Biểu tượng của Phong trào CTĐ-TLLĐ Quốc tế |
Biểu tượng của Ủy ban Quốc tế CTĐ |
Biểu tượng của Hiệp Hội CTĐ-TLLĐ Quốc tế |
Biểu tượng của Hội Chữ thập đỏ quốc gia |
Biểu tượng của Hội Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia |
Tất cả Biểu tượng đều phải là màu đỏ trên nền trắng
Biểu tượng có 2 tác dụng: Bảo vệ và Nhận diện:
Bảo vệ: Đây là mục đích cơ bản của Biểu tượng, khi có xung đột, các bên tham chiến không được tấn công, xâm phạm những nơi có Biểu tượng (Biểu tượng phải có kích thước lớn)
Biểu tượng dùng để bảo vệ cho các đơn vị quân y; các đơn vị y tế của Hội CTĐ quốc gia (bệnh viện, trạm cấp cứu…) và phương tiện giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy, đường không) được giao nhiệm vụ cứu thương; các cơ sở y tế dân sự (bệnh viện, trạm cấp cứu được Chính phủ và các cấp chính quyền giao nhiệm vụ cứu chữa thương binh trong chiến tranh và hoạt động nhân đạo (không thu tiền); các tổ chức cứu trợ tình nguyện khác được Chính phủ cho phép hoạt động phục vụ cứu thương, họ được dùng Biểu tượng cho nhân viên hoặc thiế bị khi phục vụ trong các đơn vị y tế của lực lượng vũ trang; Họ phải tuân theo các quy định và luật quân sự.
Nhận diện: Với mục đích nhận diện, Biểu tượng được sử dụng chủ yếu trong thời bình, để biết đó là một cá nhân hoặc tài sản có liên quan đến Phong trào CTĐ-TLLĐ (Biểu tượng phải có kích thước nhỏ).
Với mục đích này, Biểu tượng dùng cho hội viên, nhân viên của Hội CTĐ/TLLĐ khi làm nhiệm vụ và được đeo cùng với tên đầy đủ hoặc chữ viết tắt tên Hội quốc gia; Đội viên thanh thiếu niên CTĐ-TLLĐ được sử dụng Biểu tượng nhưng phải kèm theo các chữ "Thanh thiếu niên CTĐ/TLLĐ"; những người đã tham gia các khóa học hoặc các kỳ thi của Hội quốc gia có thể đeo Biểu tượng với kích thước nhỏ kèm theo tên hoặc chữ viết tắt Hội quốc gia; những nhà cửa, trụ sở, tài sản được Hội quốc gia sử dụng được đánh dấu bằng Biểu tượng và kèm theo tên Hội quốc gia; các bệnh viện, trạm cấp cứu, xe cứu thương và các phương tiện vận chuyển khác do Hội quốc gia sử dụng được treo Biểu tượng cùng với tên của Hội.
Ủy ban Quốc tế CTĐ và Hiệp Hội CTĐ-TLLĐ Quốc tế có thể sử dụng Biểu tượng trong mọi trường hợp và không có hạn chế nào. Luật Nhân đạo quy định về hình thức, phạm vi sử dụng Biểu tượng. Các Chính phủ tham gia Luật Nhân đạo đều phải thực hiện theo quy định này.
Vận dụng quy định về sử dụng biểu tượng trong ngành y tế của Việt Nam (công văn số 924 VP1, ngày 18/2/1998 của Bộ Y tế)
Chỉ được dùng Biểu tượng Chữ thập đỏ trong 4 tình huống:
- Tại bệnh viện làm nhiệm vụ cấp cứu không lấy tiền
- Tại phòng khám bệnh, cấp cứu không lấy tiền
- Các xe cấp cứu, xe chống dịch
- Các cán bộ làm công tác phòng dịch, kiểm dịch biên giới
Không dùng Biểu tượng tại nơi có các hoạt động dịch vụ
Sử dụng phải có sự thỏa thuận với Hội Chữ thập đỏ Việt NamBài viết khác
- Biên bản tổng hợp kết quả mời báo giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế khoa Hiếm muộn (04-12-2024)
- Thông báo mời chào giá gói thầu Cung cấp mực in laser trắng đen sử dụng cho máy in Canon LBP 121DN (03-12-2024)
- Hướng dẫn dự tuyển & Tải mẫu (08-11-2022)
- Quyền lợi & Điều kiện chung (10-05-2023)
- Tuyển dụng Bác sĩ (Hạng III) - Sản Phụ khoa (10-05-2023)