Coi chừng mù chỉ vì chủ quan - Bệnh viện Hùng Vương

Coi chừng mù chỉ vì chủ quan - Bệnh viện Hùng Vương

Coi chừng mù chỉ vì chủ quan - Bệnh viện Hùng Vương

Coi chừng mù chỉ vì chủ quan - Bệnh viện Hùng Vương

Coi chừng mù chỉ vì chủ quan - Bệnh viện Hùng Vương
Coi chừng mù chỉ vì chủ quan - Bệnh viện Hùng Vương

Coi chừng mù chỉ vì chủ quan

Coi chừng mù vì... chủ quan

Mặc dù mới là đầu mùa dịch đau mắt đỏ nhưng đã có nhiều trường hợp loét giác mạc do tự ý dùng thuốc

 

Đầu tuần qua, anh Phạm Duy Hải (35 tuổi, ngụ phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội) đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong tình trạng đau mắt dữ dội, nhức đầu, khi nhìn đèn có quầng xanh đỏ... Mấy lần trước, cứ chớm đau là anh chạy ra hiệu thuốc mua mấy lọ Polydexa về nhỏ là bệnh khỏi liền.

 

Lần này vẫn những lọ thuốc đó nhưng khi nhỏ thì mắt bỗng đau nhức, buồn nôn, choáng váng. Hai ngày sau, mắt mờ dần kèm theo đau đầu, đau bụng... Các bác sĩ cho biết anh Hải bị biến chứng glocom do lạm dụng thuốc, tuy chưa đến mức phải phẫu thuật nhưng sẽ phải dùng thuốc suốt đời để hạ nhãn áp và tăng chức năng thị giác.

 

Cẩn trọng với thuốc có corticoid

 

Theo bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương, tuy chưa có thống kê đầy đủ nhưng những trường hợp như anh Hải đang xuất hiện ngày càng nhiều, đa phần là người lớn do chủ quan không đi khám mà tự ý mua thuốc về nhà tự điều trị.

 

 

Kiểm tra thị lực cho bệnh nhân sau khi bị đau mắt đỏ, tại Bệnh viện Mắt Trung ương

 

Cũng có người đi khám một lần rồi dùng đơn thuốc ấy mua thuốc dùng tiếp hoặc căn cứ vào đó tự điều trị cho những lần sau. “Việc tự ý nhỏ vào mắt các loại thuốc có corticoid như Clodexa, Nemydexa, Dexaclor, Polydexa... rất nguy hiểm vì trong các thuốc này chứa chất gây giảm miễn dịch mắt. Nếu dùng kéo dài không đúng chỉ định sẽ dẫn đến biến chứng tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù lòa”- bác sĩ Hoàng Cương nhấn mạnh. 

 

Không chỉ lạm dụng tân dược mà một số trường hợp còn bị phỏng giác mạc do xông lá trầu không, tinh dầu bạc hà... để chữa bệnh đau mắt đỏ. 

 

20% bị biến chứng

 

Đau mắt đỏ là bệnh lành tính, tuy nhiên theo giới chuyên môn, có khoảng 20% bệnh nhân bị các biến chứng như khô mắt, viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm màng bồ đào thường biểu hiện bắt đầu bằng nhìn mờ.

 

Theo TS Phạm Văn Tần, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Mắt Trung ương, với những trường hợp đau mắt đỏ mà bị biến chứng viêm giác mạc sẽ để lại sẹo giác mạc khiến mắt mờ, thị lực giảm suốt đời. Bệnh nhân bị biến chứng glocom có thể gây nguy hiểm cho thần kinh thị giác dẫn đến mất thị lực và bị mù vĩnh viễn. Vì thế, nếu có những triệu chứng của viêm kết mạc cấp cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều trị kịp thời.

 

Kiêng đồ tanh, nóng

Để phòng bệnh cũng như để bệnh không lây lan ra cộng đồng, cách tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ, đặc biệt là cách ly trẻ em khỏi người bệnh. Trong gia đình có người bị đau mắt đỏ, mọi người dù chưa bị bệnh cũng nên thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý (phải dùng riêng để tránh lây bệnh qua đầu lọ thuốc), rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn ít nhất 10 lần mỗi ngày. Người bị đau mắt cần tránh dùng thực phẩm kích thích có vị nóng như hành, tỏi, ớt, thịt chó; các chất tanh như tôm, cua, cá; tránh rượu bia vì đồ uống có cồn có thể gây kích ứng cho mắt.

 

Bài và ảnh: Khánh Anh

Nguồn nld.com.vn
Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác