TP. Hồ Chí Minh: Gần 80% người dân mắc bệnh không lây sẵn sàng đến trạm y tế phường, xã để khám và điều trị ngoại trú nếu… - Bệnh viện Hùng Vương

TP. Hồ Chí Minh: Gần 80% người dân mắc bệnh không lây sẵn sàng đến trạm y tế phường, xã để khám và điều trị ngoại trú nếu… - Bệnh viện Hùng Vương

TP. Hồ Chí Minh: Gần 80% người dân mắc bệnh không lây sẵn sàng đến trạm y tế phường, xã để khám và điều trị ngoại trú nếu… - Bệnh viện Hùng Vương

TP. Hồ Chí Minh: Gần 80% người dân mắc bệnh không lây sẵn sàng đến trạm y tế phường, xã để khám và điều trị ngoại trú nếu… - Bệnh viện Hùng Vương

TP. Hồ Chí Minh: Gần 80% người dân mắc bệnh không lây sẵn sàng đến trạm y tế phường, xã để khám và điều trị ngoại trú nếu… - Bệnh viện Hùng Vương
TP. Hồ Chí Minh: Gần 80% người dân mắc bệnh không lây sẵn sàng đến trạm y tế phường, xã để khám và điều trị ngoại trú nếu… - Bệnh viện Hùng Vương

TP. Hồ Chí Minh: Gần 80% người dân mắc bệnh không lây sẵn sàng đến trạm y tế phường, xã để khám và điều trị ngoại trú nếu…

Có đến 77,8% người cao tuổi mắc bệnh không lây muốn được tái khám và điều trị ngoại trú tại trạm y tế nếu trạm có đủ thuốc như các bệnh viện tuyến huyện.

Nếu trạm y tế có đủ loại thuốc như bệnh viện quận thì gần 80% người dân sẵn sàng đến trạm y tế để tái khám và điều trị

Đó là kết quả khảo sát nhanh do Phòng Nghiệp vụ Dược và các dược sĩ bệnh viện thực hiện vào ngày 26/08/2022. Nhóm khảo sát tiến hành phỏng vấn nhanh 36 người dân đang chờ khám tại các bệnh viện quận, huyện trên địa bàn Thành phố để lãnh thuốc điều trị tại nhà các bệnh không lây như cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu,…

Khảo sát này nhằm nhằm đánh giá nhu cầu thực tế của người dân đối với hoạt động khám chữa bệnh ban đầu tại các Trạm Y tế phường, xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, và làm cơ sở để tiến hành triển khai các hoạt động nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở trong công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, nhất là chăm sóc sức khoẻ người thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, mắc bệnh nền).

Khảo sát được thực hiện tại Bệnh viện Quận 7 và Bệnh viện quận Bình Thạnh. Người bệnh được phỏng vấn đa số là nữ, tuổi trung bình 55.5 tuổi (nhỏ nhất 20, lớn nhất 73 tuổi), 70% thường trú tại địa bàn được khảo sát, 100% người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Các bệnh mạn tính của người được khảo sát bao gồm: tăng huyết áp (77%), rối loạn lipid máu (34%), bệnh xương khớp mạn tính (29%), đái tháo đường (9%), hen phế quản hoặc bệnh phế quản tắc nghẽn mạn tính (4%).

Khi được hỏi các bác/cô/chú có đồng ý trở về trạm y tế phường gần nhà để tái khám thay vì phải đến bệnh viện như hiện nay thì có đến 77,8% người dân trả lời sẵn sàng nếu trạm y tế có bác sĩ và đủ các loại thuốc như đang được nhận tại các bệnh viện.

Khảo sát nhanh này giúp Sở y tế củng cố thêm kiến nghị của các trạm y tế được bổ sung thêm các loại thuốc giống như các thuốc đang được sử dụng tại các bệnh viện cho điều trị các bệnh không lây là phù hợp.

Bên cạnh nhiều hoạt động đang được Ngành Y tế Thành phố triển khai hướng về y tế cơ sở, mới nhất là triển khai Nghị quyết 01/NQ-HĐND về các chính sách đặc thù về củng cố, nâng cao năng lực trạm y tế phường, xã, thị trấn trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và đến năm 2025, một hoạt động rất thiết thực được nhiều chuyên gia y tế và nhất là người dân mong đợi chính là danh mục thuốc điều trị các bệnh không lây sớm được mở rộng, tương đồng với danh mục thuốc điều trị ngoại trú các bệnh lý này tại các bệnh viện tuyến huyện đang được BHYT thanh toán.

Trước những mong đợi chính đáng của người dân, Sở Y tế đang khẩn trương trình UBND Thành phố, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam cho phép Thành phố được triển khai thí điểm mở rộng danh mục cho y tế cơ sở, cụ thể là mở rộng danh mục thuốc trong gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở được quy định tại Thông tư số 39/2017/TT-BYT, cụ thể là được bổ sung 50 loại thuốc có danh mục thuốc của tuyến 3 theo Thông tư số 30/2018/TT-BYT (các bệnh viện tuyến huyện) trong điều trị các bệnh không lây (tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh xương khớp mạn tính, đái tháo đường, hen phế quản hoặc bệnh phế quản tắc nghẽn mạn tính).

Song song đó, Sở Y tế sẽ sớm trình UBND Thành phố và Bộ Y tế cho phép Thành phố thí điểm mở rộng danh mục đấu thầu thuốc tập trung cấp địa phương, bên cạnh 129 hoạt chất theo quy định, còn nhiều thuốc thiết yếu khác rất cần cho y tế cơ sở nhưng do nhu cầu ít nên khó tiến hành đấu thầu riêng lẻ, đặc biệt là 50 loại thuốc điều trị các bệnh không lây đang được BHXH thanh toán cho các bệnh viện, Ngành Y tế kiến nghị các thuốc này được mở rộng và được BHXH thanh toán cho trạm y tế (các trạm đã được BHXH ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT).

Qua khảo sát, ba nội dung được nhiều người dân mong đợi chiếm tỷ lệ cao nhất đó là: bổ sung bác sĩ cho trạm y tế (42,6%), bổ sung danh mục thuốc cho trạm y tế (40,5%) và bổ sung xét nghiệm cho trạm y tế (33,4%).

Như vậy, bên cạnh việc triển khai Nghị quyết 01/NQ-HĐND, khởi động dự án đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các trạm y tế phường, xã từ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế của Chính phủ, Ngành y tế Thành phố tin rằng việc bổ sung danh mục thuốc cho trạm y tế được thông qua, nhất là các thuốc dùng trong điều trị tại nhà các bệnh không lây sẽ tạo dựng được niềm tin cho người dân đến chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại tuyến y tế cơ sở.

 

SỞ Y TẾ TP.HCM

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác