Bệnh phụ khoa ở phụ nữ nông thôn - Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh phụ khoa ở phụ nữ nông thôn - Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh phụ khoa ở phụ nữ nông thôn - Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh phụ khoa ở phụ nữ nông thôn - Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh phụ khoa ở phụ nữ nông thôn - Bệnh viện Hùng Vương
Bệnh phụ khoa ở phụ nữ nông thôn - Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh phụ khoa ở phụ nữ nông thôn

Không ngờ mắc bệnh

TT - Trong những đợt khám sức khỏe lưu động cho chị em ở nhiều vùng nông thôn ĐBSCL, các bác sĩ đã giật mình bởi tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa ở những vùng này rất cao.

Phụ nữ nông thôn thường tắm giặt, vệ sinh bằng nước sông - Ảnh: T.L.

Thậm chí có những người từ lúc “cha sanh mẹ đẻ” tới giờ chưa từng đi khám phụ khoa, đến lúc được khám mới biết mình mắc bệnh phụ khoa nguy hiểm; có người nặng hơn là phát hiện bị ung thư dù trước đó họ không thấy cơ thể có biểu hiện gì của bệnh tật...

Cả đời chưa đi khám phụ khoa

Chị L.T.T.T. (xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) biết đến cụm từ “khám phụ khoa” trong một lần tình cờ nghe chị em trong xóm rủ nhau đi khám phụ khoa ở trạm y tế vì có bác sĩ ở tỉnh xuống. Chị T. được khám phụ khoa và phết tế bào âm đạo. Sau đó kết quả trả về cho thấy chị bị ung thư cổ tử cung.

Chị nói trong nước mắt: “Từ trước đến giờ tui không có đi khám bệnh, lâu lâu nhức đầu sổ mũi thì ra tiệm mua thuốc uống là hết. Với lại thấy trong người đâu có gì khác thường mà đi khám. Tui cũng sinh hoạt như chị em ở đây, tắm giặt vệ sinh bằng nước sông múc lên chứ đâu có nước máy mà xài. Đâu dè mình lại mắc bệnh này...”.

Bác sĩ Trần Thị Lài, chi cục trưởng Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình Hậu Giang, chia sẻ: “Nhiều lần đi khám sức khỏe cho phụ nữ ở các xã, huyện vùng sâu, vùng xa mới thấy hết sự thiệt thòi của chị em trong chăm sóc sức khỏe bản thân. Những nơi càng xa thì tỉ lệ chị em mắc bệnh phụ khoa như: viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung... càng nhiều. Như đợt khám mới đây ở xã Vị Bình, trong số khoảng 280 phụ nữ được khám có tới 220 người bị bệnh phụ khoa cần điều trị (tỉ lệ 70-80%)”.

Lý giải về con số này, bác sĩ Lài giải thích thêm chủ yếu do điều kiện sống, sinh hoạt của vùng nông thôn: không có nước sạch nên chị em sử dụng nước sông, rạch bị ô nhiễm; không có nhà vệ sinh, nhà tắm hợp vệ sinh cộng với việc bận rộn đồng áng nên phụ nữ nông thôn ít chú ý đến việc chăm sóc bản thân. Trong điều kiện vệ sinh kém các loại nấm, vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm đường sinh dục.

Những bệnh này thường không có triệu chứng cụ thể ảnh hưởng đến sức khỏe, cộng với tâm lý chị em không dám đi bệnh viện khám vì mắc cỡ nên bệnh cứ bị “ém” từ tháng này qua năm khác!

“Nước sạch đâu mà xài?”

Tại phòng khám dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Cần Thơ, chị N.T.C. (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) đến khám và điều trị bệnh phụ khoa. Chị cho biết từ trước tới giờ không đi khám bệnh phụ khoa, tình cờ đi đặt vòng đợt có bác sĩ về trạm y tế, bác sĩ nói chị bị viêm nhiễm phụ khoa do điều kiện vệ sinh không tốt.

“Nghe biết vậy thôi, chứ từ trước đến giờ mình suốt ngày quanh quẩn lội ruộng làm lúa, đâu có thời gian lo cho mình nhiều, còn tắm giặt vệ sinh hằng ngày thì bằng nước kênh trước nhà, nhiều lúc thấy nước dơ lắm nhưng đâu có nước sạch mà xài. Bị bệnh lúc nào không hay”.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Cần Thơ, chia sẻ: “Phụ nữ nông thôn chịu nhiều thiệt thòi do họ ít có thông tin để tự chăm sóc mình. Trong nhiều lần khám bệnh ở vùng sâu, vùng xa, tôi thấy chị em truyền miệng nhau rồi dùng nhiều phương pháp vệ sinh vùng kín rất nguy hiểm, như dùng giấm pha để ngâm rửa, dùng nhiều dụng cụ thụt rửa mất vệ sinh... Đa số chị em không chú ý đến các chi tiết phụ như đồ lót giặt không kỹ hoặc ngại đem ra phơi nắng nên dễ sinh các loại nấm gây viêm nhiễm...”.

Chính vì vậy phụ nữ nông thôn là đối tượng ngành y tế cần phải đặc biệt quan tâm giúp họ được tiếp cận gần hơn nữa với những thông tin, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản để có thể tự bảo vệ sức khỏe cho mình.

Số người phát hiện mắc bệnh phụ khoa tăng

Trong chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình đợt 1-2010 mới kết thúc ở các tỉnh ĐBSCL, số phụ nữ đến khám phụ khoa được phát hiện viêm nhiễm cần điều trị chiếm tỉ lệ cao.

Tại Vĩnh Long, theo Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh, có 33.763 phụ nữ được tiếp cận gói dịch vụ phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản, qua khám lâm sàng tại các trạm y tế đã phát hiện 17.339 người mắc bệnh phụ khoa (chiếm trên 51,3% số người đến khám). So với năm 2009, số người phát hiện mắc bệnh tăng hơn 4.000 ca. Các huyện vùng sâu như Bình Minh, Vũng Liêm... bệnh phụ khoa chiếm tỉ lệ cao.

Ở Cần Thơ, trong chiến dịch này có 60.418 phụ nữ được khám phụ khoa, trong đó phát hiện hơn 24.000 trường hợp viêm nhiễm phải điều trị. Tỉnh Hậu Giang có hơn 43.000 phụ nữ được khám, số phát hiện mắc viêm nhiễm đường sinh sản là 12.413 người...

THÁI LŨY

nguồn tuoitreonline 12/6/2010
Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác