Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới
Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới

Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới,…

(Phạm Tuyên)

Chiến tranh Biên giới 1979 hay chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước gồm 6 tỉnh với suốt dọc chiều dài 1.200km từ Pò Hèn, Quảng Ninh đến Pa Nậm Cúm, Lai Châu. Theo các tài liệu lịch sử, cuộc chiến tranh xâm lược các tỉnh biên giới phía bắc nước ta mà Trung Quốc gọi là “cuộc chiến phản kích tự vệ” nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học” thực chất là Trung Quốc muốn tạo tình thế buộc chúng ta phải rút quân khỏi Campuchia để giải cứu cho chế độ diệt chủng Polpot - Iêng Sary vốn đã bị quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng cách mạng Campuchia đánh đuổi khỏi thủ đô Phongpenh vào ngày 7 tháng 1 năm 1979.

Trong cuộc chiến này, phía Trung Quốc đã huy động hơn nửa triệu quân cùng hàng trăm ngàn dân binh với pháo binh và xe tăng yểm trợ, dùng chiến thuật “biển người” ồ ạt vượt biên giới hòng nhanh chóng tiêu diệt các lực lượng chủ lực của ta và chiếm các vị trí trọng yếu dọc biên giới mà quan trọng nhất là Lạng Sơn với dã tâm uy hiếp Hà Nội. Mặc dù chiếm thế “thượng phong” nhưng quân xâm lược đã vấp phải sự kháng cự anh dũng của quân và dân ta với thiệt hại vô cùng nặng nề, buộc chúng phải tuyên bố rút quân chỉ sau 17 ngày giao tranh trước khi các lực lượng tinh nhuệ của chúng ta vào trận với khoảng 60.000 lính chết hoặc loại khỏi vòng chiến đấu, hàng ngàn xe tăng, pháo và phương tiện quân sự bị phá huỷ. Tuy nhiên, lợi dụng chính sách khoan hồng của Chính phủ ta, trong quá trình rút quân từ ngày 6 tháng 3 đến ngày 18 tháng 3, quân Trung Quốc đã phá hoại một cách có hệ thống tất cả các công trình xây dựng và nhà cửa, vườn tược gây nên thiệt hại vô cùng to lớn cho người dân và chính quyền các địa phương nơi xảy ra giao tranh, xóa sổ 4/6 thị xã biên giới.

Trên thực tế, cuộc chiến do Trung Quốc phát động kéo dài từ ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi xua quân vượt biên giới xâm lược nước ta đến ngày 6 tháng 3 năm 1979 khi phải tuyên bố rút quân chỉ được coi là chiến tranh biên giới Việt - Trung lần thứ nhất, bởi sau ngày 6 tháng 3 năm 1979, quân Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm giữ nhiều vị trí dọc biên giới và liên tục xua quân tấn công các đơn vị phòng thủ của ta. Mặc dù đã bị thiệt hại nặng mà không đạt được bất kỳ mục tiêu nào lại bị dư luận quốc tế phản đối kịch liệt, ngày 28 tháng 4 năm 1984, quân Trung Quốc vẫn tiếp tục tập trung quân đánh phá hòng hỗ trợ cho phiến quân tại Campuchia và chiếm các vị trí của ta tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang và Lào Cai, nhằm tiêu hao lực lượng quân sự và làm kiệt quệ về kinh tế với nuớc ta, đặc biệt cuộc chiến đã diễn ra dai dẳng tại huyện Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang kéo dài tới tháng 10 năm 1989. Đây được coi là chiến tranh biên giới Việt - Trung lần thứ hai, trong lần này, phía Trung Quốc tuy có gây cho Việt Nam một số thiệt hại song cũng không đạt được mục đích của mình. Đến năm 1991, khi Việt Nam hoàn thành việc triệt thoái quân tình nguyện khỏi Campuchia thì tình hình biên giới Việt - Trung cũng lắng dần và đến năm 1992 thì Trung Quốc chính thức rút quân khỏi các vị trí chiếm đóng của Việt Nam.

So với các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong thế kỷ XX: chống thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ và tập đoàn Khmer Đỏ, cuộc chiến biên giới Việt - Trung năm 1979 tuy chỉ chính thức diễn ra trong thời gian rất ngắn, trong vòng 30 ngày, nhưng thực tế đã kéo dài tới 10 năm và gây ra hậu quả vô cùng khủng khiếp về chính trị, kinh tế và ngoại giao đối với nước ta. Cho tới nay, sau 43 năm, hậu quả của cuộc chiến vẫn chưa thể khắc phục, hàng ngàn hài cốt các liệt sĩ vẫn còn đâu đó trên các triền núi đá dọc biên giới chưa được tìm thấy hoặc qui tập do sự phức tạp về địa hình, do mìn và vật liệu nổ còn sót lại, do thời gian,… vong linh của họ đã hoà vào cỏ cây, sông núi và ngày đêm, tiếp tục là những người lính bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Thực hiện chính sách “thêm bạn, bớt thù” và với tinh thần hòa hiếu của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay; theo thời gian, Pháp, Nhật, Mỹ đã dần trở thành những đối tác kinh tế, chính trị, ngoại giao quan trọng của nước ta. Do yếu tố địa chính trị và lịch sử, Trung Quốc cũng đã trở thành một đối tác toàn diện, quan trọng, có ảnh hưởng lên nhiều mặt xã hội của nước ta. Là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, chúng ta đã thực hiện uyển chuyển chủ trương “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” để dẹp bỏ các bất đồng, cùng các nước trong khu vực và trên thế giới xây dựng các mối quan hệ tin cậy lẫn nhau, cùng phát triển.

Song, quá khứ chỉ có thể “khép lại” chứ không thể “lãng quên”. Để có thể nhanh chóng trở thành một quốc gia phát triển, có vị thế xứng đáng trên thế giới, chúng ta luôn phải giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha anh, từ đó có ý thức tích cực gìn giữ hòa bình, xây dựng đất nước giàu mạnh, góp phần giúp cho nước ta có kinh tế phát triển, có tiềm lực quân sự vững vàng và có khả năng tự bảo vệ mình trước mọi mối đe dọa từ bên ngoài.

  Quốc Hùng

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN AN NINH BIÊN GIỚI

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác