Tìm hiểu các quy định và điều kiện để một bác sĩ nước ngoài có thể hành nghề khám, chữa bệnh tại các nước trong khối ASEAN - Bệnh viện Hùng Vương

Tìm hiểu các quy định và điều kiện để một bác sĩ nước ngoài có thể hành nghề khám, chữa bệnh tại các nước trong khối ASEAN - Bệnh viện Hùng Vương

Tìm hiểu các quy định và điều kiện để một bác sĩ nước ngoài có thể hành nghề khám, chữa bệnh tại các nước trong khối ASEAN - Bệnh viện Hùng Vương

Tìm hiểu các quy định và điều kiện để một bác sĩ nước ngoài có thể hành nghề khám, chữa bệnh tại các nước trong khối ASEAN - Bệnh viện Hùng Vương

Tìm hiểu các quy định và điều kiện để một bác sĩ nước ngoài có thể hành nghề khám, chữa bệnh tại các nước trong khối ASEAN - Bệnh viện Hùng Vương
Tìm hiểu các quy định và điều kiện để một bác sĩ nước ngoài có thể hành nghề khám, chữa bệnh tại các nước trong khối ASEAN - Bệnh viện Hùng Vương

Tìm hiểu các quy định và điều kiện để một bác sĩ nước ngoài có thể hành nghề khám, chữa bệnh tại các nước trong khối ASEAN

Quy định cho bác sĩ nước ngoài hành nghề rất khác nhau giữa mỗi nước, từ đơn giản (dễ dàng cho bác sĩ nước ngoài hành nghề) đến nghiêm ngặt (bác sĩ nước ngoài muốn hành nghề phải thành thạo ngôn ngữ của nước bản địa, phải trải qua kỳ thi và thoả một số điều kiện bắt buộc). Đáng ghi nhận là CHDCND Lào, một bác sĩ nước ngoài muốn hành nghề tại Lào phải thành thạo ngôn ngữ Lào và phải trải qua kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề do Hội đồng Y khoa quốc gia tổ chức, chứng chỉ có thời hạn 5 năm.

Ủy ban điều phối chung ASEAN về các bác sĩ hành nghề y tế (ASEAN Joint Coordinating Committee on Medical Practitioners - AJCCM) là Ủy ban thuộc nhóm công tác ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Healthcare Services Sectoral Working Group - HSSWG) thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc tạo điều kiện hợp tác về các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangements - MRA) về hành nghề của các bác sĩ y khoa.

Theo đó, những điều kiện để bác sĩ nước ngoài có thể hành nghề tại mỗi nước trong khối ASEAN  rất khác nhau tuỳ theo quy định pháp luật của mỗi nước, trong đó, có những nước quy định rất nghiêm ngặt (Singapore, Thái Lan, Phillippine, Malaysia, Lào) nhưng cũng còn những nước chưa có quy định rõ ràng (Camphuchia, Myanmar, Indonesia). Dưới đây là tóm lược những quy định và điều kiện để một bác sĩ nước ngoài có thể hành nghề khám, chữa bệnh tại các nước trong khối ASEAN (không kể Việt Nam):

1. Bru-nây:

Đối với những bác sĩ nước ngoài công tác lâu dài tại Bru-nây hoặc theo hợp đồng sẽ được cấp phép hành nghề. Thời hạn cấp lại giấy phép hoạt động: mỗi năm.

Cấp phép hành nghề tạm được áp dụng cho những người làm việc trả lương hàng ngày, có thể thăm khám và tư vấn trong khu vực tư nhân.

2. Campuchia: Không có luật quy định về đăng ký và cấp phép hành nghề chính thức cho bác sĩ nước ngoài.

3. Indonesia:

Chưa có quy định về cấp phép hành nghề chính thức cho bác sĩ nước ngoài

Bác sĩ nước ngoài muốn hành nghề khám, chữa bệnh phải được cấp giấy phép hành nghề tạm, Indonesia áp dụng đăng ký và cấp phép có thời  trong thời gian trong 5 năm đối với những chuyên khoa có phạm vi thực hành hạn chế đã được ASEAN đồng ý, bao gồm các hoạt động: khám bệnh chuyên khoa, giáo dục và đào tạo, mục đích nhân đạo, nghiên cứu có liên quan đến tiếp xúc bệnh nhân.

4. CHDCND Lào:

Bác sĩ nước ngoài muốn hành nghề phải có giấy phép hành nghề chính thức, là chứng chỉ năng lực chuyên môn cho các bác sĩ nước ngoài muốn hành nghề tại Lào do Bộ Y tế Lào cấp dựa trên khuyến nghị của Hội đồng nghề nghiệp y tế (Healthcare Professional Council - HPC). Đối tượng cấp là các bác sĩ tham gia hoạt động khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân khi đáp ứng đủ tất cả các yêu cầu cấp phép do HPC đặt ra.

Giấy phép có giá trị trong 5 năm nhưng phải đăng ký lại hàng năm.

Bác sĩ nước ngoài phải vượt qua kỳ thi cấp phép quốc gia, phải thành thạo ngôn ngữ tiếng Lào, nên có định cư tại Lào

5. Malaysia:

Quy định hành nghề cho bác sĩ được quy định trong Khoản 14 của Đạo luật Y tế 1971, chỉ những người đã được cấp phép hành nghề tạm thời theo Khoản 12 của Đạo luật và đã hoàn thành khóa đào tạo thực hành theo yêu cầu trong Khoản 13 mới đủ điều kiện để được xem xét đăng ký cấp phép hành nghề chính thức.

Khoản 12 quy định điều kiện cho các bác sĩ tốt nghiệp từ các trường đại học Y khoa được liệt kê trong phụ lục thứ hai mới đủ điều kiện để được xem xét cấp phép hành nghề tạm thời và điều kiện tham dự khoá đào tạo thực hành theo Khoản 13 của Đạo luật.

Đối với những người tốt nghiệp từ các trường đại học không được Bộ Y tế Malaysia công nhận, các bác sĩ nước ngoài phải đăng ký và vượt qua kỳ thi cấp phép tạm thời theo quy định tại Khoản 12 Điều (1) (a) (ii) (aa) của Đạo luật để được xem xét cấp phép hành nghề tạm thời.

Như được quy định trong Khoản 16 của Đạo luật Y tế 1971, Chứng chỉ hành nghề tạm thời (Temporary Practicing Certificate-TPC) có thể được cấp bác sĩ nước ngoài với các điều kiện và phạm vi hạn chế do Hội đồng Y khoa quyết định. TPC chỉ có giá trị 3 tháng.

6. Myanmar: Không có luật quy định về đăng ký và cấp phép hành nghề chính thức cho bác sĩ nước ngoài.

7. Phillippine:

Giấy phép hành nghề chính thức trao cho bác sĩ (người Philippines hoặc người nước ngoài) khi đã tuân thủ thỏa đáng các yêu cầu pháp lý, bao gồm cả phải vượt qua các kỳ thi cấp phép để được cấp Giấy chứng nhận hoặc Chứng chỉ hành nghề (Certificate of Registration-COR) and và được cấp Thẻ nhận dạng chuyên nghiệp (Professional Identification Card-PIC). Người hành nghề sẽ bị đình chỉ hoặc thu hồi khi vi phạm bất kỳ những quy định được nêu trong luật khám, chữa bệnh hoặc thẻ hành nghề hết hạn. PIC có hiệu lực trong 3 năm và có thể được gia hạn sau khi thanh toán các khoản phí theo quy định.

Bác sĩ hành nghề phải đảm bảo tuân thủ quy định về đào tạo liên tục (CPD) tương đương với 45 tín chỉ cần thiết để được gia hạn giấy phép theo quy định của Uỷ ban quản lý nghề nghiệp (Professional Regulation Commission-PRC).

Khi đủ điều kiện được cấp giấy phép hành nghề chính thức: Người đăng ký hoặc người được cấp phép có thể hành nghề ở bất cứ đâu trong phạm vi lãnh thổ của Philippines. Bác sĩ nước ngoài có thể thực hành bất cứ lúc nào miễn là COR và PIC hợp lệ. Bác sĩ nước ngoài có thể tham gia vào bất kỳ hoạt động trong phạm vi hành nghề được định nghĩa theo quy định pháp luật phù hợp chuyên khoa.

Khi chỉ được cấp giấy phép hành nghề tạm: người được cấp phép chỉ có thể thực hành tại một địa điểm cụ thể, trong một khoảng thời gian cụ thể, chỉ có thể thực hành trong một cam kết cụ thể.

8. Singapore:

Bộ Y tế Singapore sẽ cấp giấy phép hành nghề chính thức cho bác sĩ nước ngoài khi thoả các điều kiện sau: (a) Có bằng tốt nghiệp Singapore được cấp bởi một trường y tế trong phụ lục đầu tiên của Đạo luật đăng ký y tế và chứng chỉ hành nghề; HOẶC: Có các bằng tốt nghiệp được Hội đồng Y khoa Singapore công nhận và các Chứng chỉ chứng minh kinh nghiệm (hoặc tương đương) là bằng chứng hoàn thành khoá đào tạo 1 năm sau đại học (PGY1) hoặc bác sĩ nội trú hoặc một năm thực tập ở nước ngoài; VÀ (b) đã đăng ký và được phép thực hành toàn thời gian tối thiểu theo quy định đăng ký có điều kiện; đã thu được các báo cáo đánh giá thỏa đáng về hiệu quả làm việc trong suốt thời gian đăng ký có điều kiện.

Chứng chỉ hành nghề phải gia hạn lại mỗi 2 năm khi đảm bảo hoàn thành quy định về đào tạo liên tục, giấy phép hành nghề có thể được thu hồi nếu chứng chỉ hành nghề không được gia hạn sau 2 năm.

Singapore cấp phép hành nghề tạm thời cho các nhóm bác sĩ sau đây: là các chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng y tế mà Hội đồng Y khoa Singapore (Singapore Medical Council-SMC) xem là có uy tín quốc tế hoặc có giá trị đặc biệt đối với người dân Singapore; hoặc bác sĩ tốt nghiệp từ các trường Y khoa quốc tế, chỉ tham gia giảng dạy, nghiên cứu hoặc học sau đại học theo chương trình đào tạo được Hội đồng Y khoa Singapore phê duyệt.

9. Thái Lan:

Bộ Y tế công cộng Thái Lan sẽ cấp giấy phép hành nghề chính thức cho bác sĩ nước ngoài khi thoả các điều kiện sau: (a) Có bằng tốt nghiệp bác sĩ từ các trường y khoa trên thế giới được công nhận bởi Hội đồng Y khoa Thái Lan (Bộ Y tế công cộng Thái Lan công nhận 111 chương trình đào tạo bác sĩ y khoa của các trường y khoa tại 28 quốc gia), (b) Có giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh hợp lệ từ nước xuất xứ của bác sĩ nước ngoài xin giấy phép, (c) Vượt qua được cả 3 phần của kỳ thi cấp phép hành nghề do Trung tâm đánh giá và kiểm định năng lực y tế thực hiện, và (d) Phải được công nhận là thành viên của Hội đồng Y khoa Thái Lan.

Bác sĩ nước ngoài sẽ được cấp giấy phép hành nghề tạm thời khi thoả các điều kiện sau: (a) Có giấy phép hành nghề hợp lệ từ nước xuất xứ của bác sĩ nước ngoài muốn xin phép, (b) Được chứng nhận của Hội đồng chuyên khoa từ nước xuất xứ. Trong trường hợp là bác sĩ đa khoa (không chuyên khoa) sẽ được xem xét của Ủy ban điều hành của hội đồng Y khoa Thái Lan. Giấy phép tạm chỉ làm việc ở những nơi cụ thể và điều kiện cụ thể (nghiên cứu, trình diễn công nghệ y tế mới, nhân đạo hoặc các điều kiện khác mà Ủy ban điều hành của Hội đồng Y khoa Thái Lan đã phê duyệt) và dưới sự kiểm soát của bác sĩ đã được cấp phép hành nghề bởi Hội đồng Y khoa Thái Lan.Thời gian hành nghề tạm không quá 1 năm.

SỞ Y TẾ TP.HCM
Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác