Hội thảo về hiệu quả của sữa mẹ hiến tặng thanh trùng trong dinh dưỡng điều trị trẻ sinh non, nhẹ cân và khuyến nghị bổ sung quyền lợi trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi - Bệnh viện Hùng Vương

Hội thảo về hiệu quả của sữa mẹ hiến tặng thanh trùng trong dinh dưỡng điều trị trẻ sinh non, nhẹ cân và khuyến nghị bổ sung quyền lợi trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi - Bệnh viện Hùng Vương

Hội thảo về hiệu quả của sữa mẹ hiến tặng thanh trùng trong dinh dưỡng điều trị trẻ sinh non, nhẹ cân và khuyến nghị bổ sung quyền lợi trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi - Bệnh viện Hùng Vương

Hội thảo về hiệu quả của sữa mẹ hiến tặng thanh trùng trong dinh dưỡng điều trị trẻ sinh non, nhẹ cân và khuyến nghị bổ sung quyền lợi trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi - Bệnh viện Hùng Vương

Hội thảo về hiệu quả của sữa mẹ hiến tặng thanh trùng trong dinh dưỡng điều trị trẻ sinh non, nhẹ cân và khuyến nghị bổ sung quyền lợi trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi - Bệnh viện Hùng Vương
Hội thảo về hiệu quả của sữa mẹ hiến tặng thanh trùng trong dinh dưỡng điều trị trẻ sinh non, nhẹ cân và khuyến nghị bổ sung quyền lợi trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi - Bệnh viện Hùng Vương

Hội thảo về hiệu quả của sữa mẹ hiến tặng thanh trùng trong dinh dưỡng điều trị trẻ sinh non, nhẹ cân và khuyến nghị bổ sung quyền lợi trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

     HỘI THẢO VỀ HIỆU QUẢ CỦA SỮA MẸ HIẾN TẶNG THANH TRÙNG TRONG DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ

TRẺ SINH NON, NHẸ CÂN VÀ KHUYẾN NGHỊ BỔ SUNG QUYỀN LỢI

TRONG LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ SỬA ĐỔI

 

     Sáng 17/11/2023 – nhân ngày Thế giới vì Trẻ sinh non 2023, Bộ Y tế chủ trì Hội thảo về hiệu quả của sữa mẹ hiến tặng thanh trùng trong dinh dưỡng điều trị trẻ sinh non, nhẹ cân và khuyến nghị bổ sung quyền lợi trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi. Hội thảo có sự tham gia của Bộ Y tế và các bộ ban ngành liên quan, cộng đồng bà mẹ sinh non cùng mạng lưới ngân hàng sữa mẹ tại Việt Nam.
     Theo ước tính của Alive & Thrive và Viện Chiến lược chính sách y tế, nếu toàn bộ nhóm trẻ sinh non, nhẹ cân được sử dụng sữa mẹ hiến tặng thanh trùng theo chỉ định, mỗi năm quỹ bảo hiểm y tế sẽ tiết kiệm được 76,7 tỷ đồng hàng năm từ việc giảm chi phí điều trị các bệnh lý như viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng huyết sơ sinh, loạn sản phế quản phổi, bệnh võng mạc mắt, giảm thời gian điều trị nội trú, giảm thời gian nuôi ăn tĩnh mạch. Trong khi đó, nếu bảo hiểm y tế chi trả cho toàn bộ nhóm trẻ sinh non, nhẹ cân, thì chi phí quỹ bảo hiểm y tế cần thanh toán chỉ là 30,8 tỷ đồng hàng năm, thấp hơn rất nhiều so với con số tiết kiệm được.

 

Đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm

 

     Trong vòng sáu năm kể từ khi hệ thống ngân hàng sữa mẹ tại Việt Nam ra đời, hơn 30.000 lít sữa mẹ đã được hiến tặng, cung cấp tới 55.000 trẻ sơ sinh, mang lại nguồn dinh dưỡng điều trị tối ưu nhất cho những trẻ có nhiều nguy cơ nhất.
     Với quy trình sàng lọc và thanh trùng nghiêm ngặt, ngân hàng sữa mẹ giúp đảm bảo an toàn vi sinh và duy trì các thành phần sinh học thiết yếu trong sữa mẹ, nhờ vậy giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ bị lây các bệnh nghiêm trọng như HIV, viêm gan B và C, giang mai,… từ việc trao đổi, sử dụng sữa mẹ hiến tặng tự phát ngoài cộng đồng.
     Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em ước tính mỗi năm có khoảng 35.000 trẻ trên cả nước cần sử dụng sữa mẹ hiến tặng thanh trùng, với nhu cầu khoảng 100 lít mỗi ngày. Nếu vận hành tối đa công suất, mạng lưới ngân hàng sữa mẹ hoàn toàn có khả năng đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu trên toàn quốc thông qua hệ thống vận chuyển lạnh.

 

Ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế đồng chủ trì hội thảo

 

TS. BS. Phan Thị Hằng, Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương

 

Tin bài: Hữu Nhân

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác