Cải thiện bệnh viện công = thu phí giá cao! - Bệnh viện Hùng Vương

Cải thiện bệnh viện công = thu phí giá cao! - Bệnh viện Hùng Vương

Cải thiện bệnh viện công = thu phí giá cao! - Bệnh viện Hùng Vương

Cải thiện bệnh viện công = thu phí giá cao! - Bệnh viện Hùng Vương

Cải thiện bệnh viện công = thu phí giá cao! - Bệnh viện Hùng Vương
Cải thiện bệnh viện công = thu phí giá cao! - Bệnh viện Hùng Vương

Cải thiện bệnh viện công = thu phí giá cao!

Thu giá cao để cải thiện bệnh viện công?  

PN - Bệnh viện (BV) Nhi Đồng II TP.HCM vừa đưa “phòng khám chất lượng cao” vào hoạt động với phương thức “một điểm dừng”. Ưu điểm của loại hình này là giảm bớt thủ tục rườm rà, người bệnh được phục vụ tốt hơn.

Tuy nhiên, giá khám bệnh lại quá cao, bệnh nhân nghèo khó có cơ hội được điều trị bởi các bác sĩ trưởng - phó khoa. Đồng thời, việc khám bệnh này chỉ diễn ra “buổi tối”, nhưng lại được khẳng định sẽ làm thay đổi hình ảnh BV công!

Phải hẹn trước ít nhất một ngày

Ngay ngày đầu tiên khai trương 16/10, chúng tôi tận mắt chứng kiến loại hình khám bệnh chất lượng cao (CLC) được nhiều người dân hưởng ứng. Tiếp xúc với chúng tôi, mẹ của bé S.K. - một nhân viên kế toán, đang đưa con trai 24 tháng tuổi đi chữa bệnh hen suyễn, cho biết: “Giá 250.000đ là đắt, nhưng nghe nói toàn các BS trưởng – phó khoa khám nên tôi đi thử cho biết. Nhân viên ở đây rất niềm nở nhưng người bệnh không được lựa chọn BS khám. Tuy CLC nhưng cũng phải chờ 20 phút mới đến lượt khám, dù đã có lịch hẹn khám trước đó”. 

Tuy phòng khám CLC hoạt động từ 16g30 - 19g30, nhưng mới 18g đã thông báo ngưng nhận bệnh nếu không hẹn trước. Mới 18g mà đã khám cho gần 40 bệnh nhi, trong khi còn gần 20 bệnh nhi đã đặt hẹn nhưng chưa khám. Ít phút sau, một phụ nữ tay dắt một bé trai vừa bước xuống taxi đến cửa phòng khám, nhân viên của BV chặn lại để từ chối. Người phụ nữ này thiết tha giải quyết để bé được khám vì bị đau bụng đột ngột, nhân viên của BV thỏa thuận: nếu đợi được thì đợi. Đợi khoảng 20 phút, người phụ nữ này dẫn con ra về vì vẫn chưa khám bệnh được. Đến 18g30, đang ở trong khuôn viên BV, chúng tôi gọi điện thoại để được hẹn khám bệnh cho con trai. Người tiếp điện thoại cho biết, nếu muốn khám bệnh ở phòng khám CLC phải hẹn trước một - hai ngày, giờ thì không được. Nếu có nhu cầu nên vào phòng khám dịch vụ của BV, với giá 50.000đ.

BS Trương Quang Định – Phó giám đốc BV Nhi Đồng II TP.HCM, giải thích, những ngày đầu, nhiều bệnh nhi không được khám vì người nhà chưa hẹn trước. Đây là hệ thống khám bệnh muốn tạo ra một thói quen khám bệnh khi đã đăng ký hẹn trước để BV chuẩn bị hồ sơ. Nếu đến ào ào thì không còn là phòng khám CLC. Đôi khi BN trễ vài chục phút mới tới lượt vì có những trường hợp cần khám kỹ. Vì là phòng khám nên không giải quyết những trường hợp đau đột ngột. Những trường hợp này, nên đến các phòng cấp cứu của BV.

Chứng kiến việc khám bệnh ban đêm, chúng tôi nhận thấy hầu hết người đưa con đến khám bệnh đều đi ô tô hoặc thuê taxi, nhân viên, bảo vệ ở đây rất tử tế, tiếp đón BN niềm nở, ân cần. Chỉ cần thân nhân BN không có ghế ngồi, bảo vệ sẽ đem ghế đến mời ngồi và trò chuyện. Thế nhưng, khi trở lại BV vào ban ngày, nhân viên bảo vệ lại trở nên thờ ơ với người bệnh. BN nằm la liệt khắp hành lang các khoa phòng.

BV công được cải thiện vào… ban đêm?

Đại diện một lãnh đạo BV trên địa bàn TP.HCM cho biết, dựa trên Nghị định 43 của Chính phủ về tự chủ tài chính đối với cơ sở công lập, thì việc cho phép các BV công đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh là để ngành y tăng thêm thu nhập, đồng thời giúp BN đỡ khổ hơn. Tuy nhiên, giá khám bệnh đến 250.000đ là quá cao so với quy định của một BV công. Hơn nữa, việc hẹn trước ít nhất một ngày là chưa hợp với tiêu chí CLC. Mở phòng khám ngoài giờ nhưng lại nói là cải thiện hình ảnh BV công cũng là không đúng. Việc cải thiện hình ảnh BV công phải diễn ra ở tất cả các khoa, phòng và tất nhiên phải vào ban ngày, chứ không phải tại một phòng khám ngoài giờ với giá cao. Mặt khác, phòng khám nên hoạt động vào giờ hành chính, tách bạch giữa khoa bán công và khoa công để BN có nhiều quyền lựa chọn. Bởi nếu hoạt động vào buổi tối thì không khác phòng mạch tư đang “dựa hơi” một BV công.

GS Trần Vinh Hiển – nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh học, ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, một BV công không nên có những phân biệt như khám dịch vụ, khám thường hay CLC vì rất dễ nhập nhằng công - tư. Nếu một người BS có lương tâm, làm đúng, không lạm dụng kỹ thuật cao, không thu tiền quá tay… thì BN sẽ được đối xử tốt hơn, dù là khám dịch vụ hay khám bảo hiểm y tế.

BS Định giải thích, việc phòng khám CLC của BV thu giá cao vì loại dịch vụ này được các BS trưởng – phó khoa khám, thời gian khám bệnh kéo dài đến 15 phút, làm siêu âm có xe đưa rước, trả kết quả tại chỗ, giá thuốc men, xét nghiệm cận lâm sàng… đều không tăng. Trước đây, BV đã tồn tại hai loại hình khám chữa bệnh (KCB) là khám dịch vụ giá 50.000đ và ưu tiên khám trước 150.000đ. Những hình thức này nhằm đa dạng hóa các loại hình KCB và vẫn tồn tại song song với phòng khám CLC.

Về vấn đề việc cải thiện BV công chỉ diễn ra vào ban đêm ở phòng khám CLC, BS Định cho rằng mô hình này chỉ mới áp dụng, chưa triển khai rộng, nếu bước đầu ổn định sẽ triển khai vào ban ngày và quy mô hơn, không chỉ hạn hẹp ở việc khám chuyên khoa nội và ngoại. Tuy nhiên, việc áp dụng cho vài ngàn BN vào ban ngày là rất khó.

Rõ ràng, tiêu chí của BV công là tạo ra sự bình đẳng, phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân. Nhưng với nhiều mức giá khác nhau, người bệnh không có tiền lại chịu thiệt thòi. Và khi các BS tiếp tục quá tải vào “ban đêm”, liệu có còn đủ sức để phục vụ cho BV công vào ban ngày?

 

Văn Thanh

nguồn: phunuonline.com.vn

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác