(CAO)
Liên cầu khuẩn là bệnh rất nguy hiểm vì có thể lây trực tiếp từ lợn
mắc bệnh sang người qua đường ăn uống hoặc hô hấp. Nếu ăn thịt lợn chưa
nấu chín (hoặc tiết canh) hay lúc chế biến thịt mà chân tay bị xước
thì nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Bệnh không thành dịch, chỉ rải rác
quanh năm, nhưng có thể gây tử vong nếu điều trị muộn. Tỷ lệ tử vong
khoảng 7%.
Các bác sỹ BV Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn phải thở máy
Bệnh
viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, từ đầu năm đến nay bệnh viện
đã tiếp nhận 21 trường hợp bị nhiếm liên cầu khuẩn lợn. Bệnh nhân chủ
yếu là những người trực tiếp tiếp xúc mổ, chăn nuôi lợn. Tất cả những
trường hợp này đều nhập viện trong tình trạng rất nặng. Các bệnh nhân
đến từ nhiều tỉnh Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà
Nội, Thái Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ.
Mới đây nhất, ngày 25/5, bệnh viện đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân 55 tuổi
ở Tiên Lữ, Hưng Yên, được đưa đến bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
trong tình trạng sốc nhiễm trùng nặng, toàn thân tím lựng do những nốt
ban hoại tử, xuất hiện từ đỉnh đầu tới gót chân. Theo gia đình bệnh
nhân này kể lại thì trước đó do sang chơi nhà em trai, đúng lúc nhà
người em có đàn lợn ốm phải bán tháo, chị chỉ ghé qua chuồng lợn xem
đàn lợn ốm. Hôm sau, chị này sốt cao, toàn thân mọc rất nhiều ban.
BS.ThS. Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu - Điều trị sức tích
cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân này khi
nhập viên bị sốc nhiễm trùng nặng, huyết áp tụt nên ngay lập tức đã phải
dùng thuốc vận mạch để tăng và duy trì huyết áp. Hiện tại bệnh nhân
chưa thể hồi phục. Các bác sĩ đang lo lắng trước khả năng tình trạng co
mạch, sẽ dẫn đến hoại tử chân, ngón chân của bệnh nhân.
Trước đó, nhiều trường hợp bệnh nhân bị liên cầu khuẩn thể viêm màng não
nhập viện này cũng có những dấu hiệu bị nhiễm trùng huyết, xuất hiện
các mảng xuất huyết hoại tử trên da, nhiều nhất là ở đầu và tay, chân.
Nhiều trường hợp khi vào viện đã rất nặng, phải thở máy.
Theo
điều tra dịch tễ, khu vực các bệnh nhân sinh sống đều có nuôi lợn
nhưng chưa xác định có lợn chết do mắc liên cầu khuẩn hay không. Nhiều
bệnh nhân cho biết trước đó có ăn thịt lợn nhưng không biết lợn có mắc
bệnh hay không.
Vì vậy, theo BS Cấp, người nông dân khi thấy lợn ốm không nên bán tháo
mà cần báo thú y để kịp thời khoanh vùng dịch. Việc bán lợn ốm này (rất
có thể con lợn bị nhiễm trùng huyết, viêm phổi do liên cầu khuẩn lợn)
khiến bệnh liên cầu khuẩn lợn ở người có nguy cơ lây lan do việc giết
mổ, ăn thịt lợn bệnh.
Người dân chỉ nên ăn thịt lợn đã được nấu chín. Trong bất cứ trường hợp
tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy thì nên có
các phương tiện phòng hộ. Bệnh liên cẩu khuẩn lợn không chỉ lây qua
đường ăn uống mà cả đường hô hấp…
Khi nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn, người nhiễm có thể có 1 trong 3 biểu hiện: Viêm màng não mủ đơn thuần, nhiễm trùng huyết đơn thuần hoặc phối hợp cả hai loại. Với bệnh nhân viêm màng não, nếu phát hiện sớm việc điều trị sẽ bớt khó khăn, nếu phát hiện muộn, người bệnh có thể bị phù não, nếu không tử vong thì cũng dễ để lại các di chứng nặng như động kinh, hoại tử tay, chân…
Khi có biểu hiện sốt cao (40, 41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ…, có thể khó thở, suy gan, suy thận; người bệnh nên đến bệnh viện sớm, tránh nguy cơ tử vong.
(Nguồn: Công an TP.Hồ Chí Minh online thứ Hai, 31/5/2010)
Bài viết khác
- Bệnh viện Hùng Vương cùng Cụm Thi đua 1 – Công đoàn ngành Y tế Tp. Hồ Chí Minh tham gia chương trình giao lưu “Bếp ăn chiến sĩ” (23-12-2024)
- Hội nghị hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và kỷ niệm 63 năm ngày Dân số Việt Nam 26/12 (23-12-2024)
- Hội thảo “Sẵn sàng làm mẹ” – Nơi bắt đầu hành trình yêu thương (23-12-2024)
- Bệnh viện Hùng Vương tổ chức Lễ Kỷ niệm 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam (23-12-2024)
- Chương trình khám sức khỏe Tiền hôn nhân - Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc (20-12-2024)