Bệnh viện Hùng Vương phối hợp cùng các cơ quan báo đài thăm và tặng quà cho Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam - Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh viện Hùng Vương phối hợp cùng các cơ quan báo đài thăm và tặng quà cho Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam - Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh viện Hùng Vương phối hợp cùng các cơ quan báo đài thăm và tặng quà cho Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam - Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh viện Hùng Vương phối hợp cùng các cơ quan báo đài thăm và tặng quà cho Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam - Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh viện Hùng Vương phối hợp cùng các cơ quan báo đài thăm và tặng quà cho Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam - Bệnh viện Hùng Vương
Bệnh viện Hùng Vương phối hợp cùng các cơ quan báo đài thăm và tặng quà cho Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam - Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh viện Hùng Vương phối hợp cùng các cơ quan báo đài thăm và tặng quà cho Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

     Sáng 22/6/2024, đoàn Bệnh viện Hùng Vương do BS.CKII Huỳnh Xuân Nghiêm – Phó Giám đốc bệnh viện làm trưởng đoàn, đã phối hợp cùng các cơ quan Báo – Đài đến thăm Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

 

 

 

     Đón tiếp và thông tin đến đoàn về tình hình hoạt động của trung tâm, bà Ngô Thị Vân Anh – Phó Giám đốc trung tâm cho biết, năm 1995 trung tâm được thành lập theo Quyết định số 6752/QĐ-UB-NCVX ngày 16/9/1995 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị: Nhà nuôi trẻ mầm non 6 và Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ bại liệt thành “Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè”. Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận, nuôi dưỡng và tổ chức chữa trị, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật mồ côi thuộc diện thiểu năng, tâm thần và bại liệt của thành phố Hồ Chí Minh..

 

 

     Sau cuộc trò chuyện gặp gỡ, bà Vân Anh đã dẫn các thành viên đoàn đến từng phòng thăm hỏi, động viên các trẻ đang được nuôi dưỡng tại đây. Hiện trung tâm có hơn 300 em, được chia theo độ tuổi và sống ở các khu vực khác nhau như: khoa Dinh dưỡng, khoa Thiểu năng 1-2, khu Bán trú… Ở khu vực nào cũng có hình ảnh các nhân viên đang cật lực chăm sóc, nuôi dạy hàng chục trẻ. Trong đó, có những trường hợp ngay cả những sinh hoạt bình thường nhất như ăn cơm, uống nước cũng không thể chủ động,… Tất cả thành viên đoàn như nghẹn lại khi được dẫn đến thăm khu vực săn sóc đặc biệt, những khuôn mặt, những hình dáng không được lành lặn ấy vẫn như còn in hằn trong ký ức của các thành viên cho đến tận giây phút này. Chỉ vào chiếc giường có em bé mang chiếc đầu phình to và căng bóng, tưởng chừng có thể vỡ tung bất cứ lúc nào, lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè tiết lộ, đó là bé N.Đ.T. (8 tuổi), bị căn bệnh não úng thủy nặng. Đây cũng chính là lý do mà em bị bỏ rơi từ nhỏ. Nằm ở chiếc giường cạnh bên là bé H.L. (1 tuổi) bị thoát vị não ra ngoài bẩm sinh, được Trung tâm đưa về từ tháng 4. Thời điểm mới tiếp nhận, mỗi lần chăm sóc hay ẵm bồng L. đều phải có 2 nhân viên ở Trung tâm thực hiện, vì sợ bé gặp nguy hiểm. Trải qua vài tháng được nuôi dưỡng kỹ càng, bé gái hiện nay trông rất đáng yêu, da dẻ hồng hào. Với những trường hợp như thế này, ngoài vất vả trong việc chăm sóc, nếu trẻ không may qua đời bất ngờ mà không được xác nhận nguyên nhân bệnh lý, việc tiến hành các thủ tục bàn giao trẻ sẽ mất nhiều thời gian, khi phải làm việc với cơ quan chức năng. Một trường hợp khác là em K.V., sinh vào tháng 3/2022 trong tình trạng bị giang mai bẩm sinh và xơ gan. Khi nơi điều trị xác định không thể cứu chữa thêm, bé được Trung tâm mang về nuôi. Từ chỗ bệnh tình rất nặng, đến nay sức khỏe bé đã chuyển biến tốt hơn. Đặc biệt, V. rất lém lỉnh và rất thích xem tivi, nên các thầy cô chăm sóc rất yêu thương. "Thực sự ai vào đây cũng đều làm bằng cái tâm, tấm lòng là chính. Nếu suy nghĩ kiếm tiền là không làm được đâu", bà Vân Anh trải lòng về việc lựa chọn gắn bó lâu dài với Trung tâm.   

 

 

 

     Bác sĩ Huỳnh Xuân Nghiêm - Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương chia sẻ, những bà mẹ khi sinh, đôi khi sẽ có bất trắc xảy ra, khiến trẻ có thể sinh non, thiếu oxy, dẫn đến bại não hoặc các bệnh tật nặng. Có trẻ bị bỏ rơi sau sinh, được đưa đến các trung tâm xã hội. Do đó, bệnh viện đến Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè với mong muốn được sẻ chia, nắm bắt thực tế cuộc sống trẻ ở trung tâm thế nào, để cùng tìm cách hỗ trợ cho các hoàn cảnh tốt hơn.

     Thay mặt đoàn, BS. Huỳnh Xuân Nghiêm gởi lời cám ơn đến đội ngũ viên chức, người lao động tại trung tâm trong suốt những năm qua đã quan tâm, chăm sóc các trẻ giúp các em phát triển cả về thể chất, lẫn tinh thần. Đặc biệt, là đội ngũ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em tàn tật, mồ côi không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Bác sĩ Xuân Nghiêm bày tỏ, thật sự rất cảm động và khâm phục trước nghị lực của các em, dù hoàn cảnh các em không may mắn, thân thể không tốt như những người khác, nhưng ở các em có một nghị lực phi thường vượt lên mọi khó khăn của bản thân và góp một phần sức nhỏ cho xã hội. Chuyến đi tuy đã kết thúc, nhưng lại mở ra cho chúng tôi – những nhân viên y tế bệnh viện Hùng Vương nhiều điều phải suy nghĩ. Chúng tôi hiểu rằng, ở ngoài kia vẫn còn nhiều những mảnh đời khó khăn cần sự quan tâm và sẻ chia. Để từ đó, chúng tôi trân trọng hơn, yêu thương hơn những điều mình đang có và sẽ cống hiến nhiều hơn nữa trong công việc mình đang làm để chăm sóc sức khỏe nhân dân.

 

 

Tin, ảnh: Hữu Nhân

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác