Bệnh viện Hùng Vương chia sẻ kinh nghiệm vận hành “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh” tại Hội thảo “Giới thiệu mô hình hoạt động của Ban Bảo vệ trẻ em trong bệnh viện” - Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh viện Hùng Vương chia sẻ kinh nghiệm vận hành “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh” tại Hội thảo “Giới thiệu mô hình hoạt động của Ban Bảo vệ trẻ em trong bệnh viện” - Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh viện Hùng Vương chia sẻ kinh nghiệm vận hành “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh” tại Hội thảo “Giới thiệu mô hình hoạt động của Ban Bảo vệ trẻ em trong bệnh viện” - Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh viện Hùng Vương chia sẻ kinh nghiệm vận hành “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh” tại Hội thảo “Giới thiệu mô hình hoạt động của Ban Bảo vệ trẻ em trong bệnh viện” - Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh viện Hùng Vương chia sẻ kinh nghiệm vận hành “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh” tại Hội thảo “Giới thiệu mô hình hoạt động của Ban Bảo vệ trẻ em trong bệnh viện” - Bệnh viện Hùng Vương
Bệnh viện Hùng Vương chia sẻ kinh nghiệm vận hành “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh” tại Hội thảo “Giới thiệu mô hình hoạt động của Ban Bảo vệ trẻ em trong bệnh viện” - Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh viện Hùng Vương chia sẻ kinh nghiệm vận hành “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh” tại Hội thảo “Giới thiệu mô hình hoạt động của Ban Bảo vệ trẻ em trong bệnh viện”

     Nhằm tăng cường các giải pháp để phòng chống bạo lực đối với trẻ em và hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của bạo lực, với sự hỗ trợ của UNICEF và Đại sứ quán Úc, ngày 11 tháng 11 năm 2024, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tổ chức hội thảo giới thiệu Mô hình hoạt động của Ban Bảo vệ trẻ em trong bệnh viện. Tham gia hội thảo có PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế; Bà Michaela Bauer, Phó trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam; Bà Thân Thị Thiên Hương, đại diện Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, Ông Vijaya Raman, Cố vấn kỹ thuật Dự án EVAWC tại Việt Nam; Bà Lê Hồng Loan, Trưởng Chương trình Bảo vệ Trẻ em, Văn phòng UNCEF Việt Nam; Bà Lê Thị Lan Phương, Quản lý chương trình Chấm dứt bạo lực với phụ nữ, Văn phòng UN Women Viêt Nam; Ông Vũ Trùng Dương, đại diện Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố và Bệnh viện Hùng Vương tại Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện Ngôi nhà Bình Yên tại Hà Nội của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và đại diện một số bệnh viện tuyến Trung ương tại thành phố Hà Nội.

 

 

 

     Sau lời phát biểu khai mạc hội thảo của TS.BS Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương và các ý kiến phát biểu của PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế; của Bà Michaela Bauer, Phó trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam và của Bà Thân Thị Thiên Hương, đại diện Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, hội thảo đã lần lượt nghe các báo cáo tham luận về “Mô hình Bảo vệ Trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương” do TS.BS Đỗ Minh Loan, Ban Bảo vệ Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương trình bày; tham luận về “Hoạt động bảo vệ trẻ em tại Ngôi nhà Bình Yên và sự phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương” do bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Giám đốc Ngôi nhà Bình Yên tại Hà Nội trình bày và tham luận về “Thực trạng và một số giải pháp trong việc bảo vệ trẻ em và phụ nữ tại Bệnh viện Xanh Pôn” do ThS Phạm Ngọc Sơn, Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Xanh Pôn trình bày.

     Tham gia hội thảo, BSCKII Phạm Quốc Hùng, Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Hùng Vương kiêm Tổ phó Thường trực tổ chuyên môn Hội đồng tư vấn Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh”, đã có bài tham luận về thực trạng và kinh nghiệm trong quá trình vận hành Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh” đặt tại Bệnh viện Hùng Vương.

 

 

     Theo báo cáo, “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh” đặt tại Bệnh viện Hùng Vương là mô hình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em nạn nhân của bạo lực liên quan đến yếu tố giới đặt trong cơ sở y tế đầu tiên được ra mắt tại Việt Nam mang tính thí điểm do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập ngày 07 tháng 12  năm 2022 sau quá trình phối hợp chuẩn bị và tham mưu từ tháng 8 năm 2020 giữa Phòng Bảo vệ chăm sóc Trẻ em và Bình đẳng giới, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Hùng Vương cùng sự hỗ trợ nhiệt tình và trách nhiệm của các tổ chức UN Women, PE&D Việt Nam và UNICEF. Đơn vị Bồ Công Anh là tên gọi của mô hình tại Bệnh viện Hùng Vương để bảo đảm tính bí mật và nhân văn. Điểm nổi bật và ưu việt của mô hình là đảm bảo nguyên tắc: Lấy nạn nhân làm trung tâm. Theo đó, nạn nhân khi tới Bệnh viện Hùng Vương, sau khi được chăm sóc, xử lý vết thương hoặc tình trạng bệnh lý sẽ được di chuyển tới Đơn vị Bồ Công Anh để nghỉ ngơi, được tiếp cận hỗ trợ tâm lý và được tham gia hội chẩn cùng đại diện các ban ngành có liên quan như: Ủy ban nhân dân phường/xã, Lao động-Thương binh và Xã hội, Pháp y, Công an, Tư pháp, Phụ nữ, Bảo vệ Trẻ em, Luật sư, Giáo dục, Bảo trợ xã hội,... như vậy, so với qui trình đang có là nạn nhân nếu muốn đòi lại công bằng và quyền lợi chính đáng cho mình thì phải tới các cơ quan khác nhau và phải hoàn thành nhiều thủ tục khác nhau, đồng thời phải lặp lại nhiều lần sự việc của bản thân; đối với qui trình thí điểm thì nạn nhân chỉ phải thuật lại sự việc 1 lần tại 1 điểm cho các cơ quan có liên quan cùng nghe, lời tự thuật được ghi âm , ghi hình cũng được coi là chứng cứ khi tiến hành tố tụng. Tuy nhiên cũng do tính thí điểm nên tới nay mô hình vẫn chưa có cơ sở pháp lý để xác định vị trí việc làm nên nhân sự tham gia phải theo hình thức kiêm nhiệm chứ không thể tuyển dụng. Đồng thời cũng không có định mức công việc để thực hiện dự toán ngân sách nên mô hình vẫn phụ thuộc vào nguồn xã hội hóa.

     Kết luận tại hội thảo, đại diện Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phát biểu thống nhất quan điểm mặt dù còn một số vấn đề về vị trí việc làm, tài chính và cơ chế vận hành cần tiếp tục giải quyết do là mô hình mang tính chất thí điểm, song mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy tính ưu việt và có thể nhân rộng.

 

 

Tin, ảnh: Quốc Hùng

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác