thưởng” (02-12-2024)
- Sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID tiện lợi nhanh chóng (28-11-2024)
- Hội nghị sơ kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 (21-11-2024)
- Vệ sinh tay – Nâng cao nhận thức và phòng chống đề kháng kháng thuốc (21-11-2024)