Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai thí điểm Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Bệnh viện Hùng Vương

Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai thí điểm Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Bệnh viện Hùng Vương

Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai thí điểm Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Bệnh viện Hùng Vương

Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai thí điểm Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Bệnh viện Hùng Vương

Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai thí điểm Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Bệnh viện Hùng Vương
Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai thí điểm Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Bệnh viện Hùng Vương

Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai thí điểm Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

     Ngày 20 tháng 3 năm 2024, Sở Y tế; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội; Hội Bảo vệ quyền trẻ em thành phố; Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai thí điểm “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Tham dự Hội nghị có ông Lê Văn Thinh - Phó Trưởng ban thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới Thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Ts.Bs Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Ủy viên Ủy ban Trẻ em thành phố, Phó Giám đốc Sở Y tế; Bà Lê Thị Lan Phương - Quyền trưởng nhóm chấm dút bạo lực - Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam; ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Phụ nữ Phát triển, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Bà Trương Lê Mỹ Ngọc, Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Thành phố; cùng các Ông Bà đại diện cho Tổ chức PE&D tại Việt Nam; Công ty TNHH Tư vấn Snowball, Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế SCI, các tổ chức trợ giúp trẻ em công lập và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố, Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111; Các Giảng viên, Chuyên gia, nhà khoa học đã và đang tham gia đồng hành hỗ trợ trong các lĩnh vực trợ giúp phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố, các Câu lạc bộ Nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới của Thành phố, đại diện một số Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức; đại diện lãnh đạo và đội ngũ Y, Bác sỹ của một số bệnh viện trên địa bàn thành phố.

 

 

     Thay mặt đơn vị thường trực triển khai mô hình, bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Bảo vệ Chăm sóc trẻ em - Bình đẳng giới thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã báo cáo tóm tắt quá trình chuẩn bị, nghiên cứu các văn bản, qui định, chính sách, tham quan học tập kinh nghiệm, tìm kiếm và kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí, phối hợp với các Sở ban ngành để tham mưu cho UBND Thành phố quyết định thành lập thí điểm “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” (Quyết định 4275/QĐ-UBND ngày 07/12/2022), gọi tắt là Mô hình Bồ Công Anh, với đầu vào của Mô hình đặt tại Bệnh viện Hùng Vương thuộc Sở Y tế và đầu ra đặt tại Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục dạy nghề thiếu niên Thành phố thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với mục đích chính của Mô hình là nhằm phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp kịp thời các dịch vụ khép kín cho người bị bạo lực và xâm hại. Đây là mô hình hỗ trợ nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái có liên quan đến bạo lực giới được đặt tại một cơ sở y tế đầu tiên tại Thành phố và cả nước. Ngay sau khi ra mắt, Mô hình đã được sự quan tâm của cộng đồng trong và ngoài nước bởi tính ưu việt và nhân văn của mô hình là nạn nhân không phải đi “gõ” nhiều cửa để bảo vệ quyền lợi cho bản thân và đặc biệt là không phải kể lại câu chuyện đau lòng của mình với mỗi cơ quan chức năng như cách làm cũ mà chỉ phải tường trình “kín” một lần với hội đồng tư vấn.

 

 

     Tuy nhiên, do là mô hình mới có tính thí điểm nên còn nhiều bất cập cần giải quyết bên cạnh những ưu điểm vượt trội như ngay sau khi nhập viện, nạn nhân được tiếp nhận để chăm sóc, điều trị về bệnh lý đồng thời với tư vấn tâm lý, tư vấn pháp luật, tư vấn về các dịch vụ xã hội ngay tại chỗ, không phải di chuyển; nhân viên y tế cũng được sự hỗ trợ ngay bởi nhân viên công tác xã hội nên không phải dành thời gian cho các công việc ngoài chuyên môn và nhân viên công tác xã hội cũng nhận được sự hỗ trợ tại chỗ của tất cả các cơ quan hữu quan nên hiệu quả công việc cao hơn. Đối với các khó khăn phát sinh khi thực hiện mô hình tại Bệnh viện Hùng Vương, Bác sĩ Phạm Quốc Hùng, Trưởng phòng Công tác xã hội, Phó trưởng Đơn vị Bồ Công Anh cho biết: văn bản pháp qui có giá trị nhất là Quyết định 3133/QĐ-BYT ngày 17/7/2020 của Bộ Y tế chỉ hướng dẫn cho cán bộ y tế chung chứ không có qui định cho nhân viên công tác xã hội bệnh viện thực hiện nhiệm vụ này nên phải tự vận dụng để thực hiện và do vậy chưa đảm bảo về mặt pháp lý. Nhân viên tham gia mô hình hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm vì không có vị trí việc làm phù hợp, điều này dẫn tới việc đôi khi không tập trung được thời gian do phải hoàn thành nhiệm vụ chính. Không có vị trí việc làm và chưa có chuẩn năng lực nên công tác tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ cũng không thực hiện được, nhân viên làm việc theo phân công nên cơ bản thiếu kỹ năng tư vấn, khả năng nhận định về sức khoẻ, tâm lý, xã hội, pháp lý còn yếu dẫn đến nguy cơ bỏ sót hoặc nhận định không chính xác các dấu hiệu mang tính pháp lý như: thuận tình hay cưỡng bức, tự thương hay xâm hại, hoảng hốt hay hoang tưởng, có thật hay bịa đặt, …hoặc nguy cơ bỏ sót hậu quả như các yếu tố lây nhiễm bệnh, có thai. Một vấn đề quan trọng để duy trì tính ổn định của mô hình là kinh phí cũng gặp khó khăn do chưa có qui định về định mức tài chính của ngành, qui chế bệnh viện cũng chưa có, nên có trường hợp phải bỏ tiền cá nhân để cho đối tượng, người nhà, đối tác ăn cơm, uống nước nhưng không quyết toán được. Việc xây dựng dự toán là rất cần thiết nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn do Bệnh viện Hùng Vương là đơn vị tự chủ tài chính, đối tượng thường không có đủ các giấy tờ cần thiết nên không được hưởng bảo hiểm y tế, ngay cả việc miễn giảm cũng không có cơ sở theo qui định.

 

 

 

     Sau khi nghe các báo cáo của các đơn vị đầu vào và đầu ra của mô hình, ý kiến của các chuyên gia là lãnh đạo, hội nghị đã đi đến thống nhất về tính ưu việt và giá trị xã hội của Mô hình. Tuy nhiên để có thể duy trì và nhân rộng mô hình nhằm bảo vệ quyền lợi cho những phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực theo các Công ước CEDAW và CRC của Liên hiệp quốc, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các Sở ban ngành liên quan cần khẩn trương phối hợp để trình UBND Thành phố giải quyết các khó khăn mà Bệnh viện Hùng Vương và Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục dạy nghề thiếu niên Thành phố đang gặp để nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình.

 

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác