Thông tin tuyên truyền bệnh sốt xuất huyết và nhiễm Naegleria - Bệnh viện Hùng Vương

Thông tin tuyên truyền bệnh sốt xuất huyết và nhiễm Naegleria - Bệnh viện Hùng Vương

Thông tin tuyên truyền bệnh sốt xuất huyết và nhiễm Naegleria - Bệnh viện Hùng Vương

Thông tin tuyên truyền bệnh sốt xuất huyết và nhiễm Naegleria - Bệnh viện Hùng Vương

Thông tin tuyên truyền bệnh sốt xuất huyết và nhiễm Naegleria - Bệnh viện Hùng Vương
Thông tin tuyên truyền bệnh sốt xuất huyết và nhiễm Naegleria - Bệnh viện Hùng Vương

Thông tin tuyên truyền bệnh sốt xuất huyết và nhiễm Naegleria

Thông tin tuyên truyền bệnh sốt xuất huyết và nhiễm Naegleria
(18/10/2012 02:08)

đông trùng hạ thảo, dong trung ha thao, mang chong tham, thuoc giam can best slim, chống thấm, chống thấm sika, chống thấm tường, chống thấm ngược, chong tham thang may, beautiful slim body

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền sang cho người lành qua vết đốt. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa. Vì vậy, khi bắt đầu vào mùa mưa, mọi người cần tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bùng phát thành dịch đe dọa sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng. Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao. Bệnh thường xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là trẻ dưới 15 tuổi. Gần đây, số trường hợp người lớn nhiễm sốt xuất huyết cũng gia tăng, đặc biệt trên đối tượng phụ nữ có thai có nguy cơ mắc thể nặng hơn. Thông thường người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có quá trình diễn biến trong 7 ngày với các triệu chứng như sốt cao liên tục, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn, nôn hoặc có các biểu hiện xuất huyết tự nhiên như chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, xuất huyết tiêu hóa,... Trong 3 ngày đầu, bệnh nhân thường sốt cao từ 39 - 40oC, đau đầu, đau mình mẩy, ăn uống kém, mệt mỏi. Nguy hiểm thường ở ngày sốt thứ 3 đến ngày thứ 6, người bệnh mệt lả đi, tiểu ít, bứt rứt, mạch nhanh nhẹ, huyết áp tụt, nặng hơn nữa là không đo được mạch.

Khi trẻ bị sốt xuất huyết, không nên cho trẻ uống những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có gas như nước ngọt, nước trái cây sậm màu, dưa hấu; nên cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp, sữa. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ trẻ sẽ thấy đầy bụng, khó tiêu. Tuyệt đối không cho trẻ uống kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không cạo gió, không kiêng ăn, không nhịn uống,.... Các bà mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay nếu thấy trẻ có một trong những dấu hiệu sau: uống thuốc hạ sốt mà vẫn còn sốt cao; li bì hoặc bứt rứt; ói nhiều; đau bụng nhiều; xuất huyết; tay chân lạnh;...
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là phòng bệnh.

 

 

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác