Chú ý với nguồn lây bệnh tả - Bệnh viện Hùng Vương

Chú ý với nguồn lây bệnh tả - Bệnh viện Hùng Vương

Chú ý với nguồn lây bệnh tả - Bệnh viện Hùng Vương

Chú ý với nguồn lây bệnh tả - Bệnh viện Hùng Vương

Chú ý với nguồn lây bệnh tả - Bệnh viện Hùng Vương
Chú ý với nguồn lây bệnh tả - Bệnh viện Hùng Vương

Chú ý với nguồn lây bệnh tả

Nguồn lây bệnh tả rộng hơn

Bệnh tiêu chảy cấp lại xuất hiện ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, trong đó nhiều trường hợp được xác định dương tính với phẩy khuẩn tả

 

Với số lượng bệnh tăng nhanh trong khoảng một tuần trở lại đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã phải huy động khu cách ly để điều trị những bệnh nhân này.

 

Bệnh nhân tiêu chảy cấp điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

 

Nhiều người Hà Nội nhiễm khuẩn tả           

Bệnh nhân N.B.T, 23 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, là một trong những trường hợp được xác định dương tính với phẩy khuẩn tả sau khi nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Theo lời kể của người thân bệnh nhân này, ngày 28-6, anh T. ăn thịt chó, mắm tôm, rau sống mua ở chợ gần nhà, ngay hôm đó, anh T. bị đau bụng đi ngoài. “Cứ nghĩ đơn giản chỉ là đau bụng nên gia đình tự điều trị tại nhà nhưng không ngờ, càng ngày bệnh càng nặng, đến lúc đưa vào viện, bệnh nhân đã bị lả vì mất nước, người xanh xao, đau bụng, đi ngoài liên tục, đi lại không vững...”- người nhà bệnh nhân này kể lại. Sau gần 2 ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh táo hơn. 

 

 

 
Theo TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, từ ngày 28-6 đến nay, hầu như ngày nào bệnh viện này cũng tiếp nhận các ca tiêu chảy nặng vào điều trị. Đã có hơn 30 ca tiêu chảy cấp nhập viện, trong đó phát hiện 17 bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn tả cư trú ở Hà Nội, chỉ có một trường hợp ở Bắc Ninh. Trong đó, có 2 bệnh nhân do bị tiêu chảy quá nhiều và nhập viện muộn đã dẫn đến suy thận, phải truyền nước, bù điện giải liên tục mới hồi phục. Với số bệnh nhân tăng nhanh, bệnh viện này buộc phải huy động khu cách ly để điều trị bệnh tiêu chảy.
 
Đáng quan tâm là nếu như những năm trước, các nhà dịch tễ nhanh chóng xác định được thủ phạm chính gây ra các đợt dịch tiêu chảy cấp là do thịt chó, mắm tôm, rau sống thì qua điều tra dịch tễ ban đầu, với các bệnh nhân hiện đang nằm điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nguồn gây bệnh hiện đã mở rộng rất nhiều. Có những trường hợp bị bệnh từ nguồn thức ăn mua sẵn ngoài chợ, có người do ăn bún, uống nước đá, một số không rõ yếu tố gây bệnh nhưng gặp nhiều nhất vẫn là những trường bệnh nhân bị tiêu chảy cấp do ăn rau sống kèm ăn thịt chó, mắm tôm.
 
 

 

75% người mắc tả không biểu hiện bệnh
 
TS Kính nhận định gần đây, nguyên nhân gây bệnh đã đa dạng hơn, đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh lớn hơn, khó phòng hơn song điểm chung giữa tất cả những trường hợp bị tiêu chảy cấp vẫn là do sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, đáng quan tâm là ngày càng có nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhưng không có biểu hiện. TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết gần đây, có đến khoảng 75% người nhiễm phẩy khuẩn tả không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Trong số những người có triệu chứng tả, 80% ở thể nhẹ và vừa, chỉ có 20% có biểu hiện mất nước nặng. Vì thế, rất khó phát hiện và quản lý được người lành mang trùng gây bệnh.
 
Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Văn Bình cảnh báo do vi khuẩn gây bệnh lan truyền chủ yếu theo đường ăn, uống cho nên ăn, uống phải hết sức thận trọng. Vì vậy, điều quan trọng hàng đầu để phòng bệnh tiêu chảy cấp là nên “ăn chín, uống sôi”. Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn chưa nấu chín như rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, không uống nước lã.
 
Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác