HƯỚNG DẪN Thực hiện Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Khóa X, nhiệm kỳ 2017 - 2022 - Bệnh viện Hùng Vương

HƯỚNG DẪN Thực hiện Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Khóa X, nhiệm kỳ 2017 - 2022 - Bệnh viện Hùng Vương

HƯỚNG DẪN Thực hiện Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Khóa X, nhiệm kỳ 2017 - 2022 - Bệnh viện Hùng Vương

HƯỚNG DẪN Thực hiện Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Khóa X, nhiệm kỳ 2017 - 2022 - Bệnh viện Hùng Vương

HƯỚNG DẪN Thực hiện Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Khóa X, nhiệm kỳ 2017 - 2022 - Bệnh viện Hùng Vương
HƯỚNG DẪN Thực hiện Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Khóa X, nhiệm kỳ 2017 - 2022 - Bệnh viện Hùng Vương

HƯỚNG DẪN Thực hiện Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Khóa X, nhiệm kỳ 2017 - 2022

Hướng dẫn số 143 /HD-TƯHCTĐ ngày 11/6/2018 của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về thực hiện Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Khóa X, nhiệm kỳ 2017 - 2022

 

HƯỚNG DẪN

Thực hiện Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

Khóa X, nhiệm kỳ 2017 - 2022

 

- Căn cứ Kết luận 102-KL/TW, ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng; Chỉ thị 43-CT/TW ngày 08/6/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;

- Căn cứ Luật hoạt động chữ thập đỏ và Nghị định số 03/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động chữ thập đỏ;

- Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 45;

- Căn cứ Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện; Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;

- Căn cứ Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thông qua ngày 16/8/2017 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 282/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 3 năm 2018;

- Căn cứ Thông báo số 120/TB-VPCP ngày 08/4/2015 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;

- Căn cứ Thông báo số 331/TB-VPCP ngày 02/8/2017 của Văn phòng Chính phủvề kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X,

Ban Thường vụ Trung ương Hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2017 - 2022như sau:

I. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ TỔ CHỨC HỘI

1. Tổ chức và việc thành lập tổ chức Hội tương đương cấp huyện, cấp xã

1.1.Hội Chữ thập đỏ tương đươngcấp huyện, gồm:

a) Hội Chữ thập đỏ trong các cơ quan, tổ chức trực thuộc tỉnh, thành phố.

b) Đối với Hội Chữ thập đỏ trong trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề đã được thành lập hiện trực thuộc Hội cấp nào thì tiếp tục trực thuộc Hội cấp đó. Đối với những trường thành lập mới tổ chức Hội, tổ chức Đảng trong trường trực thuộc Đảng bộ cấp nào thì tổ chức Hội trực thuộc Hội cấp đó.

1.2. Hội Chữ thập đỏ tương đương cấp xã, gồm:

a) Hội Chữ thập đỏ trong trường trung học phổ thông.

b) Hội Chữ thập đỏ trong cơ quan, tổ chức trực thuộc cấp huyện.

1.3. Việc thành lậptổ chức Hội tương đương cấp huyện, cấp xã được tiến hành theo trình tự:

a) Hội cấp huyện/cấp xã hoặc Ban vận động thành lập hội trong trường học phối hợp với Hội cấp huyện/cấp xã xin ý kiến đồng ý củacấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp về chủ trương thành lập tổ chức Hội tương đương cấp huyện, cấp xã.

b) Thực hiện các bước thành lập tổ chức Hội theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Riêng yêu cầu về Điều lệ Hội trong hồ sơ xin thành lập tổ chức Hội, Ban Thường vụ Hội cấp huyện hoặc cấp xã hoặc Ban vận động thành lập Hội có văn bản thừa nhận Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 282/QĐ-TTg, ngày 08/3/2018 kèm theo bản sao Điều lệ Hội trong Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền tại địa phương.

c) Ban Thường vụ Hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện tiếp nhận hồ sơ xin thành lập tổ chức Hội tương đương cấp huyện hoặc cấp xã để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

d) Tổ chức lễ ra mắt tổ chức Hội tương đương cấp huyện, cấp xã; ra mắt và giao nhiệm vụ chuẩn bị và tổ chức đại hội thành lập Hội đối với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ lâm thời do Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp chỉ định; tiến hành các thủ tục đăng ký hoạt động và khắc dấu, mở tài khoản (nếu có).

e) Đại hội thành lậptổ chức Hội tương đương cấp huyện, cấp xã.

g) Hoạt động của tổ chức Hội tương đương cấp huyện, cấp xã như tổ chức Hội cấp huyện, cấp xã trên cơ sở tuân thủ Điều lệ Hội và sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp.

1.4. Hội được thành lập, trực tiếp quản lý các chi Hội trực thuộc, hội đồng bảo trợ hoặc ban bảo trợ hoạt động Chữ thập đỏ, đội ứng phó thảm họa, đội sơ cấp cứu, đội khám chữa bệnh lưu động, câu lạc bộ, các đội tình nguyện viên và các loại hình hoạt động nhân đạo khác (sau đây viết tắt là cơ sở/loại hình hoạt động chữ thập đỏ) theo quy định của pháp luật.Quy trình thành lập cơ sở/loại hình hoạt động Chữ thập đỏ gồm:

a) Xây dựng đề án thành lập cơ sở/loại hình hoạt động Chữ thập đỏ; xin ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền liên quan.

b) Quyết định thành lập cơ sở/loại hình hoạt động chữ thập đỏ kèm theo quy chế tổ chức và hoạt động; tiến hành các thủ tục đăng ký pháp nhân (nếu cần).

c) Tổ chức hoạt động của cơ sở/loại hình hoạt động Chữ thập đỏ theo quy chế được phê duyệt hoặc giấy phép được cấp.

d) Các Bếp ăn tình thương, Câu lạc bộ hiến máu Chữ thập đỏ, Cơ sở huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu Chữ thập đỏ, Cơ sở hiến máu Chữ thập đỏ, Cơ sở khám bênh, chữa bệnh Chữ thập đỏ, Đội khám chữa bệnh Chữ thập đỏ lưu động, Đội ứng phó thảm họa, Đội tình nguyện viên Chữ thập đỏ, Cơ sở bảo trợ xã hội Chữ thập đỏ, Trung tâm phòng ngừa và ứng phó thảm họa được tổ chức và hoạt động theo các quy chế tương ứng số: 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 84, 86, 87 /QC-TƯHCTĐ, ngày 22/3/2013 của Ban Thường vụ Trung ương Hộivà các quy chế bổ sung, sửa đổi, thay thế (nếu có). Cấp Hội khi thành lập các cơ sở/loại hình hoạt động này cần tuân thủ quy trình quy định tại điểm a, b, c khoản này và áp dụng thống nhất quy chế do Ban Thường vụ Trung ương Hội ban hành.

2. Bộ máy chuyên trách của Hội

2.1. Bộ máy chuyên trách ở Trung ương Hội, gồm: Văn phòng và các ban, đơn vị chuyên môn, các cơ quan báo chí, các trung tâm trực thuộc, các pháp nhân trực thuộc. Thường trực Trung ương Hội quyết định cụ thể về tổ chức và hoạt động của bộ máy chuyên trách Cơ quan Trung ương Hội cơ cấu theo 03 khối chính: i) Khối công tác Hội (gồm: Văn phòng, Tổ chức, Kiểm tra, Tài chính - Kế toán, Hợp tác quốc tế); ii) Khối phong trào Chữ thập đỏ (gồm: Công tác xã hội, Chăm sóc sức khỏe, Công tác hiến máu và hiến mô tạng nhân đạo, Quản lý thảm họa); iii) Khối Truyền thông và Phát triển nguồn lực (gồm Truyền thông và Tình nguyện viên, Đầu tư và Phát triển nguồn lực, các cơ quan truyền thông, báo chí).

2.2. Bộ máy chuyên trách ở cấp tỉnh: căn cứ nhiệm vụ được giao, biên chế và tình hình thực tế ở địa phương, Ban Thường vụ Hội cấp tỉnh xây dựng đề án tổ chức bộ máy với số lượng cán bộ thích hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Bộ máy chuyên trách của Hội ở cấp tỉnh có thể cơ cấu theo 03 ban, đơn vị chính (tương ứng 3 khối ở Trung ương): Văn phòng (gồm: Tổng hợp - Thi đua, Hành chính - Quản trị; Tổ chức; Kiểm tra; Tài chính - Kế toán…), Ban Phong trào (gồm: Công tác xã hội, Chăm sóc sức khỏe, Công tác hiến máu và hiến mô tạng nhân đạo, Quản lý thảm họa…), Ban Truyền thông và Phát triển nguồn lực (gồm Truyền thông,Thanh thiếu niên, Tình nguyện viên, Phát triển nguồn lực). Các trung tâm, pháp nhân trực thuộc (nếu có) liên quan đến lĩnh vực hoạt động nào thì sắp xếp thuộc ban, đơn vị tương ứng.

2.3. Hội được thành lập Hội đồng Tư vấn gồm các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, những người hoạt động thực tiễn, các cán bộ có kinh nghiệm, tâm huyết, có đủ phẩm chất, năng lực về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội. Cấp nào quyết định thành lập Hội đồng tư vấn, cấp đó quy định chức năng, nhiệm vụ, quyết định số lượng, cơ cấu thành viên, các chức danh lãnh đạo Hội đồng và trực tiếp quản lý hoạt động của Hội đồng.

3.Nhiệm kỳ đại hội,nhiệm vụ của Ban Chấp hành Hội cấp triệu tập đại hội

3.1.Nhiệm kỳ đại hội: Đại hội đại biểu toàn quốc, đại hội đại biểu cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương, đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể củaHội cấp xã và tương đương, đại hội toàn thể hội viên chi hội được tổ chức 5 năm một lần.

3.2. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Hội cấp triệu tập đại hội:

a) Chuẩn bị các nội dung đại hội, gồm: kế hoạch tổ chức đại hội và đại biểu đại hội, báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành nhiệm kỳ, đề án xây dựng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, Ban Kiểm tra khóa mới và các nội dung liên quan khác thuộc thẩm quyền quyết định của đại hội.

b) Tiếp nhận đơn ứng cử vào Ban Chấp hành của cán bộ, hội viênkhông phải là đại biểu chính thức của đại hội gửi đến Ban Chấp hành trước khi đại hội khai mạc chậm nhất 30 ngày làm việc để xem xét, quyết định.

c) Quyết định thời gian đại hội và thông báo tới đại biểu đại hội trước 30 ngày làm việc.

d) Cung cấp tài liệu cho Ban thẩm tra tư cách đại biểu về tình hình, kết quả bầu đại biểu và những vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu.

e) Cung cấp các tài liệu cho Đoàn chủ tịch đại hội để trả lời các vấn đề do đại biểu đại hội yêu cầu.

g) Chỉ đạo các hoạt động thường xuyên của Hội cho đến khi bầu được Ban Chấp hành mới.

h) Chuẩn bị nội dung kỳ họp thứ nhất Ban Chấp hành khóa mới để bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội và Ban Kiểm tra của Hội.

3.3. Trách nhiệm của Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội trong việc chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Hội khóa mới:

a)Xây dựng đề án Ban Chấp hành khóa mới; báo cáo cấp ủy Đảng cùng cấp và Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp. Sau khi cấp ủy Đảng và Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp thống nhất thì hướng dẫn Ban Chấp hành hội cấp dưới hoặc chi hội giới thiệu nhân sự, đề nghị các cơ quan, tổ chức giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành theo tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu của đề án.

b) Tiêu chuẩn cơ bản của ủy viên Ban Chấp hành là cán bộ chuyên trách ở các cấp Hội: i)Có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, lối sống lành mạnh, có tinh thần trách nhiệm; không tham nhũng, không cơ hội, có ý thức tổ chức kỷ luật;luôn tôn trọng, chia sẻ và sẵn lòng giúp đỡ các đối tượng dễ bị tổn thương, được quần chúng và cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ tín nhiệm; ii)Có năng lực tổ chức và vận động quần chúng tham gia các hoạt động nhân đạo trên cơ sở nắm vững và vận dụng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào công tác Hội; iii)Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác Hội và Phong trào Chữ thập đỏ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao.

c) Tiêu chuẩn của ủy viên Ban Chấp hành không phải là cán bộ chuyên trách của Hội, ngoài các tiêu chuẩn chung cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:i) Là người tiêu biểu, có uy tín trong cơ quan, tổ chức, tôn giáo, lĩnh vực hoạt động; ii)Tâm huyết, nhiệt tình và có trách nhiệm đối với hoạt động của Hội, có khả năng đóng góp thiết thực cho hoạt động của Hội; iii)Có điều kiện tham gia hoạt động nhân đạo, công tác của Hộivà tham dự các cuộc họp của Ban Chấp hành Hội.

d) Cơ cấu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ mỗi cấp:i)Cán bộ chuyên trách, cán bộ kiêm nhiệm, cán bộ chủ chốt cấp trực thuộc;ii)Đại diện ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo; iii)Đại diện doanh nghiệp, nhà hảo tâm, đại diện các lĩnh vực công tác liên quan nhiều đến công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ; iv)Cơ cấu hợp lý số ủy viên cũ, ủy viên mới; tỷ lệ nữ và các độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa. Khi dự kiến cơ cấu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cần dự kiến cả nhiệm vụ của từng uỷ viên để phân công sau đại hội.

e) Giới thiệu nhân sự:i)Cán bộ, hội viên có quyền giới thiệu đại biểu mà mình tín nhiệm vào danh sách hiệp thương để bầu vào Ban Chấp hành Hội nơi mình sinh hoạt (theo quy định tại quyền ứng cử của hội viên); ii)Ban Chấp hành Hội cấp dưới có quyền giới thiệu nhân sự ở cấp mình vào danh sách bầu Ban Chấp hành Hội cấp trên trực tiếp; iii)Theo đề nghị của Ban Chấp hành Hội đương nhiệm, cơ quan, tổ chức giới thiệu nhân sự vào danh sách bầu Ban Chấp hành Hội khóa mới; iv)Ban Chấp hành Hội đương nhiệm có trách nhiệm chuẩn bị nhân sự đủ tiêu chuẩn để bầu vào Ban Chấp hành Hội nhiệm kỳ mới; v)Khi giới thiệu người vào danh sách bầu Ban Chấp hành Hội, cá nhân hoặc tổ chức giới thiệu có trách nhiệm cung cấp hồ sơ của người được giới thiệu theo yêu cầu của Đoàn chủ tịch đại hội.

4. Đại biểu đại hội

4.1. Số lượng đại biểu của đại hội:

a) Ban chấp hành Hội cấp nào quyết định số lượng đại biểu đại hội Hội cấp đó.

b)Ở những nơi có dưới 100 hội viên thì tổ chức đại hội toàn thể hội viên. Trường hợp đặc biệt sẽ do Ban Chấp hành cấp trên trực tiếp quyết định trên cơ sở thống nhất ý kiến với cấp ủy của cấp triệu tập đại hội.

4.2. Thành phần đại biểu:

a) Đại biểu chính thức của đại hội toàn thể hội viên gồm toàn thể cán bộ, hội viên của Hội cấp đó.

b) Đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp của Hội, gồm: đại biểu đương nhiên là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội cấp triệu tập đại hội không bị kỷ luật trong vòng một năm tính từ ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày khai mạc đại hội (kể cả kỷ luật Đảng, chính quyền, đoàn thể); đại biểu do đại hội cấp dưới bầu; đại biểu chỉ định là những đại biểu do Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội chỉ định (số đại biểu được chỉ định không quá 10% tổng số đại biểu triệu tập).

4.3.Phân bổ đại biểu dự đại hội Hội cấp trên:

a) Việc phân bổ số lượng đại biểu căn cứ số lượng hội viên, số lượng tổ chức Hội trực thuộc, đặc điểm đặc thù của địa phương.

b) Ban Chấp hành Hội cấp nào quyết định việc phân bổ đại biểu dự đại hội Hội cấp đó.

4.4. Bầu đại biểu dự đại hội cấp trên:

a) Đoàn Chủ tịch đại hội báo cáo số lượng đại biểu được phân bổ và tiêu chuẩn đại biểu dự đại hội cấp trên;

b) Đại hội ứng cử, đề cử;

c) Đoàn Chủ tịch giới thiệu nhân sự để đại biểuđại hội tham khảo;

d) Đại hội thảo luận,thống nhất danh sách và tiến hành biểu quyết một lần cả danh sách đại biểu dự đại hội cấp trên.

4.5.Bầu đại biểu dự khuyết dự đại hội cấp trên thực hiện như việc bầu đại biểu chính thức; số lượng đại biểu dự khuyết do đại hội quyết định.

4.6.Thay thế đại biểu:

a) Trường hợp đại biểu chính thức không tham dự Đại hội được thì đại biểu dự khuyết thay thế (trừ Uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội). Khi vắng đại biểu chính thức được bầu thuộc đoàn đại biểu nào thì được thay thế bằng đại biểu dự khuyết của đoàn đó. Trường hợp không đủ đại biểu dự khuyết thay thế thì phải họp Ban chấp hành để bầu bổ sung đại biểu đi dự đại hội cấp trên.

b) Việc thay thế đại biểu do Ban Thường vụ cấp có đại biểu thay thế đề nghị với cấp triệu tập đại hội để xem xét, quyết định.

4.7. Bác bỏ tư cách đại biểu:

a) Đại hội bác bỏ tư cách đại biểu (đại biểu bầu, đương nhiên, chỉ định) trong trường hợp đại biểu được bầu, chỉ định không đúng nguyên tắc, thủ tục, vi phạm tiêu chuẩn đại biểu, bị kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật.

b) Việc xem xét, giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại được tiến hành khi đơn thư tố cáo, khiếu nại được gửi tới Ban tổ chức đại hội trước khi đại hội khai mạc 30 ngày.

c) Trường hợp đơn thư tố cáo, khiếu nại được tiếp nhận trong thời gian đại hội, đơn thư đó sẽ được chuyển lại cho Ban Chấp hành Hội khóa mới xem xét giải quyết.

5.Các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội

5.1. Đoàn chủ tịch đại hội:

a) Đoàn chủ tịch đại hội là cơ quan điều hành công việc của đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội báo cáo đại hội về số lượng, cơ cấu và dự kiến danh sáchĐoàn chủ tịchđể đại hội biểu quyết thông qua một lần danh sách Đoàn chủ tịch đại hội.

b) Đoàn chủ tịch đại hội có nhiệm vụđiều hành công việc của đại hội theo chương trình, quy chế hoặc nội quy làm việc đã được đại hội thông qua, phân công thành viên đoàn chủ tịch điều hành các phiên làm việc của đại hội và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quyết định của đại hội.

c) Về số lượng Đoàn chủ tịch: không quá 03 người đối với cấp xã; từ 03 đến 05 người đối với cấp huyện; từ 07 đến 09 người đối với cấp tỉnh. Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội báo cáo để đại hội quyết định.

5.2. Ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội:

a) Thành viên của Ban thẩm tra tư cách đại biểu là đại biểu chính thức của đại hội, am hiểu về công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra. Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội báo cáo về số lượng vàdự kiến danh sách để đại hội biểu quyết một lần thông qua danh sách Ban thẩm tra tư cách đại biểu.

b) Nhiệm vụ của Ban thẩm tra tư cách đại biểu: xem xét, kết luận đơn thư khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu do Ban Chấp hành các cấp giải quyết; báo cáo với đoàn chủ tịch để trình đại hội xem xét, quyết định về những trường hợp không được công nhận tư cách đại biểu và các việc liên quan đến tư cách đại biểu, nhân sự tham gia cơ quan lãnh đạo của Hội. Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu doTrưởng ban thẩm tra tư cách đại biểu trình bày và Đoàn chủ tịch đại hội điều hànhđại hội thảo luận, biểu quyết công nhận.

c) Số lượng ủy viên Ban thẩm tra tư cách đại biểu: không quá 03 người đối với cấp xã; từ 03 đến 05 người đối với cấp huyện; từ 05 đến 07 người đối với cấp tỉnh.

5.3. Đoàn thư ký đại hội:

a) Đoàn thư ký đại hội gồm một số đại biểu chính thức (đối với đại hội đại biểu). Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội báo cáo dự kiến số lượng và danh sách cụ thể Đoàn thư ký để đại hội biểu quyết thông qua một lần. Ở đại hội chi hội thì chi hội trưởng đề xuất, giới thiệu để đại hội biểu quyết thư ký đại hội. Trưởng đoàn thư ký có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, chịu trách nhiệm trước đoàn chủ tịch về nhiệm vụ của Đoàn thư ký.

b) Nhiệm vụ của Đoàn thư ký: ghi biên bản tổng hợp ý kiến thảo luận, dự thảo các văn bản kết luận, nghị quyết của đại hội; quản lý và phát hành tài liệu, ấn phẩm của đại hội theo sự chỉ đạo của Đoàn chủ tịch đại hội; thu nhận, bảo quản và gửi đến Ban Chấp hành khóa mới đầy đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của đại hội. Khi bầu Ban Chấp hành, Đoàn thư ký thực hiện nhiệm vụ kiểm đếm số lượng biểu quyết theo sự điều hành của Đoàn chủ tịch đại hội.

c) Về số lượng thành viên Đoàn thư ký: đối với cấp xã:01 đến 02 người; đối với cấp huyện, cấp tỉnh và Trung ương: từ 02 đến 03 người.

6. Trang trí đại hội

6.1. Cờ Tổ quốc,tượng hoặc ảnh Bác Hồđặt phía dưới ngôi sao, chính giữa Quốc kỳ, Biểu trưng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, được treo thấp hơn ngôi sao trên Quốc kỳ, ở bên phải chính giữa phần phông còn lại (từ mép bên phải của Quốc kỳ tới mép bên phải của phông trang trí).

6.2.Tiêu đề Đại hội:

ĐẠI HỘI HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM

TỈNH/HUYỆN/XÃ…… LẦN THỨ…, NHIỆM KỲ …

Địa danh, ngày... tháng... năm....

Khổ chữ của tiêu đề phải phù hợp với phông trang trí và nên bố cục tiêu đề từ 2 đến 3 dòng. Tiêu đề Đại hội treo chính giữa phía dưới Biểu trưng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

7.Chương trình đại hội

7.1. Phiên thứ nhất (Nội bộ):

a) Chào cờ, hát Quốc ca.

b)Bầu Đoàn chủ tịch, Đoàn thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu (đối với đại hội đại biểu).

c) Thông qua nội quy hoặc quy chế, chương trình làm việc của đại hội.

d) Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu (đối với đại hội toàn thể thì trình bày báo cáo tình hình đại biểu).

e) Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ qua; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.

g) Báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ nhiệm kỳ qua.

h) Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý văn kiện đại hội Hội cấp trên; báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia vào dự thảo Điều lệ Hội sửa đổi, bổ sung (nếu có).

i) Thảo luận.

k) Bầu Ban Chấp hành khóa mới.

l) Bầu đại biểu dự đại hội cấp trên (nếu có).

m) Thông báo ý kiến của cấp ủy cùng cấp về việc cử Chủ tịch danh dự của Hội.

7.2.Hội nghị Ban Chấp hành cấp Hội khóa mới bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội, bầuBan Kiểm tra, trưởng ban, phó trưởng ban Kiểm tra Hội.

7.3. Phiên thứ hai (Công khai):

a) Chào cờ, hát Quốc ca.

b) Báo cáo kết quả phiên làm việc thứ nhất của đại hội và mời Đoàn chủ tịch và Đoàn thư ký đại hội vào vị trí làm việc.

c)Khai mạc đại hội.

d) Thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ chúc mừng đại hội (nếu có).

e)Trình chiếu phim phóng sự hoặc bản trình chiếu (powerpoint) hoặc Inforgraphic báo cáo tóm tắt kết quả nổi bật công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ qua; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.

g) Tham luận (2-3 tham luận).

h) Đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền phát biểu ý kiến.

i) Đại diện lãnh đạo Hội cấp trên phát biểu ý kiến.

k) Suy tôn Chủ tịch danh dự Hội.

l) Báo cáo kết quả bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội; kết quả bầu Ban Kiểm tra, trưởng ban, phó trưởng ban Kiểm tra Hội.

m) Chủ tịch danh dự, Ban Chấp hành mới và Đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên (nếu có) ra mắt đại hội.

n) Thông qua nghị quyết Đại hội.

o) Bế mạc Đại hội.

p) Chào cờ, hát Quốc ca.

7.4. Đối với đại hội chi hội: chương trình đại hội được tổ chức trong một buổi với các nội dung cơ bản nêu ở mục 7.1 và 7.3 trên đây.Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý văn kiện đại hội Hội cấp trên; ý kiến góp ý dự thảo Điều lệ Hội sửa đổi, bổ sung (nếu có) được gửi tới đại biểu bằng văn bản.

8.Ứng cử, đề cử và bầu cửBan Chấp hành

8.1. Quyền ứng cử: cán bộ, hội viên đủ tiêu chuẩn và phù hợp với cơ cấucó quyền ứng cử để bầu vào Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ các cấp. Cụ thể:

a) Cán bộ, hội viên là đại biểu chính thức của đại hội có quyền ứng cử để bầu vào Ban Chấp hành tại đại hội, ứng cử để bầu làm đại biểu đi dự đại hội Hội cấp trên trực tiếp.

b) Cán bộ, hội viên không phải là đại biểu chính thức của đại hội gửi đơn xin ứng cử kèm theo lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền tới Hội Chữ thập đỏ cấp quản lý trực tiếp để xem xét, quyết định hoặc gửi tới Ban chấp hành Hội Chữ thập đỏ cấp triệu tập đại hội chậm nhất 30 ngày trước ngày đại hội.

8.2. Quyền đề cử:

a) Cán bộ, hội viên là đại biểu chính thức dự đại hội có quyền đề cử nhân sự để bầu vào Ban Chấp hành Hội tại đại hội. Trường hợp người được đề cử không phải là đại biểu chính thức của đại hội thì người đề cử phải báo cáo bằng văn bản về lý lịch, tư cách của người được đề cử có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được đề cử gửi đến Ban Chấp hành Hội cấp triệu tập đại hội chậm nhất 30 ngày trước khi diễn ra đại hội.

b) Cán bộ, hội viên là đại biểu chính thức dự đại hội có quyền đề cử các đại biểu chính thức dự đại hội để bầu dự đại hội Hội cấp trên trực tiếp.

8.3. Quyền bầu cử: đại biểu chính thức dự đại hội có quyền bầu Ban Chấp hành Hội tại đại hội và bầu đại biểu dự đại hội cấp trên trực tiếp.

8.4.Bầu Ban Chấp hành:

a) Đoàn chủ tịch đại hội trình bày đề án xây dựng Ban Chấp hànhkhoá mới do Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội chuẩn bị.

b) Đại hội thảo luận, biểu quyết thông qua đề án xây dựng Ban Chấp hành khóa mới và tiến hành ứng cử, đề cử vào Ban Chấp hành khoá mới.

c) Đoàn chủ tịch đại hội báo cáo danh sách nhân sự do Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội chuẩn bị để đại hội tham khảo.

d) Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, đề cử và những người xin rút; xem xét, quyết định việc cho rút tên hoặc không cho rút tên khỏi danh sách bầu. Trường hợp nhân sự trong danh sách bầu còn nhiều ý kiến khác nhau thì Đoàn chủ tịch xin ý kiến quyết định của đại hội; thống nhất danh sách bầu.

e) Đại hội biểu quyết một lần cả danh sách bầu Ban Chấp hành. Đoàn thư ký kiểm đếm số lượng biểu quyết và báo cáo với người điều hành. Người điều hành công bố kết quả bầu Ban Chấp hành khoá mới.

9.Bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ban Kiểm tra, Trưởng ban, Phó trưởng ban Kiểm tra

9.1. Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ban Kiểm tra, Trưởng ban, Phó trưởng ban Kiểm tra được bầu tại kỳ họp thứ nhất của Ban Chấp hành Hội khóa mới. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội khoá triệu tập đại hội làm triệu tập viên, điều hành kỳ họp thứ nhất Ban Chấp hành Hội khóa mới cho đến khi bầu được Chủ tọa của kỳ họp.Chủ tọa kỳ họp giới thiệu thư ký kỳ họp, thông qua chương trình kỳ họp và điều hành bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội; bầu Ban Kiểm tra Hội, Trưởng ban, Phó trưởng ban Kiểm tra Hội.

9.2. Ban Chấp hành Hội cấp nào bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch,Ban Kiểm tra,Trưởng ban, Phó trưởng ban Kiểm tra cấp đó. Cụ thể:

a) Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu Ban Thường vụ,Chủ tịch, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Phó chủ tịch (Chủ tịch, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Phó chủ tịch là bộ phận Thường trực của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Hội); bầu Ban Kiểm tra (gồm: các ủy viên và Trưởng ban, Phó trưởng ban Kiểm tra trong số các ủy viên kiểm tra đã bầu).

b) Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch (Chủ tịch, Phó chủ tịch là bộ phận Thường trực của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội cùng cấp); bầu Ban Kiểm tra Hội (gồm: các ủy viên và Trưởng ban, Phó trưởng ban Kiểm tra trong số các ủy viên kiểm tra đã bầu).

c) Đối với chức danh Ủy viên Thường trực nhiệm kỳ 2016-2021 đã được Ban Chấp hành Hội bầu: Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X do Thủ tướng phê duyệt không còn chức danh này nên Ban Chấp hành cấp Hội quản lý Ủy viên Thường trực thực hiện miễn nhiệm chức danh này theo thẩm quyền tại kỳ họp gần nhất.

d)Đại hội chi hội bầu chi hội trưởng, chi hội phó.

9.3. Bầu Ban Thường vụ:

a) Số lượng uỷ viên Ban Thường vụ Hội cấp nào do Ban Chấp hành Hội cấp đó quyết định, nhưng không quá 1/3 số lượng ủy viên Ban Chấp hành.

b) Chủ tọa kỳ họp trình bày đề án xây dựng Ban Thường vụ; điều hành thảo luận và biểu quyết thông qua đề án xây dựng Ban Thường vụ.

c) Ủy viên Ban Chấp hành ứng cử, đề cử.

d) Chủ tọa kỳ họp báo cáo dự kiến danh sách Ban Thường vụ Hội khóa mới do Ban Chấp hành Hội cấp triệu tập đại hội chuẩn bị để hội nghị tham khảo; tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử, chốt danh sách bầu Ban Thường vụ.

e) Biểu quyết một lần danh sách bầu Ban Thường vụ và công bố kết quả bầu Ban Thường vụ.

9.4. Bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch:

a) Chủ tọa hội nghị báo cáo đề án bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Phó chủ tịch (ở cấp Trung ương), Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội (ở cấp tỉnh, huyện, xã và tương đương); trình bày văn bản thông báo ý kiến của cấp ủy Đảng cùng cấp đối với nhân sự lãnh đạo chủ chốt của Hội.

b) Ủy viên Ban Thường vụ Hội ứng cử, đề cử.

c) Tiến hành biểu quyết bầu theo trình tự: Chủ tịch, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký và Phó chủ tịch Hội (ở cấp Trung ương); Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội (ở cấp tỉnh, huyện, xã và tương đương cấp huyện, cấp xã). Có thể biểu quyết một lần toàn bộ danh sách. Thư ký hội nghị kiểm đếm khi biểu quyết và báo cáo Chủ tọa hội nghị.

d) Công bố kết quả bầu.

9.5. Bầu Ban Kiểm tra:

a) Số lượng ủy viên Ban Kiểm tra cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định, nhưng không quá 09 ủy viên (đối với Trung ương Hội), 07 ủy viên (đối với cấp tỉnh và tương đương), 05 ủy viên (đối với cấp huyện và tương đương), 03 ủy viên (đối với cấp xã và tương đương).

b) Chủ tọa kỳ họp trình bày đề án xây dựng Ban Kiểm tra Hội khoá mới do Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội chuẩn bị.

c) Thảo luận, biểu quyết thông qua đề án; tiến hành ứng cử, đề cử.

d) Chủ tọa báo cáo danh sách nhân sự do Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội chuẩn bị để Ban Chấp hành tham khảo.

e) Chủ tọa tổng hợp danh sách những người ứng cử, đề cử và những người xin rút; xem xét, quyết định việc cho rút hoặc không cho rút khỏi danh sách bầu. Trường hợp nhân sự còn nhiều ý kiến khác nhau thì Chủ tọa xin ý kiến quyết định của Ban Chấp hành; thống nhất danh sách bầu.

g) Biểu quyết một lần cả danh sách bầu Ban Kiểm tra. Thư ký kiểm đếm số lượng biểu quyết và báo cáo với Chủ tọa. Chủ tọa công bố kết quả bầu Ban Kiểm tra khoá mới.

9.6. Bầu Trưởng ban và Phó trưởng ban Kiểm tra:

a) Chủ tọa hội nghị báo cáo tiêu chuẩn nhân sự Trưởng ban và Phó trưởng ban Kiểm tra theo đề án Ban Kiểm tra khoá mới do Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội chuẩn bị.

b) Tiến hành ứng cử, đề cử.

c) Chủ tọa báo cáo danh sách nhân sự dự kiến Trưởng ban và Phó trưởng ban Kiểm tra Hội do Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội chuẩn bị để Ban Chấp hành tham khảo.

d) Chủ tọa tổng hợp danh sách những người ứng cử, đề cử và những người xin rút; xem xét, quyết định việc cho rút hoặc không cho rút khỏi danh sách bầu. Trường hợp nhân sự còn nhiều ý kiến khác nhau thì Chủ tọa xin ý kiến quyết định của Ban Chấp hành; thống nhất danh sách bầu.

e) Tiến hành bầu theo trình tự: Trưởng ban, Phó Trưởng ban Kiểm tra. Có thể biểu quyết một lần toàn bộ danh sách. Thư ký hội nghị kiểm đếm khi biểu quyết và báo cáo Chủ tọa hội nghị.

g) Chủ tọa hội nghị công bố kết quả bầu.

9.7. Hiệu lực (với các cấp Hội địa phương): Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội điều hành ngay công việc của Ban Chấp hành Hội khoá mới. Chủ tịch Hội được ký văn bản với chức danh Chủ tịch ngay sau khi được bầu.

9.8.Công nhận kết quả bầu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ban kiểm tra:

a) Chậm nhất 15 ngày sau đại hội, Ban Thường vụ Hội khóa mới gửi hồ sơ đại hội tới Hội cấp trên trực tiếp, gồm: biên bản đại hội, biên bản bầu Ban Chấp hành kèm theo danh sách trích ngang (có chữ ký của người thay mặt Đoàn Chủ tịch đại hội), Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ban kiểm tra, Trưởng ban, Phó Trưởng ban Kiểm tra(có chữ ký của Chủ tọa kỳ họp lần thứ nhất Ban Chấp hành khóa mới) kèm theo Tờ trình đề nghị công nhận Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban kiểm tra và các chức danh do Ban Chấp hành bầu.

b) Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ban Thường vụ Hội cấp dưới về kết quả đại hội, Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp quyết định công nhận Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra và các chức danh do Ban Chấp hành bầu.

c) Ban Chấp hành điều hành công việc ngay sau khi được đại hội bầu. Sau khi có quyết định công nhận của Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp thì Phó Chủ tịch Hội, Trưởng ban, Phó trưởng Ban Kiểm tra Hội được ký tên trong các văn bản của Hội cấp mình.

d) Sau đại hội nếu thấy có sự vi phạm về tiêu chuẩn, nguyên tắc, thủ tục bầu thì Ban Thường vụ Hội cấp trên có quyền bác bỏ kết quả bầu của đại hội hoặc của Ban Chấp hành Hội cấp dưới; nếu thấy một hoặc một số chức danh đã được bầu nhưng không đảm bảo nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn quy định thì Ban Thường vụ Hội cấp trên có quyền không công nhận chức danh đó.

10.Nhiệm vụ của Ban Thường vụ Hội cấp tỉnh, huyện, xãvà việc rút tên, xóa tên, bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực và Ban Kiểm tra

10.1. Nhiệm vụ của Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh, huyện, xã:

a) Thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo mọi mặt công tác của Hội giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp hành.

b) Quyết định các chủ trương, biện pháp nhằm tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội Hội cấp mình và các chủ trương, nghị quyết, kết luận, quyết định của Ban Chấp hành Hội cấp trên.

c) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo việc tiếp nhận, phân phối, sử dụng viện trợ.

d) Tổng kết mô hình, chuyên đề và các hoạt động của Hội; kiến nghị, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền về chủ trương, cơ chế, chính sách đối với công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ; phối hợp với các cơ quan, các tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác của Hội tại địa phương.

e) Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng của Hội; quyết định danh hiệu thi đua tập thể thuộc cấp mình hàng năm.

g) Quyết định kỷ luật với các hình thức: khiển trách, cảnh cáo đối với uỷ viên Ban Chấp hành Hội cấp mình khi vi phạm kỷ luật.

h) Chuẩn bị nội dung các kỳ họp Ban Chấp hành Hội cấp mình; báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các chủ trương, nghị quyết, kết luận, quyết định của Ban Chấp hành, những công việc đã giải quyết giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành trước hội nghị Ban Chấp hành Hội cấp mình.

10.2. Rút tên, xóa tên ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực và Ban kiểm tra:

a) Ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Kiểm tra khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác hoặc thôi việc thì rút tên khỏi Ban Chấp hành/Ban Kiểm tra cùng cấpkể từ khi có quyết định nghỉ hưu, chuyển công tác khác hoặc thôi việc và được thông báo tại Hội nghị Ban chấp hành gần nhất.

b) Trường hợp ủy viên Ban Chấp hành là lãnh đạo Hội, đến tuổi nghỉ hưu, chưa có người thay thế nếu đượcĐảng đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Thường trực Trung ương Hội (đối với Trung ương Hội), cấp ủy Đảng, Thường trực Hội cùng cấp (đối với các cấp Hội địa phương) đề nghị, được cấp ủy Đảng cấp trên của cấp Hội đó yêu cầu bằng văn bản tiếp tục công tác thìThường trực Hội thông báo bằng văn bản tới Ban Chấp hànhcùng cấp và báo cáo Hội cấp trên.

c) Việc xóa tên đối với ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra vi phạm kỷ luật không còn đủ uy tín để giữ chức vụ đó thì Ban Chấp hành Hội cấp đó thống nhất và đề nghị Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.

d) Trường hợp rút tên hoặc xóa tên khỏi Ban Chấp hành thì không còn là ủy viên Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra (đối với các ủy viên Ban Kiểm tra đồng thời là ủy viên Ban Chấp hành) và không còn giữ các chức danh lãnh đạo Hội (nếu có).

10.3.Bầu thay thế, bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, Ban Kiểm tra các cấp Hội được tiến hành khi các chức danh đó bị khuyết; khi bầu chưa đủ số lượng do đại hội quyết định hoặc bầu thêm ngoài số lượng do đại hội đã quyết định. Việc bầu thay thế, bổ sungủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, Ban Kiểm tra được thực hiện theo nguyên tắc và quy trình sau:

a) Số lượng ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, Ban Kiểm tra Hộibầu thay thế, bổ sung trong nhiệm kỳ không quá 1/3 (một phần ba) số lượng do đại hội quyết định.

b) Bầu thêm ủy viên Ban Chấp hành,Ban Thường vụ, Thường trực, Ban Kiểm tra Hộingoài số lượng đã được đại hội biểu quyết trong nhiệm kỳ không được quá 10%(mười phần trăm) số lượng ủy viên do đại hội quyết định. Việc bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, Ban Kiểm tra Hội do Ban Chấp hành Hội quyết định.

c) Việc bầu thay thế, bổ sung ủy viênThường trực, lãnh đạo Ban Kiểm tra Hội: khi khuyết chức danh lãnh đạo nào thì Ban Chấp hành bầu thay thế, bổ sung chức danh đó trong số các uỷ viên Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra hoặc từ nguồn nhân sự do cấp ủy Đảng cùng cấp hoặc cấp trên giới thiệu.

d) Bổ sung người chưa phải là uỷ viên Ban Chấp hành vào Ban Thường vụ, Thường trực: Ban Chấp hành bầu bổ sung người đó vào Ban Chấp hành sau đó bầu vào Ban Thường vụ và bầu chức danh trong Thường trực Hội.

e) Quy trình bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, Ban Kiểm tra của cấp Hội thực hiện theo quy trình bầu ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, Ban Kiểm tra của cấp Hội.

g)Hồ sơ nhân sự bầu bổ sung kèm theo biên bản bầu, biên bản họp Ban Chấp hành và lý lịch trích ngang của người được bầu gửi về Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp để xem xét, quyết định công nhận.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CÁN BỘ, HỘI VIÊN, TÌNH NGUYỆN VIÊN VÀ THANH NIÊN, THIẾU NIÊN CHỮ THẬP ĐỎ[3]

1. Cán bộ chuyên trách

1.1. Số lượng cán bộ chuyên trách Hội cấp huyện, cấp tỉnh và Cơ quan Trung ương Hội do Thường trực Hội cùng cấp quyết định trên cơ sở đề án vị trí việc làmphù hợp với nhiệm vụ được giao, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.

1.2. Việc tiếp nhận, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ Hội là ủy viên Ban Chấp hành Hội cấp huyện, cấp tỉnh và Trung ương, cán bộ Hội giữ chức vụ lãnh đạo (cấp phòng, ban, đơn vị và các chức danh lãnh đạo do Ban Chấp hành bầu), cán bộ làm việc trong các cơ quan chuyên trách của Hội được thực hiện theo quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ trên cơ sở vận dụng phù hợp với điều kiện hoạt động của Hội.

2. Hội viên chữ thập đỏ

2.1. Điều kiện và tiêu chuẩn hội viên:

a) Là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi trở lên (đối với hội viên cá nhân). Mỗi công dân chỉ tham gia Hội theo một trong các tư cách: hội viên, tình nguyện viên hoặc thanh niên Chữ thập đỏ.

b) Là tổ chức, tập thể, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, được các tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam công nhận, tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam (đối với hội viên tập thể).

c) Tự nguyện gia nhập Hội và tán thành Điều lệ Hội.

d) Tự nguyện tham gia sinh hoạt trong một tổ chức của Hội và thực hiện nhiệm vụ của hội viên theo cấp bậc, có điều kiện tham gia hoạt động của Hội.

e) Không vi phạm pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế mà Việt Nam tham gia.

g) Đóng hội phí đầy đủ theo quy định.

2.2. Xét công nhận hội viên:

a) Cá nhân và tổ chức có nguyện vọng gia nhập Hội cần có đơn xin gia nhập Hội gửi một tổ chức Hội cụ thể (tổ chức Hội cấp xã, cấp huyện và tương đương, Hội cấp tỉnh, Trung ương Hội); không gửi đơn xin gia nhập Hội tới nhiều cấp Hội trong cùng một thời điểm; chịu sự quản lý trực tiếp của tổ chức Hội đó sau khi trở thành hội viên. Căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn hội viên, Ban Thường vụ Hội xem xét quyết định công nhận hội viên; công bố danh sách hội viên chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày ban hành quyết định công nhận hội viên và tổ chức trao Thẻ/Bằng công nhận hội viên chậm nhất sau 3 tháng kể từ ngày hội viên được công nhận.

b) Việc xét công nhận cấp bậc hội viên do cấp Hội quản lý trực tiếp tiến hành hằng năm, theo đó hằng năm, cấp quản lý hội viên có trách nhiệm rà soát hoạt động và mức đóng góp hội phí của hội viên để làm căn cứ cho việc nâng hạng, duy trì hay hủy bỏ tư cách hội viên trong năm tiếp theo.

c) Những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật và đang trong thời gian điều tra, xem xét của các cơ quan pháp luật hoặc đang trong thời gian thi hành án thì không xem xét, công nhận hội viên.

2.3. Quản lý hội viên:

a) Nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng, nguyện vọng của hội viên; tìm hiểu năng lực, điều kiện, hoàn cảnh bản thân và gia đình hội viên.

b) Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, giúp đỡ hội viên khi gặp khó khăn.

c) Thực hiện phân loại hội viên hằng năm để làm căn cứ xét nâng hạng, xuống hạng hoặc thu hồi Thẻ/Bằng công nhận hội viên.

2.4. Sổ sách quản lý và định kỳ báo cáo về tình hình hội viên:

a) Ban Chấp hành từ chi hội lập sổ ghi danh sách hội viên, sổ thu hội phí và báo cáo Hội cấp trên trực tiếp.

b) Định kỳ 6 tháng một lần, Ban Thường vụ Hội cơ sở báo cáo tình hình hội viên với Ban Thường vụ Hội cấp huyện, Ban Thường vụ Hội cấp huyện báo cáo tình hình hội viên với Hội cấp tỉnh. Định kỳ hằng năm, tỉnh, thành Hội báo cáo tình hình hội viên với Trung ương Hội.

2.5. Rút và xoá tên khỏi danh sách hội viên:

a) Rút tên: hội viên chuyển sinh hoạt đi nơi khác, hội viên qua đời, hội viên không có nguyện vọng hoặc không có điều kiện tiếp tục tham gia công tác Hội, hội viên vi phạm pháp luật do Ban Chấp hành chi hội báo cáo với Ban Chấp hành Hội cơ sở quyết định.

b) Xoá tên: hội viên không chấp hành Nghị quyết, Điều lệ Hội và không hoàn thành nhiệm vụ được hội phân công, không đóng hội phí quá 3 tháng được Hội nhắc nhở nhiều lần, hội viên vi phạm pháp luật. Ban Chấp hành chi hội báo cáo Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp quyết định.

c) Trường hợp hội viên thường xuyên đi học tập, lao động, công tác ở xa không quá 01 năm, trong thời gian đó hội viên có báo cáo với cấp quản lý và sau mỗi đợt đi về vẫn tham gia sinh hoạt, đóng hội phí đầy đủ và có đóng góp cho hoạt động của Hội thì không coi là bỏ sinh hoạt và không xoá tên trong danh sách hội viên.

2.6. Mức đóng hội phí hằng tháng đối với hội viên cá nhân:

a) Tối thiểu 3.000 đồng/tháng/hội viên hoạt động; thu định kỳ hằng tháng hoặc 6 tháng một lần.

b) Tối thiểu 50.000đ/tháng/hội viên hạng Bạc; thu định kỳ hằng tháng hoặc 6 tháng một lần.

c) Tối thiểu 100.000đ/tháng/hội viên hạng Vàng; thu định kỳ hằng tháng hoặc 6 tháng một lần;

d) Tối thiểu 500.000đ/tháng/hội viên hạng Bạch kim; thu định kỳ 6 tháng một lần hoặc hằng năm.

 2.7. Tỷ lệ, đối tượng miễn, giảm đóng hội phí đối với hội viên cá nhân:

a) Đối tượng miễn, giảm đóng hội phí gồm: các hội viên đang ốm đau, hộ gia đình nghèo.

b) Tỷ lệ hội viên được miễn, giảm đóng hội phí không quá 10% tổng số hội viên.

2.8. Mức đóng hội phí hằng tháng đối với hội viên tập thể:

a) Tối thiểu 1.000.000 đồng/tháng/hội viên Hoạt động; thu định kỳ hằng tháng hoặc 6 tháng/lần.

b) Tối thiểu 2.000.000đ/tháng/hội viên hạng Bạc; thu định kỳ hằng tháng hoặc 6 tháng một lần.

c) Tối thiểu 5.000.000đ/tháng/hội viên hạng Vàng; thu định kỳ hằng tháng hoặc 6 tháng một lần;

d) Tối thiểu 10.000.000đ/tháng/hội viên hạng Bạch kim; thu định kỳ 6 tháng/ lần hoặc hằng năm.

e) Hội viên cá nhân sinh hoạt trong tổ chức hội viên tập thể, được xác định cấp bậc hội viên theo mức đóng hội phí của chính hội viên đó.

2.9. Trích nộp hội phí:

a) Việc trích nộp hội phí được tính như sau: Hội cấp xãgiữ lại 75%; Hội cấp huyện giữ 10%; Hội cấp tỉnh giữ 10%; nộp về Trung ương Hội 5%. Hội cấp huyện thu 25% hội phí từ Hội cấp xã, chuyển về Hội cấp tỉnh 15%. Hội cấp tỉnh thu 15% hội phí từ Hội cấp huyện và chuyển về Trung ương Hội 5%.

b) Hằng năm, căn cứ số lượng hội viên (tập thể, cá nhân) tại địa phương, Hội cấp tỉnh giao chỉ tiêu trích nộp hội phí cho Hội cấp huyện; Hội cấp huyện giao chỉ tiêu trích nộp hội phí cho Hội cấp xã và coi đó là một trong các chỉ tiêu đánh giá thi đua trong năm của cấp Hộivà quản lý thực chất, hiệu quả hội viên.

2.10. Chi hội phí:

a) Thăm hỏi cán bộ Hội, hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

b) Mua báo chí của Hội và tài liệu nghiệp vụ công tác Hội.

c) Công tác thi đua, khen thưởng.

d) Nâng cao năng lực và phát triển tổ chức Hội các cấp.

e) LàmThẻ/Bằng công nhận hội viên, Thẻ tình nguyện viên.

g) Các nội dung chi liên quan khác do Thường trực cấp Hội quyết định.

h) Việc thu, chi hội phí phải có đầy đủ chứng từ, sổ sách ghi chép và được công khai tại các cuộc sinh hoạt hội viên, các hội nghị Ban Chấp hành hàng năm. Mọi vấn đề liên quan đến hội phí thuộc cấp nào quản lý, Ban Thường vụ cấp đó có trách nhiệm giải đáp bằng văn bản.

2.11. Thủ tục chuyển và tiếp nhận sinh hoạt hội viên:

a) Thủ tục chuyển sinh hoạt hội viên: hội viên khi chuyển sinh hoạt thì báo cáo với Ban Chấp hành cấp Hộiquản lý. Ban Chấp hành cấp Hội cấp giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt và xác nhận thời gian sinh hoạt cùng các nghĩa vụ mà hội viên đã thực hiện.

b) Thủ tục tiếp nhận sinh hoạt hội viên: hội viên trình giấy giới thiệu của Ban Chấp hành Hội nơi sinh hoạt cũ với Ban Chấp hành Hội nơi mới đến để được giới thiệu tham gia sinh hoạt, xác nhận thời gian tiếp tục sinh hoạt, ghi tên hội viên vào danh sách hội viên.

2.12. Thẻ hội viên đối với hội viên cá nhân, Bằng công nhận hội viên tập thể đối với hội viên tập thể (sau đây viết tắt là Thẻ/Bằng công nhận hội viên) và Thẻ tình nguyện viên:

a) Thẻ/Bằng công nhận hội viên, Thẻ tình nguyện viên có giá trị chứng nhận tư cách hội viên theo các hạng (đối với hội viên) và theo các cấp bậc (đối với tình nguyện viên) do Trung ương Hội thống nhất phát hành; các cấp Hội quản lý và hướng dẫn trao Thẻ/Bằng công nhận hội viên, Thẻ tình nguyện viên theo phân cấp quản lý hội viên, tình nguyện viên.

b) Thẻ/Bằng công nhận hội viên, Thẻ tình nguyện viên được dùng để đăng ký tham gia sinh hoạt Hội và xuất trình khi cần. Hội viên, tình nguyện viên không được cho người khác mượn thẻ. Hội viên, tình nguyện viên sau khi rút tên, xóa tên chuyển lại Thẻ/Bằng công nhận hội viên hoặc Thẻ tình nguyện viên cho cấp Hội quản lý. Ban Thường vụ Hội thu hồi và hủy Thẻ/Bằng công nhận hội viên hoặc Thẻ tình nguyện viên theo quy định. Hội viên, tình nguyện viên sử dụng thẻ sai mục đích thì tuỳ mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Hội.

3. Tình nguyện viên Chữ thập đỏ

3.1. Tiêu chuẩn tình nguyện viên Chữ thập đỏ:

a) Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; tự nguyện tham gia hoạt động Chữ thập đỏ do các cấp Hội tổ chức.

b) Có khả năng, điều kiện tham gia hoạt động Chữ thập đỏ, đáp ứng các nhiệm vụ cụ thể của cấp Hội nơi tình nguyện viên đăng ký hoạt động.

c) Tuân thủ Luật hoạt động Chữ thập đỏ, Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, pháp luật của Nhà nước Việt Nam và các quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của tình nguyện viên Chữ thập đỏ.

d) Trường hợp người nước ngoài tình nguyện tham gia hoạt động chữ thập đỏ tại Việt Nam, thực hiện theo qui định của pháp luật Việt Nam.

e) Tình nguyện viên Chữ thập đỏ không đồng thời là hội viên hoặc thanh niên Chữ thập đỏ.

3.2. Danh hiệu tình nguyện viên Chữ thập đỏ:

a) Tình nguyện viên cấp 1[4] là những tình nguyện viên có đóng góp/tham gia tình nguyện liên tục trong hoạt động Hội từ 10 năm trở lên.

b) Tình nguyện viên cấp 2 là những tình nguyện viên có đóng góp/tham gia tình nguyện liên tục trong hoạt động Hội từ 5 năm đến dưới 10 năm.

c) Tình nguyện viên cấp 3 là những tình nguyện viên có đóng góp/tham gia tình nguyện liên tục trong hoạt động Hội từ 2 năm đến dưới 5 năm.

d) Tình nguyện viên hoạt động là những tình nguyện viên có đóng góp/tham gia tình nguyện thường xuyên hoặc không thường xuyên trong hoạt động Hội từ dưới 2 năm.

3.3. Nhiệm vụ của tình nguyện viên Chữ thập đỏ:

a) Chấp hành sự quản lý, phân công nhiệm vụ của cấp Hội quản lý hoặc lãnh đạo Đội tình nguyện viên (trong trường hợp đăng ký tham gia đội) và các quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của tình nguyện viên Chữ thập đỏ;

b) Tuyên truyền, bảo vệ và nâng cao uy tín của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, bảo vệ Biểu tượng Chữ thập đỏ và Biểu trưng Chữ thập đỏ Việt Nam;

c) Tham gia các hoạt động do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức; vận động đóng góp và trực tiếp đóng góp công sức, trí tuệ, uy tín, kỹ năng, tiền, hàng cho các hoạt động Chữ thập đỏ theo khả năng và điều kiện của mình;

d) Sinh hoạt định kỳ theo đội, nhóm tình nguyện chữ thập đỏ (đối với các tình nguyện viên đăng ký tham gia đội);

e) Rèn luyện kiến thức, kỹ năng chuyên môn để đáp ứng tốt nhất các nhiệm vụ được giao; phối hợp trong và ngoài lực lượng của Hội khi thực hiện nhiệm vụ tình nguyện; đề xuất với cấp Hội những sáng kiến, giải pháp cho công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ;

g) Có mặt kịp thời, đáp ứng nhanh nhất các hoạt động Chữ thập đỏ diễn ra trên địa bàn;

h) Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của Đội tình nguyện viên (nếu đăng ký tham gia đội);

i) Tuỳ điều kiện và khả năng, tình nguyện viên Chữ thập đỏ có nhiệm vụ tham gia hoạt động và xây dựng tổ chức cơ sở Hội.

3.4. Quyền lợi của tình nguyện viên Chữ thập đỏ:

a) Được phân công nhiệm vụ phù hợp với nguyện vọng, điều kiện và khả năng;

b) Được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ; được chia sẻ thông tin và tham gia xây dựng tổ chức Hội, đóng góp ý kiến cho các hoạt động của Hội;

c) Được cấp thẻ và sử dụng đồng phục tình nguyện viên Chữ thập đỏ theo cấp bậc. Việc cấp thẻ chỉ áp dụng với các tình nguyện viên tham gia tình nguyện thường xuyên với hoạt động Hội;

d) Được hỗ trợ các điều kiện, trang thiết bị cần thiết khi tham gia hoạt động theo khả năng thực tế của các cấp Hội;

e) Được tôn vinh, khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng khi có thành tích, đóng góp xuất sắc cho các hoạt động Chữ thập đỏ;

g) Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp, được Hội giúp đỡ khi bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn;

h) Trong khi làm nhiệm vụ, tình nguyện viên Chữ thập đỏ bị thiệt hại về tài sản, tổn hại về sức khoẻ, tính mạng thì được Hội Chữ thập đỏ đề nghị giải quyết quyền lợi theo quy định của pháp luật.

i) Tình nguyện viên cấp 1 được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tình nguyện, công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ do Trung ương Hội tổ chức; được tham gia các khóa đào tạo trở thành Hướng dẫn viên/Tập huấn viên cấp quốc gia trong các lĩnh vực công tác Hội (khi đáp ứng đủ điều kiện và phù hợp với lĩnh vực mà tình nguyện viên có đóng góp cho hoạt động Hội); được xem xét tham gia các chương trình tình nguyện viên quốc tế trong và ngoài Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (khi đáp ứng yêu cầu của chương trình và tổ chức Hội); được xem xét đề nghị Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế xét công nhận "Tình nguyện viên quốc tế".

k) Tình nguyện viên cấp 2 được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tình nguyện, công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ do tỉnh, thành Hội tổ chức; được tham gia các khóa đào tạo trở thành Hướng dẫn viên/Tập huấn viên cấp tỉnh trong các lĩnh vực công tác Hội (khi đáp ứng đủ điều kiện và phù hợp với lĩnh vực mà tình nguyện viên có đóng góp cho hoạt động Hội).

l) Tình nguyện viên cấp 3 được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tình nguyện, công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ do Hội cấp huyện tổ chức.

3.5. Công nhận, rút tên tình nguyện viên Chữ thập đỏ:

a) Người có nguyện vọng tham gia hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ viết đơn đăng ký trở thành tình nguyện viên Chữ thập đỏ.

b) Căn cứ thời gian và kết quả hoạt động tình nguyện, cấp Hội quản lý trực tiếp xem xét, trao “Thẻ tình nguyện viên Chữ thập đỏ” cho tình nguyện viên tham gia thường xuyên và có đóng góp cho hoạt động Hội; phân công nhiệm vụ và nơi sinh hoạt cụ thể (nếu tình nguyện viên có nhu cầu vào đội).

c) Tình nguyện viên Chữ thập đỏ khi không có điều kiện và khả năng tham gia các hoạt động Chữ thập đỏ thường xuyên thì báo cáo với lãnh đạo Đội tình nguyện viên hoặc cấp Hội quản lý trực tiếp và trả lại thẻ tình nguyện viên.

3.6. Nhiệm vụ của cấp Hội trong quản lý tình nguyện viên Chữ thập đỏ:

a) Vận động xây dựng lực lượng tình nguyện viên Chữ thập đỏ (gồm: khảo sát thực trạng hoạt động tình nguyện tại địa phương, xây dựng kế hoạch phát triển và quản lý tình nguyện viên hoặc đội tình nguyện viên Chữ thập đỏ).

b) Quyết định thành lập đội tình nguyện viên, công nhận, cho rút tên, xoá tên tình nguyện viên Chữ thập đỏ; giao nhiệm vụ cụ thể cho tình nguyện viên hoạt động độc lập và các đội tình nguyện viên; công nhận, miễn nhiệm, thi hành kỷ luật đối với lãnh đạo đội tình nguyện viên.

c) Định hướng hoạt động, hướng dẫn kỹ năng hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ; chia sẻ thông tin và kiểm tra các hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ; chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa tình nguyện viên với tổ chức Hội.

d) Hỗ trợ và vận động hỗ trợ về vật chất và tinh thần giúp tình nguyện viên, các đội tình nguyện viên trong hoạt động nhân đạo, trong cuộc sống, công tác, nâng cao năng lực và chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tình nguyện viên Chữ thập đỏ.

e) Chủ động tham mưu với cấp uỷ đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ; phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ.

g) Tổ chức đánh giá, ghi nhận, khen thưởng tình nguyện viên và đội tình nguyện viên có thành tích xuất sắc hoặc đề nghị các cơ quan, tổ chức ngoài hệ thống Hội khen thưởng.

h) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo hàng năm trong hệ thống Hội về số lượng, chất lượng và các hoạt động tình nguyện Chữ thập đỏ.

3.7. Hồ sơ quản lý tình nguyện viên Chữ thập đỏ cấp nào do Hội Chữ thập đỏ cấp đó quản lý, gồm:

a) Phiếu đăng ký tham gia tình nguyện viên Chữ thập đỏ có dán ảnh và cam kết của tình nguyện viên;

b) Sổ quản lý tình nguyện viên theo mẫu do Trung ương Hội ban hành.

3.8. Hồ sơ quản lý đội tình nguyện viên, gồm:

a) Quyết định thành lập đội tình nguyện viên;

b) Đề án tổ chức và hoạt động của đội tình nguyện viên đã được phê duyệt;

c) Danh sách tình nguyện viên;

d) Kế hoạch hoạt động hàng năm của đội tình nguyện viên;

e) Sổ ghi chép hoạt động và tài chính của đội.

3.9. Các nội dung liên quan khác đối với tình nguyện viên Chữ thập đỏ được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của tình nguyện viên Chữ thập đỏ.

4. Thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ

4.1. Tiêu chuẩn của thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ:

a) Thanh niên Chữ thập đỏ là thanh niên Việt Nam, từ đủ 16 đến 30 tuổi, được tổ chức và hoạt động trong trường học, tích cực tham gia các hoạt động của Hội, có điều kiện, kỹ năng và tự nguyện tham giahoạt động thanh niên chữ thập đỏ do các cấp Hội tổ chức[5].

b) Thiếu niên Chữ thập đỏ là thiếu niên Việt Nam, từ đủ 9 đến 16 tuổi; được tổ chức và hoạt động trong trường học, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo do Hội tổ chức.

4.2. Nhiệm vụ của thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ:

a) Tuyên truyền các giá trị nhân đạo, tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp nhân đạo và về Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;

b) Thực hiện theo khả năng và vận động người khác tham gia các cuộc vận động, các phong trào của Hội Chữ thập đỏ; tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường; chăm sóc sức khỏe; tuyên truyền, vận động và tham gia hiến máunhân đạo(đối với thanh niên), đăng ký hiến mô tạng; phòng chống tai nạn thương tích, nhất là tai nạn giao thông, đuối nước, phòng ngừa, ứng phó thảm họa;

c) Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện, tích cực thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” giúp bạn nghèo trong trường học và bạn nghèo, người nghèo ở địa bàn dân cư.

4.3. Quyền lợi của thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ:

a) Được thông tin về Hội Chữ thập đỏ và hướng dẫn phát triển kỹ năng sống;

b) Được tham gia xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ trong trường học và hoạt động nhân đạo tại địa bàn dân cư;

c) Được tổ chức Hội giúp đỡ khi bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn;

d) Được tôn vinh, khen thưởng khi có thành tích xuất sắc, được lựa chọn tham gia hoạt động thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ trong nước và ngoài nước;

e) Được sử dụng Biểu tượng Chữ thập đỏ, Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, huy hiệu của Hội khi tham gia các hoạt động của Hội;

g) Trong khi làm nhiệm vụ, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ bị thiệt hại về tài sản, tổn hại về sức khoẻ, tính mạng thì được tổ chức Hội Chữ thập đỏ đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết theo quy định.

4.4. Nghĩa vụ của thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ:

a) Tuyên truyền, bảo vệ uy tín của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, bảo vệ Biểu tượng Chữ thập đỏ và Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;

b) Tùy theo điều kiện và khả năng,tham gia các hoạt động của đội, nhóm thanh, thiếu niên, các cuộc vận động, các phong trào do Hội Chữ thập đỏ tổ chức; tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường; tuyên truyền, vận động và tham gia hiến máu nhân đạo (đối với thanh niên), phòng chống tai nạn thương tích, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa, ứng phó thảm họa;

c) Rèn luyện kỹ năng, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, phấn đấu trở thành hội viên, tình nguyện viên và cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

4.5. Nội dung hoạt động thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ:

a) Tuyên truyền các giá trị nhân đạo, tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp nhân đạo, Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Luật nhân đạo quốc tế, Luật hoạt động chữ thập đỏ, tổ chức và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;

b) Chăm sóc sức khỏe học đường, tuyên truyền và hướng dẫn kỹ năng sơ cấp cứu, lập các đội sơ cấp cứu Chữ thập đỏ trong trường học; xây dựng các góc sức khỏe Chữ thập đỏ, tủ thuốc Chữ thập đỏ, trang bị các tài liệu về chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phát triển vườn cây thuốc Nam; tổ chức định kỳ dọn vệ sinh trong trường học và khu dân cư;

c) Phát triển kỹ năng cho thanh, thiếu niên chữ thập đỏ, như: kỹ năng sơ cấp cứu, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, phòng ngừa, ứng phó thảm họa, phòng chống dịch bệnh, phòng chống tệ nạn xã hội, vận động hiến máu nhân đạo...;

d) Thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”thông qua khảo sát xác định những học sinh, sinh viên hoặc thầy, cô giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để vận động giúp đỡ; phối hợp với Hội Chữ thập đỏ ở địa bàn dân cư để đăng ký trợ giúp người có hoàn cảnh khó khăn; phát triển các hình thức gây quỹ giúp bạn nghèo vượt khó, như: nuôi lợn đất, đặt hòm quỹ, quyên góp quần áo, sách vở tặng bạn nghèo...

4.6. Lập các đội thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ:

a) Ban Chấp hành chi hội, Hội cơ sở trong trường học hoặc Ban Chấp hành Hội cấp xã phối hợp với Ban giám hiệu trường tiểu học, trung học cơ sở thành lập đội thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ trong trường học.

b) Ban Chấp hành Hội cấp huyện phối hợp với Ban giám hiệu trường phổ thông trung học lập đội thanh niên hoặc đội thiếu niên Chữ thập đỏ trong trường phổ thông trung học.

c) Ban Chấp hành Hội cấp tỉnh phối hợp với Ban giám hiệu trường đại học, cao đẳng lập các đội thanh niên hoặc tình nguyện viên Chữ thập đỏ trong trường.

4.7.Quản lý đội thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ:

a) Đội thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ do cấp Hội nào lập ra, cấp Hội đó trực tiếp quản lý. Mỗi đội gồm: đội trưởng, đội phó và các thành viên.

b) Hồ sơ quản lý đội thanh, thiếu niên, gồm: danh sách thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ thuộc đội và sổ ghi chép hoạt động, sinh hoạt của đội thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ.

III. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ ĐỒNG PHỤC, THẺ HỘI VIÊN, THẺ TÌNH NGUYỆN VIÊN VÀ SỬ DỤNGBÀI HÁT CHÍNH THỨC CỦA HỘI[6]

1. Đồng phục Chữ thập đỏ Việt Nam

1.1. Đồng phục Chữ thập đỏ Việt Nam, gồm: áo sơ mi, áo phông, áo GILE, áo khoác,áo com-plê, mũ lưỡi trai, huy hiệu có Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Namvà huy hiệu có Biểu tượng chữ thập đỏ. Cụ thể:

a) Áo sơ mi (dài tay và ngắn tay): màu đỏ, cổ bẻ đứng; ở phía ngực bên trái in Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đường kính Biểu trưng5cm.

b) Áo phông ngắn tay: màu đỏ, cổ bẻ đứng; ở phía ngực bên trái in Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đường kính Biểu trưng 5cm.

c) Áo GILE: màu đỏ, ở phía ngực bên trái in Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đường kính Biểu trưng 5cm; sau lưng in Biểu trưng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, đường kính 20cm ở chính giữa; phía dưới in dòng chữ màu trắng: HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM; chiều cao của dòng chữ 3cm.

d) Áo khoác: màu đỏ, ở phía ngực bên trái in Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đường kính Biểu trưng 5cm; sau lưng in Biểu trưng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, đường kính 20cm ở chính giữa; phía dưới in dòng chữ màu trắng: HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM; chiều cao của dòng chữ 3 cm.

e) Áo com-plê, màu đỏ, ở phía ngực bên trái in Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đường kính Biểu trưng 5cm.

g) Mũ lưỡi trai: mầu đỏ, ở giữa phía trên lưỡi trai in Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đường kính Biểu trưng 5cm.

h) Huy hiệu tròn có Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: được thiết kế bằng kim loại phủ nhựa (màu trong) hoặc bằng nhựa mặt ngoài là Biểu trưng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, mặt trong có kim băng hoặc khuy để cài/đeohuy hiệu lên áo. Huy hiệu loại này có 2 kích cỡ với đường kính 2,5cm và 5cm.

i) Huy hiệu cờ chữ nhật (đang bay) có Biểu tượng chữ thập đỏ: được thiết kế bằng kim loại phủ nhựa (màu trong) hoặc bằng nhựa mặt ngoài là Biểu tượng chữ thập đỏ ở trung tâm, chiều cao Biểu tượng chữ thập đỏ 1cm, trên nền màu trắng, viền ngoài và cán cờ màu vàng, mặt trong có kim băng hoặc khuy để cài/đeo huy hiệu lên áo. Huy hiệu loại này được thiết kế với kích thước 2 x 3cm.

1.2. Đồng phục Chữ thập đỏ Việt Nam được cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ sử dụng trong các dịp đại hội, các ngày lễ lớn của Hội, các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, trợ giúp nhân đạo, các hội nghị và các sinh hoạt, hoạt động tập thể khác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Căn cứ tình hình thực tế, các cấp Hội quy định thống nhất ngày mặc đồng phục trong tuần hoặc trong tháng tại cơ quan.

1.3. Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thống nhất quản lý mẫu đồng phục của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đăng ký bản quyền đối với từng mẫu đồng phục[7]. Mọi vi phạm của tổ chức, cá nhân đối với bản quyền và mẫu đồng phục của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ bị xử lý theo Điều lệ Hội và theo pháp luật.

2. Thẻ hội viên cá nhân, Thẻ tình nguyện viên

2.1. Kích thước: thẻ 7,0 x 10 cm; mặt ngoài thẻ bao gồm các nội dung: tên thẻ (hội viên, tình nguyện viên) chữ trắng trên nền đỏ bằng song ngữ (Thẻ Hội viên/Member Card, Thẻ Tình nguyện viên/Volunteer Card), Biểu trưng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trên nền trắng.

2.2. Nội dung (mặt trong của thẻ):

a) Thẻ nền trắng (đối với hội viên); nền màu khác nhau (với các hạng và cấp bậc hội viên, tình nguyện viên).

b) Nội dung Thẻ gồm:dòng chữ “Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam” (cơ quan ban hành Thẻ), dòng chữ “Thẻ hội viên”, “Thẻ tình nguyện viên” kèm theo cấp bậc hoặc danh hiệu, họ và tên người sử dụng thẻ; ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ, nhóm máu; đơn vị (tổ chức Hội quản lý); góc trái của Thẻ có ảnh của hội viên, tình nguyện viên, kích thước 2 x 3 cm; phía dưới ảnh là số thẻ, được ký hiệu HV (đối với hội viên), TNV (đối với tình nguyện viên) và dãy mã số được đánh tự động để quản lý thẻ; Nơi cấp thẻ; đóng dấu của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

c) Màu sắc dòng chữ “Thẻ hội viên”, “Thẻ tình nguyện viên” theo cấp bậc hoặc danh hiệu và số thẻ (các chữ số) màu đỏ, các chữ còn lại màu đen.

3. Bằng công nhận hội viên tập thể

3.1. Kích thước: 400mm x 300mm; đường trang trí hoa văn phía trong có kích thước: 320mm x 230mm.

3.2. Hình thức: xung quanh trang trí hoa văn và màu sắc thống nhất như hoa văn, màu sắc trang trí trên Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội.

3.3. Nội dung:

a) Dòng thứ nhất và thứ hai: Quốc hiệu "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Độc lập - Tự do - Hạnh phúc".

b) Dòng thứ ba: Ban Chấp hành Trung ương Hội (cấp ban hành Thẻ);

c) Dòng thứ tư: "Công nhận";

d) Dòng thứ năm: tên tập thể (cơ quan, tổ chức), địa chỉ đơn vị ... là Hội viên tập thể Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thuộc Hội Chữ thập đỏ (cấp xã, hoặc cấp huyện, hoặc cấp tỉnh, hoặc Trung ương Hội) kể từ ngày... tháng... năm 20...;

e) Dòng thứ sáu: phía dưới bên trái ghi số Thẻ; bên phải ghi: Hà Nội, ngày... tháng... năm..., dưới dòng chữ này là dòng chữ "Ban Chấp hành Trung ương" và dấu Trung ương Hội.

4. Cách thức thể hiện, sử dụng và quản lý thẻ

4.1. Thẻ/Bằng công nhận hội viên, Thẻ tình nguyện viên theo cấp bậc và danh hiệu được thiết kế theo một định dạng thống nhất,màu sắc dễ nhận biết, bền và tiện cho việc sử dụng trong các điều kiện và môi trường khác nhau.

4.2. Thẻ được dùng khi thực hiện nhiệm vụ, các hoạt động, sự kiện do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức, dùng để đăng ký sinh hoạt, hoạt động tại một tổ chức Hội hoặc đội hình hoạt động tình nguyện do Hội tổ chức. Không sử dụng thẻ vì mục đích cá nhân. Thẻ bị thu hồi nếu sử dụng không đúng mục đích.Bằng công nhận hội viên tập thể được treo tại vị trí trang trọng trong cơ quan, tổ chức là hội viên tập thể Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

4.3. Quản lý thẻ/ Bằng:

a) Thẻ hội viên cá nhân, Bằng công nhận hội viên tập thể, Thẻ tình nguyện viên Chữ thập đỏ được sử dụng từ ngày được cấp.Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam quản lý và phát hành thống nhất các loại thẻ/ Bằng này.

b) Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh đăng ký với Trung ương Hội số lượng Thẻ/Bằng công nhận hội viên, Thẻ tình nguyện viên (sau đây gọi chung là Thẻ/Bằng công nhận) kèm theo danh sách tập thể, cá nhân đề nghị cấp Thẻ/Bằng công nhận theo hướng dẫn của Trung ương Hội.

c) Trung ương Hội cung cấp Thẻ/Bằng công nhận với đầy đủ các thông tin quy định theo đăng ký của Hội cấp tỉnh.

d) Hội cấp tỉnh tiếp nhận Thẻ/Bằng công nhận, chuyển cho tổ chức Hội trực tiếp quản lý hội viên (tập thể, cá nhân), tình nguyện viên để tổ chức trao Thẻ/Bằng công nhận theo quy định.

e) Kinh phí đặt mua Thẻ/Bằng công nhận được chi từ nguồn hội phí.

5. Sử dụng bài hát chính thức của Hội

5.1. Bài hát chính thức của Hội được sử dụng trong các nghi lễ, sinh hoạt, hội diễn văn nghệ, trong sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tập thể của Hội.

5.2. Trung ương Hội thống nhất quản lý và phát hành các sản phẩm có Bài hát chính thức của Hội.

IV. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA HỘI

1. Ban Kiểm tra

1.1. Ban Kiểm tra của Hội do Ban Chấp hành Hội cùng cấp bầu tại hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành; được Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp công nhận (riêng Ban Kiểm tra Trung ương Hội do Ban Chấp hành Trung ương Hội quyết định công nhận); nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng cấp.

1.2. Ban Kiểm tra mỗi cấp, gồm: Trưởng ban là uỷ viên Ban Thường vụ, một số ủy viên là uỷ viên Ban Chấp hành, một số ủy viên không là ủy viên Ban Chấp hành công tác chuyên trách tại Hội cấp đó, đại diện cho Hội cấp d­ưới.

1.3. Số lượng ủy viên Ban Kiểm tra Hội:

a) Ban Kiểm tra Trung ư­ơng Hội, gồm: 07 đến 09 uỷ viên; Tr­ưởng Ban là Uỷ viên Ban Th­ường vụ Trung ­ương Hội; 01đến 02 Phó Trư­ởng ban, một số ủy viên được cơ cấu từ ban, đơn vị Trung ­ương Hội, đại diện Hội cấp d­ưới, ủy viên Ban Chấp hành đại diện ngành, đoàn thể xã hội.

b) Ban Kiểm tra tỉnh, thành Hội, gồm: 05 đến 07 uỷ viên; Trư­ởng ban là ủy viên Ban Thư­ờng vụ tỉnh, thành Hội; 01 đến 02 phó trư­ởng ban và một số uỷ viên từ cơ quan tỉnh, thành Hội, đại diện Hội cấp d­ưới và đại diện ngành, đoàn thể.

c) Ban Kiểm tra cấp huyện và cấp xã gồm 03 đến 05 uỷ viên; Trư­ởng ban là uỷ viên Ban Thư­ờng vụ Hội cùng cấp; 01 Phó trưởng ban, một số uỷ viên đại diện Hội cấp d­ưới (đối với cấp huyện) và đại diện ngành, đoàn thể.

1.4. Tiêu chuẩn uỷ viên Ban Kiểm tra:

a) Đảm bảo các tiêu chuẩn chung của cán bộ Hội;

b) Phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khiêm tốn, thận trọng, có bản lĩnh đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí;

c) Gư­ơng mẫu chấp hành Điều lệ và Nghị quyết của Hội, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà n­ước;

d) Có kiến thức và nghiệp vụ công tác kiểm tra.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm tra

2.1.Nhiệm vụ của Ban Kiểm tra:

a) Tham mưu cho cấp Hội cùng cấp về công tác kiểm tra của Hội và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.

b)Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội; việc thu và sử dụng hội phí; các hoạt động kinh tế, tài chính; việc tiếp nhận, phân phối, sử dụng tiền, hàng cứu trợ, viện trợ; phát hiện những điển hình tiên tiến, mô hình tốt để nhân ra diện rộng.

c) Kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức Hội cấp dưới.

d) Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ.  

e) Chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn về nhiệm vụ và nghiệp vụ công tác kiểm tra cho Ban Kiểm tra Hội cấp dưới và cán bộ Hội làm công tác kiểm tra.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực cấp Hội giao.

2.2. Quyền hạn của Ban Kiểm tra:

a) Kiểm tra hoạt động của Ban Kiểm tra cấp d­ưới;

b) Kiểm tra cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ chấp hành Điều lệ Hội; kiểm tra uỷ viên Ban Chấp hành cùng cấp;

c) Đề nghị với Ban Thư­ờng vụ hoặc Ban chấp hành Hội cùng cấp chuẩn y, thay đổi hoặc huỷ quyết định kỷ luật của tổ chức Hội cấp d­ưới;

d) Yêu cầu tổ chức Hội cấp dư­ới và cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ trình bày những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra và cung cấp tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra, xác minh;

e) Kiến nghị với cấp Hội tạm đình chỉ chức vụ hoặc sinh hoạt đối với cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ trong trường hợp cần thiết nhưng không quá 30 ngày để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra.

3. Nguyên tắc, lề lối làm việc của Ban Kiểm tra

3.1. Ban Kiểm tra chịu sự lãnh đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Thường trực Hội cùng cấp.

3.2. Ban Kiểm tra làm việc tuân theo Điều lệ, nguyên tắc của Hội và pháp luật; độc lập, khách quan khi tiến hành công tác kiểm tra.

3.3. Ban Kiểm tra làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Quyết định, đề nghị của Ban Kiểm tra chỉ có giá trị khi có quá nửa(1/2) tổng số uỷ viên Ban Kiểm tra tán thành. Trường hợp ủy viên Ban Kiểm tra có ý kiến khác với quyết định của Ban Kiểm tra thì vẫn phải chấp hành quyết định nhưng có quyền báo cáo để Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội cùng cấp xem xét, quyết định.

3.4. Ban Kiểm tra chấp hành các kết luận, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Hội. Trường hợp Ban Kiểm tra có ý kiến khác với kết luận, quyết định của Ban Thường vụ thì Ban Kiểm tra chấp hành các kết luận, quyết định của Ban Thường vụ Hội cùng cấp, nhưng có quyền báo cáo để Ban Chấp hành xem xét, quyết định.

3.5. Các quyết định, kết luận của Ban Kiểm tra về công tác kiểm tra phải được tổ chức Hội cấp dưới và cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ có liên quan chấp hành. Trường hợp cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ và tổ chức Hội có ý kiến khác với quyết định, kết luận của Ban Kiểm tra thì có quyền khiếu nại, báo cáo để Ban Thường vụ hoặc Ban Chấp hành Hội cùng cấp xem xét, quyết định.

V. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CỦA HỘI

1. Kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước với nhiệm vụ được nhà nước giao

1.1. Hằng năm, căn cứ các quy định pháp luật hiện hành, các nhiệm vụ của tổ chức Hội và định biên được cấp có thẩm quyền giao (nếu có), cấp Hội dự toán ngân sách hoạt động trong năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.2. Các cấp Hội căn cứ 7 hoạt động Chữ thập đỏ quy định trong Luật hoạt động Chữ thập đỏ để chủ động xây dựng các đề án hoạt động phù hợp tại địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp kinh phí sau khi đề án được duyệt. Các đề án hoạt động nên tập trung vào các nội dung sau:

a) Tuyên truyền các giá trị nhân đạo, tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp nhân đạo, tổ chức “Học kỳ nhân ái”;

b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống tai nạn thương tích, nhất là tai nạn giao thông, đuối nước;

c) Tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu tại cộng đồng và chocác tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

d) Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và các đối tượng dễ bị tổn thương;

e) Xây dựng điểm hiến máu cố định và trung tâm máu Chữ thập đỏ;

g) Phát triển hệ thống các đội ứng phó thiên tai, thảm họa và xây dựng cộng đồng an toàn theo tiêu chí của Hội.

1.3. Hằng năm, các cấp Hội lập kế hoạch triển khai các hoạt động trong Tháng nhân đạo, Phong trào “Tết vì người nghèovà nạn nhân chất độc da cam”, Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, Dự án “Ngân hàng bò”, các đề án/dự án trình cấp có thẩm quyền cấp kinh phí hoặc kinh phí đối ứng để triển khai thực hiện.

1.4. Các cấp Hội chủ động đăng ký tham gia ở nội dung thích hợp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới hoặc chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để được cấp kinh phí thực hiện.

1.5. Đối với nguồn cứu trợ, viện trợ thông qua chương trình, dự án: Hội chi đúng cho các nội dung theo cam kết với nhà tài trợ. Kinh phí chi quản lý, điều hành, vận chuyển nếu không nằm trong dự án tài trợ thì cấp Hội báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp nơi trực tiếp sử dụng viện trợ bố trí phần kinh phí này từ ngân sách nhà nước.

2. Tổ chức hoạt động sản xuất, dịch vụ vì mục tiêu nhân đạo

2.1. Cấp Hội được tổ chức các hoạt động sản xuất, dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật, như: tổ chức đào tạo/tập huấn nguồn nhân lực có chất lượng, có chuyên môn nghiệp vụ phục vụ nhu cầu của các cấp Hội và cộng đồng; dịch vụ huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu và cung cấp các sản phẩm phục vụ sơ cấp cứu; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và các đối tượng dễ bị tổn thương theo yêu cầu; các dịch vụ, cơ sở chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng, các dịch vụ về máu; cung cấp các sản phẩm có Biểu trưng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; tổ chức học kỳ nhân ái, huấn luyện bơi và kỹ năng cứu đuối, kỹ năng ứng phó thiên tai, thảm họa; hoạt động sản xuất, dịch vụ nhân đạo; khai thác cơ sở vật chất, phương tiện, liên kết hoạt động với cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.

2.2. Cấp Hội được sử dụng có thời hạn Biểu trưng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trên các sản phẩm của đối tác liên kết vì mục tiêu nhân đạo sau khi được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đồng ý bằng văn bản (trừ các cơ sở sản xuất, dịch vụ hoặc các sản phẩm: rượu, bia, thuốc lá, các sản phẩmđộc hại với sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường).

2.3. Nguồn thu nhập sau khi trừ chi phí từ các hoạt động sản xuất, dịch vụ theo quy định tại điểm 2.1 trên đây và ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cho tổ chức Hội dùng để chi khen thưởng, chi hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, nhân viên của Hội, chi phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ Hội không chuyên trách (nếu có). Không được sử dụng nguồn ủng hộ trực tiếp các đối tượng và hội phí làm nguồn tự chủ để chi cho cán bộ Hội.

3. Thành lập Quỹ hoạt động Chữ thập đỏ

3.1. Cấp Hội đượclập Quỹ hoạt động Chữ thập đỏ và các quỹ thành phần nếu đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 03/2011/NĐ-CP ngày 07/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động Chữ thập đỏ và Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Quỹ được thành lập theo Nghị định 30/2012/NĐ-CP là pháp nhân thuộc cấp Hội; được quản lý và sử dụng theo đúng các quy định tại Nghị định này. Các nguồn thu do cấp Hội tiếp nhận và quản lý hiện nay được cấp Hội sử dụng tư cách pháp nhân của cấp mình (cấp huyện, cấp tỉnh và Trung ương Hội) để quản lý và sử dụng nguồn thu này.

3.2. Quỹ hoạt động Chữ thập đỏ cầnquy định các mục chi, dòng chi khác nhau theo đối tượng, lĩnh vực hoạt động của Hội (như: cứu trợ khẩn cấp, trợ giúp nhân đạo, bảo trợ nạn nhân chất độc da cam...). Hội cấp xã không nhất thiết phải lập Quỹ hoạt động Chữ thập đỏ nhưng đảm bảo các nguồn thu, chi được thể hiện đầy đủ, minh bạch, theo đúng các quy định về kế toán, kiểm toán.

3.3. Quy trình thành lập Quỹ hoạt động Chữ thập đỏ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và Thông tư số 02/2013/TT-BNV ngày 10/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định số 30 của Chính phủ.

4. Nguồn tự chủ và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

4.1. Nguồn tự chủ của cấp Hội, gồm:

a) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất, dịch vụ theo quy định tại Mục 2 phần V quy định về tài chính, tài sản của Hội;

b) Nguồn tiết kiệm chi từ ngân sách nhà nước do nhà nước cấp để thực hiện những nhiệm vụ do nhà nước giao;

c) Nguồn ủng hộ của tổ chức, cá nhân đối với tổ chức Hội và các nguồn thu hợp pháp khác.

4.2. Hội phí và nguồn ủng hộ trực tiếp cho đối tượng không nằm trong nguồn tự chủ của cấp Hội.

4.3. Các cấp Hội xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ để quy định về nội dung chi, tiêu chuẩn, định mức chi thống nhất trong cơ quan, theo đó:

a) Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ các cấp (Thủ trưởng đơn vị) được phép quy định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do nhà nước quy định tại Thông tư liêntịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của liên Bộ Tài chính-Nội vụhướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Những nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của cơ quan nằm trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng Nhà nước chưa có quy định cụ thể, thì Thủ trưởng đơn vị xây dựng mức chi cụ thể trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.

b) Quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận dân chủ, công khai; có ý kiến tham gia của tổ chức Công đoàn cơ quan; được hội nghị cán bộ, nhân viên cơ quan biểu quyết thông qua; được gửi cơ quan quản lý tài chính cấp trên phê duyệt, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để biết và gửi Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch làm căn cứ kiểm soát chi.

VI. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CÔNG TÁCTHI ĐUA - KHEN THƯỞNG

1. Danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của Hội

1.1. Danh hiệu thi đua dành cho tập thể:

a) Cờ của Ban Chấp hành Trung ương Hội;

b) Đơn vị xuất sắc công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ.

1.2. Danh hiệu thi đua dành cho cá nhân:

a) Cán bộ Chữ thập đỏ xuất sắc;

b) Hội viên Chữ thập đỏ tiêu biểu;

c) Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tiêu biểu.

1.3. Hình thức khen thưởng dành cho tập thể:

a) Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội;

b) Giấy khen của Ban Chấp hành Hội cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương.

1.4. Hình thức khen thưởng dành cho cá nhân:

a) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nhân đạo”;

b) Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội;

c) Giấy khen của Ban Chấp hành Hội cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương.

2. Thẩm quyền quyết định danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng

2.1. Ban Thường vụ Trung ương Hội quyết định các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng; xét tặng Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ”, danh hiệu “Cán bộ Chữ thập đỏ xuất sắc toàn quốc”, “Hội viên Chữ thập đỏ tiêu biểu toàn quốc”, “Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tiêu biểu toàn quốc”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nhân đạo”, Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội.

2.2. Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh xét tặng Giấy khen, danh hiệu “Cán bộ chữ thập đỏ xuất sắc” cấp tỉnh.

2.3. Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ cấp huyện hoặc tương đương xét tặng Giấy khen của Ban Chấp hành Hội cấp huyện hoặc tương đương.

3. Tiêu chuẩn, đối tượng xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

3.1. Cờ “Đơn vị xuất sắc công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ” của Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được xét tặng:

a) Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh đạt danh hiệu “Đơn vị xuất sắc công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ” 3 năm liên tục; danh hiệu “Đơn vị xuất sắc công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ” 5 năm liên tục vào dịp Đại hội Thi đua toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

b) Hội Chữ thập đỏ cấp huyện và tương đương đạt danh hiệu “Đơn vị xuất sắc công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ” 5 năm liên tục.

3.2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nhân đạo”: là phần thưởng cao quý nhất của Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; được xét tặng hằng năm vào dịp Kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế 8/5 và Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 23/11 cho cá nhân có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp nhân đạo và công tác chữ thập đỏ, góp phần xây dựng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vững mạnh, gồm:

a) Đối với hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và cán bộ Hội kiêm nhiệm (cán bộ chi hội, tổ hội): có ít nhất 10 năm tham gia hoạt động Hội; đã đư­ợc Hội Chữ thập đỏ các cấp hoặc Uỷ ban nhân dân các cấp tặng Bằng khen hoặc Giấy khen về thành tích trong công tác.

b) Đối với cán bộ Hội chuyên trách và ủy viên Ban Chấp hành Hội từ cấp cơ sở đến Trung ­ương Hội: có tổng cộng ít nhất 10 năm là cán bộ Hội chuyên trách, ít nhất 7 năm với cán bộ đang thực hiện các thủ tục nghỉ chế độ hưu trí hoặc ủy viên Ban Chấp hành cấp Hội ít nhất đủ 01 nhiệm kỳ; đã đư­ợc cấp Hội Chữ thập đỏ hoặc Uỷ ban nhân dân các cấp tặng Bằng khen hoặc Giấy khen về thành tích trong công tác.

c) Đối với cá nhân trong và ngoài nước, trong và ngoài Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng l­ưỡi liềm đỏ quốc tế có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp nhân đạo ở Việt Nam, góp phần xây dựng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vững mạnh.

d) Cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn như­ng đã chết hoặc bị chết trong khi đang làm nhiệm vụ của Hội được truy tặng Kỷ niệm chư­ơng “Vì sự nghiệp Nhân đạo”.

e) Các trường hợp cụ thể do Thường trực Trung ương Hội xem xét quyết định.

3.3. Danh hiệu “Cán bộ Chữ thập đỏ xuất sắc”:

a) Danh hiệu “Cán bộ Chữ thập đỏ xuất sắc toàn quốc” là phần thưởng cao quý; được xét tặng cán bộ Hội xuất sắc 5 năm một lần vào năm chẵn kỷ niệm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đạt một trong các tiêu chuẩn: là cán bộ chuyên trách Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” 5 năm liên tục; hoặc cán bộ Hội Chữ thập đỏ cấp xã được tặng Bằng khen hoặc Giấy khen của Hội Chữ thập đỏ các cấp hoặc Ủy ban nhân dân các cấp 5 năm liên tục.

b) Danh hiệu “Cán bộ Chữ thập đỏ xuất sắc cấp tỉnh” do Ban Thường vụ Hội cấp tỉnh xét tặng cán bộ Hội xuất sắc; được xét tặng hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đạt một trong các tiêu chuẩn: là cán bộ chuyên trách Hội cấp huyện, cấp tỉnh đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” 3 năm liên tục; hoặc cán bộ Hội Chữ thập đỏ cấp xã được tặng Bằng khen hoặc Giấy khen của Hội Chữ thập đỏ các cấp hoặc Ủy ban nhân dân các cấp 3 năm liên tục.

c) Thường trực Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hướng dẫn quy trình bình xét, việc tôn vinh cán bộ Chữ thập đỏ xuất sắc toàn quốc và cấp tỉnh.

3.4. Danh hiệu “Hội viên chữ thập đỏ tiêu biểu toàn quốc”:

a) Danh hiệu “Hội viên chữ thập đỏ tiêu biểu toàn quốc” được xét tặng hội viên có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ 5 năm một lần vào dịp Đại hội Thi đua toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

b) Danh hiệu “Hội viên chữ thập đỏ tiêu biểu toàn quốc” được xét khi hội viên đạt các tiêu chuẩn: có ít nhất 10 năm là hội viên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; được tặng Bằng khen hoặc Giấy khen của Hội Chữ thập đỏ các cấp 3 năm liên tục trong 5 năm gần thời điểm xét tặng.

3.5. Danh hiệu “Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tiêu biểu toàn quốc”:

a) Danh hiệu “Tình nguyện viên chữ thập đỏ tiêu biểu toàn quốc” được xét tặng tình nguyện viên chữ thập đỏ có thành tích xuất sắc trong các hoạt động do Hội tổ chức 5 năm một lần vào dịp Đại hội Thi đua toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

b) Danh hiệu “Tình nguyện viên chữ thập đỏ tiêu biểu toàn quốc” được xét khi tình nguyện viên đạt các tiêu chuẩn: có ít nhất 5 năm tham gia các hoạt động tình nguyện của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; được tặng Bằng khen hoặc Giấy khen của Hội Chữ thập đỏ các cấp 3 năm liên tục trong 5 năm gần thời điểm xét tặng.

3.6. Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được xét tặng tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ, gồm:

a) Tỉnh, thành Hội đạt danh hiệu “Đơn vị xuất sắc công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ” trong năm;

b) Tập thể, cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ;

c) Tập thể, cá nhân trong nước, ngoài nước, tổ chức thuộc Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, tổ chức quốc tế khác có đóng góp xuất sắc cho công tác nhân đạo tại Việt Nam, góp phần xây dựng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vững mạnh;

d) Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội được xét tặng hằng năm vào dịp tổng kết công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ hoặc xét khen thưởng đột xuất, theo đợt gắn với các phong trào thi đua.

3.7. Giấy khen của Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương được xét tặng tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ tại địa phương.Đối tượng và tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen của Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương do Ban Thư­ờng vụ Hội Chữ thập đỏ cùng cấp quy định.

4. Quy trình, hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

4.1. Quy trình xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng:

a) Tập thể, cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ báo cáo thành tích với cấp Hội quản lý trực tiếp và cấp Hội xem xét khen thưởng hoặc đề nghị Hội Chữ thập đỏ cấp trên khen thưởng theo trình tự từ dưới lên trên.

b) Ủy viên Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ cấp trên được đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và gửi đề nghị khen thưởng kèm báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đó tới Ban Thường vụ cấp Hội quản lý trực tiếp để xét và làm thủ tục khen thưởng theo quy trình.

c) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp Hội xét và trình Ban Thường vụ Hội cùng cấp quyết định đối với danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng do cấp đó quyết định hoặc lập hồ sơ đề nghị khen thưởng và gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Hội Chữ thập đỏ cấp trên.

d) Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp Hội xét và trình Ban Thường vụ Hội cấp đó xem xét, quyết định.

4.2. Hồ sơ đề nghị xét thi đua, khen thưởng:

a) Tờ trình đề nghị xét thi đua, khen thưởng của Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ cấp dưới hoặc của các ban, đơn vị thuộc Hội Chữ thập đỏ cùng cấp;

b) Danh sách tập thể, cá nhân đề nghị xét thi đua, khen thưởng (ghi rõ giới tính, họ tên, chức vụ, đơn vị, tóm tắt thành tích và danh hiệu thi đua đã đạt được kèm số, ngày quyết định khen thưởng), có xác nhận của tổ chức Hội đề nghị khen thưởng;

c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân có xác nhận của tổ chức Hội đề nghị khen thưởng hoặc xác nhận của lãnh đạo cơ quan, tổ chức nơi tập thể, cá nhân đó đang hoạt động được lưu tại tổ chức Hội nơi đề nghị khen thưởng. Thành tích của tập thể, cá nhân được tóm tắt trong danh sách trích ngang gửi kèm Tờ trình để trình Hội cấp trên. Đối với cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, những người có đóng góp lớn đối với công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ, Hội Chữ thập đỏ địa phương (nơi cán bộ đó công tác) báo cáo thành tích đề nghị Hội cấp trên xét tặng.

d) Hồ sơ đề nghị khen thưởng được giải quyết trong vòng 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gốc theo dấu bưu điện. Để đảm bảo thời gian và độ chính xác, Hồ sơ đề nghị khen thưởng được gửi về địa chỉ thư điện tử của Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trên.

5. Trao tặng, thu hồi danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng

5.1. Trao tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng:

a) Cấp Hội nào quyết định khen thưởng thì đại diện cấp Hội đó trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền lãnh đạo Hội cấp dưới hay đề nghị đại diện cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trao tặng.

b) Việc trao tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của Hội được tổ chức trong hoạt động của cấp Hội, tại hội nghị tổng kết, sơ kết, các chương trình, lễ tôn vinh hoặc được tổ chức riêng.

c) Lễ trao tặng được tổ chức trang trọng; trao tặng danh hiệu thi đua trước, hình thức khen thưởng sau; trao tặng tập thể trước, cá nhân sau; trao tặng hình thức/cấp khen cao hơn trước, hình thức/cấp khen thấp hơn sau.

5.2. Thu hồi danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng:

a) Danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng bị thu hồi khi cá nhân/tập thể khai man thành tích; hoặc hiện vật khen thưởng hay danh hiệu thi đua của Hội bị sử dụng sai mục đích hoặc bị lợi dụng vào những việc vi phạm pháp luật.

b) Cấp nào quyết định khen thưởng thì cấp đó quyết định thu hồi khen thưởng.

VII. MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ KỶ LUẬT CỦA HỘI

1. Hình thức kỷ luật đối với cán bộ Hội

1.1. Khiển trách: áp dụng đối với cán bộ vi phạm lần đầu, mức độ vi phạmít nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng hẹp; ngư­ời vi phạm nhận thức rõ khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa.

1.2. Cảnh cáo: áp dụng đối với cán bộ đã bị kỷ luật khiển trách mà còn tái phạm hoặc tuy mới vi phạm lần đầu như­ng mức độ vi phạm nghiêm trọng, phạm vi ảnh hư­ởng rộng.

1.3. Cách chức: áp dụng đối với cán bộ Hội khi vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hư­ởng xấu đến tổ chức Hội và trong dư luận nhân dân. Khi áp dụng hình thức kỷ luật cách chức cần l­ưu ý:

a) Đối với cán bộ giữ nhiều chức vụ: cán bộ giữ nhiều chức vụ của Hội khi vi phạm khuyết điểm thì tuỳ theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hư­ởng mà có hình thức kỷ luật cách một chức, cách nhiều chức hoặc cách hết các chức vụ.

b) Tr­ường hợp một cán bộ giữ nhiều chức vụ trong một cấp như­: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch, ủy viên Ban Th­ường vụ, ủy viên Ban Chấp hành khi vi phạm đến mức phải cách chức thì: khi cách chức chủ tịch, phó chủ tịch hoặc ủy viên Thư­ờng trực thì còn chức ủy viên Ban Thường vụ và ủy viên Ban Chấp hành. Nếu cách chức ủy viên Ban Th­ường vụ thì còn chức ủy viên Ban Chấp hành, nếu đã cách chức ủy viên Ban Chấp hành thì phải cách hết các chức vụ của cấp đó.

c) Tr­ường hợp một cán bộ giữ nhiều chức vụ ở nhiều cấp, khi vi phạm kỷ luật phải cách chức thì cách chức ở cấp nào chỉ mất chức vụ ở cấp đó, các chức vụ ở cấp khác vẫn còn.

d) Trư­ờng hợp một cán bộ vừa là uỷ viên Ban Chấp hành, vừa là uỷ viên Ban Kiểm tra ở cùng một cấp, khi vi phạm thì: nếu cách chức uỷ viên Ban Chấp hành thì không còn chức uỷ viên Ban Kiểm tra, nếu cách chức uỷ viên Ban Kiểm tra thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm để xem xét t­ư cách uỷ viên Ban Chấp hành.

1.4. Khai trừ ra khỏi Hội áp dụng đối với cán bộ mắc một trong các vi phạm sau:

a) Ý thức tổ chức kỷ luật kém, có hành vi cố ý không chấp hành Nghị quyết và quy định của Điều lệ Hội, gây ảnh h­ưởng xấu đến uy tín của Hội, đã giáo dục, thuyết phục nhiều lần mà không tiếp thu, sửa chữa để tiến bộ.

b) Tham nhũng, cố ý làm trái các quy định của Nhà n­ước về quản lý kinh tế tài chính hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại, nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của Hội.

c) Vi phạm pháp luật, bị truy tố trư­ớc toà án.

1.5. Tr­ường hợp ng­ười vi phạm kỷ luật chư­a đủ điều kiện kết luận để xử lý kỷ luật, thời gian xem xét kéo dài, khi kết luận đ­ược thì vẫn ra quyết định kỷ luật ở thời điểm ng­ười đó vi phạm.

1.6. Tr­ường hợp tại nhiệm kỳ của Ban Chấp hành khoá cũ, Ban Kiểm tra chưa xem xét, kết luận đ­ược thì chuyển giao hồ sơ để Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra khoá mới tiếp tục xem xét, kết luận và quyết định.

2. Hình thức kỷ luật đối với hội viên

2.1. Khiển trách: áp dụng đối với hội viên vi phạm lần đầu, mức độ nhẹ và hậu quả không lớn, ngư­ời vi phạm nhận thức rõ khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa.

2.2. Cảnh cáo: áp dụng đối với hội viên đã bị kỷ luật khiển trách mà còn tái phạm hoặc tuy mới vi phạm lần đầu như­ng mức độ, tính chất khá nghiêm trọng, phạm vi ảnh hư­ởng rộng.

2.3. Khai trừ ra khỏi Hội áp dụng đối với hội viên mắc một trong các vi phạm sau:

a) Ý thức tổ chức kỷ luật kém, có hành vi cố ý không chấp hành Nghị quyết và quy định của Điều lệ Hội, gây ảnh h­ưởng xấu đến uy tín của Hội, đã giáo dục, thuyết phục nhiều lần mà không tiếp thu, sửa chữa để tiến bộ.

b) Tham nhũng, cố ý làm trái các quy định của Nhà n­ước về quản lý kinh tế tài chính hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại, nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của Hội.

c) Vi phạm pháp luật, bị truy tố trư­ớc toà án.

2.4. Tr­ường hợp ng­ười vi phạm kỷ luật chư­a đủ điều kiện kết luận để xử lý kỷ luật, thời gian xem xét kéo dài, khi kết luận đ­ược thì vẫn ra quyết định kỷ luật ở thời điểm ng­ười đó vi phạm.

2.5. Tr­ường hợp tại nhiệm kỳ của Ban Chấp hành khoá cũ, Ban Kiểm tra chưa xem xét, kết luận đ­ược thì chuyển giao hồ sơ để Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra khoá mới tiếp tục xem xét, kết luận và quyết định.

3. Hình thức kỷ luật đối với tổ chức Hội

3.1. Khiển trách: áp dụng với một tổ chức Hội hoặc một cấp Hội khi có quá 1/2 (quá nửa) tổ chức Hội cấp dưới trực tiếp hoặc có quá 1/2 (quá nửa) số uỷ viên Ban Chấp hành hay quá 1/2 (quá nửa) số uỷ viên Ban Thư­ờng vụ cấp đó vi phạm Điều lệ Hội, không chấp hành Nghị quyết của Hội, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà n­ước mà tính chất ít nghiêm trọng, mức độ tác hại không lớn, ảnh hư­ởng trong phạm vi hẹp.

3.2. Cảnh cáo: áp dụng đối với tổ chức Hội hoặc cấp Hội vi phạm nh­ư đã nêu ở hình thức khiển trách đối với tổ chức Hội, như­ng tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng, ảnh h­ưởng trong phạm vi rộng.

3.3. Giải tán: áp dụng với tổ chức Hội hoặc cấp Hội:

a) Chỉ giải tán một tổ chức Hội khi có 2/3 (hai phần ba) tổ chức Hội cấp dưới trực tiếp phạm sai lầm, trong đó có 2/3 (hai phần ba) số cán bộ, hội viên vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ ra khỏi Hội.

b) Giải tán một Ban Chấp hành, Ban Thư­ờng vụ khi có 2/3 (hai phần ba) số uỷ viên vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng đến mức phải áp dụng hình thức cách chức hoặc khai trừ ra khỏi Hội. Những cán bộ, hội viên ở cơ sở bị giải tán không bị kỷ luật khai trừ được giới thiệu đến cơ sở khác sinh hoạt hoặc thành lập tổ chức Hội mới.

4. Một số trư­ờng hợp không phải là hình thức kỷ luật

4.1. Tạm đình chỉ công tác, tạm đình chỉ sinh hoạt, tạm đình chỉ chức vụ:

a) Đối với hội viên, áp dụng hình thức tạm đình chỉ công tác, tạm đình chỉ sinh hoạt và hoạt động Hội.

b) Đối với cán bộ Hội, áp dụng tạm đình chỉ chức vụ để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra các vi phạm có liên quan đến cán bộ đó. Thời gian tạm đình chỉ không quá 3 tháng.

4.2. Xoá tên trong danh sách Ban Chấp hành: áp dụng đối với ủy viên Ban Chấp hành không tham dự hội nghị Ban Chấp hành 3 lần liên tục mà không có lý do chính đáng, đã được nhắc nhở nh­ưng không sửa chữa, không còn tín nhiệm đối với cán bộ, hội viên cấp đó và không còn tác dụng đối với phong trào Chữ thập đỏ.

4.3. Thôi giữ chức vụ: áp dụng đối với cán bộ Hội do sức khỏe kém hoặc năng lực yếu; cán bộ chuyên trách là Chủ tịch, Phó chủ tịch, uỷ viên Ban Thường vụ, uỷ viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban kiểm tra các cấp nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác không còn là cán bộ chuyên trách của Hội hoặc có khuyết điểm ch­ưa đến mức phải thi hành kỷ luật, nh­ưng không còn tín nhiệm đảm nhiệm chức vụ đang giữ.

4.4. Trư­ờng hợp cán bộ, hội viên vi phạm khuyết điểm đang xem xét kỷ luật thì không xét đơn xin rút khỏi danh sách Ban Chấp hành, Ban thường vụ, Ban kiểm trahoặc xin ra khỏi Hội.

5. Thẩm quyền thi hành kỷ luật

5.1. Kỷ luật hội viên:

a) Khi hội viên vi phạm kỷ luật, hội nghị chi hội thảo luận, phân tích, xem xét những vi phạm của hội viên đó với sự có mặt của 2/3 (hai phần ba) tổng số hội viên và biểu quyết hình thức kỷ luật với sự đồng ý của quá 1/2 (quá nửa) tổng số hội viên chi Hội.

b) Ban Chấp hành chi hội quyết định và báo cáo với Ban Chấp hành Hội cấp trên trực tiếp.

5.2. Kỷ luật cán bộ hội các cấp:

a) Việc kỷ luật ủy viên Ban Chấp hành chi Hội do Ban chấp hành chi Hội xét, biểu quyết với sự đồng ý của quá 1/2 (quá nửa) tổng số ủy viên và đề nghị Ban Chấp hành Hội cấp trên trực tiếp công nhận chức vụ đó ra quyết định kỷ luật.

b) Hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo ủy viên Ban Chấp hành từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh do Ban Chấp hành Hội cùng cấp xem xét, biểu quyết ra quyết định kỷ luật và báo cáo cấp Hội cấp trên.

c) Hình thức kỷ luật cách chức, khai trừ ra khỏi Hội do Ban Chấp hành cùng cấp xem xét, biểu quyết; cấp quyết định công nhận chức vụ ra quyết định kỷ luật.

d) Hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội do Ban Thư­ờng vụ Trung ­ương Hội xét, quyết định và báo cáo với Ban Chấp hành Trung ­ương Hội trong kỳ họp gần nhất. Hình thức cách chức, khai trừ ra khỏi Hội do Ban Chấp hành Trung ương Hội xét, quyết định kỷ luật.

e) Uỷ viên Ban Kiểm tra khi vi phạm khuyết điểm, thẩm quyền xét kỷ luật áp dụng như­ đối với uỷ viên Ban Chấp hành cùng cấp.

g) Cán bộ Hội chuyên trách giữ chức vụ trong cơ quan của Hội nh­ưng không tham gia Ban Chấp hành, nếu vi phạm kỷ luật thì cấp nào bổ nhiệm, cấp đó xử lý kỷ luật.

h) Cán bộ giữ nhiều chức vụ trong nhiều cấp, khi vi phạm kỷ luật thì Ban Chấp hành cấp Hội quản lý trực tiếp thảo luận, kiểm điểm, biểu quyết và quyết định kỷ luật đối với 2 hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo.

i) Hội nghị xét kỷ luật đối với cán bộ, hội viên chỉ có giá trị khi có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số hội viên (đối với hội viên) hoặc 2/3 (hai phần ba) tổng số uỷ viên Ban Chấp hành hoặc uỷ viên Ban Thư­ờng vụ (đối với uỷ viên Ban Chấp hành) và biểu quyết hình thức kỷ luật với sự đồng ý của quá 1/2 (quá nửa) tổng số hội viên hoặc uỷ viên Ban Chấp hành hoặc uỷ viên Ban Thư­ờng vụ Hội của cấp đó.

k) Cán bộ, hội viên khi bị thi hành kỷ luật có quyền: i) Được trình bày vi phạm, khuyết điểm của mình tr­ước hội nghị chi hội hoặc hội nghị Ban thường vụ hoặc hội nghị Ban Chấp hành; ii) Được tham gia biểu quyết hình thức kỷ luật của mình; iii) Được khiếu nại về hình thức kỷ luật của mình lên Ban Kiểm tra hoặc Ban Chấp hành cấp trên. Thời gian khiếu nại kỷ luật không quá 3 tháng kể từ khi quyết định kỷ luật đ­ược công bố.

5.3. Kỷ luật tổ chức Hội:

a) Khiển trách, cảnh cáo một tổ chức Hội hay một Ban Chấp hành Hội do Ban Chấp hành Hội cấp trên trực tiếp thảo luận, xét, biểu quyết với sự đồng ý của trên 1/2 (quá nửa) tổng số uỷ viên Ban Chấp hành và ra quyết định kỷ luật.

b) Khiển trách, cảnh cáo đối với Ban Thư­ờng vụ thì do Ban Chấp hành cùng cấp thảo luận, biểu quyết với sự đồng ý của trên 1/2 (quá nửa) số uỷ viên Ban Chấp hành, Ban thường vụ cấp trên trực tiếp ra quyết định kỷ luật.

c) Việc giải tán Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành Hội cấp trên trực tiếp xem xét quyết định với sự đồng ý của quá 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành.

d) Việc giải tán tổ chức Hội do Ban Chấp hành Hội cấp trên trực tiếp xem xét với sự đồng ý của quá 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành và đề nghị cấp có thẩm quyền giải tán tổ chức đó.

e) Việc giải tán chi hội trực thuộc, hội đồng hoặc ban bảo trợ hoạt động Chữ thập đỏ, đội ứng phó thảm họa, đội sơ cấp cứu... do cấp Hội thành lập trực tiếp xem xét, quyết định.

6. Các bước tiến hành xét kỷ luật

6.1. Kiểm tra, tìm hiểu sự việc:

a) Gặp gỡ, đối thoại và làm việc với cán bộ, hội viên có dấu hiệu vi phạm và những ngư­ời, những tổ chức có liên quan hoặc biết sự việc để nắm tình hình (có ghi biên bản) để giúp cho việc kết luận chính xác, khách quan, trung thực.

b) Xem xét các tài liệu, chứng cứ liên quan;

c) Xác minh và kết luận bằng văn bản những vi phạm, của cán bộ, hội viên.

6.2. Tổ chức xử lý kỷ luật:

a) Sau khi có đủ hồ sơ để kết luận vi phạm của cán bộ, hội viên, tổ chức Hội thì tổ chức Hội hoặc cấp Hội có thẩm quyền tổ chức hội nghị để kiểm điểm, thảo luận, góp ý kiến, xử lý kỷ luật cán bộ, hội viên, tổ chức Hội vi phạm.

b) Ngư­ời vi phạm trình bày bản tự kiểm điểm trư­ớc hội nghị. Các thành viên của hội nghị góp ý kiến phân tích nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả của việc vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật.

c) Chủ toạ tóm tắt, kết luận từng vấn đề có liên quan đến vi phạm kỷ luật mà Hội nghị đã đóng góp ý kiến.

d) Biểu quyết hình thức kỷ luật bằng hình thức bỏ phiếu kín. Nếu cán bộ, hội viên vi phạm vắng mặt 3 lần sau khi đã có thông báo bằng văn bản về việc xử lý kỷ luật thì hội nghị chi hội hoặc Hội nghị Ban Chấp hành/Ban thường vụ vẫn tổ chức họp để xét kỷ luật, sau đó, thông báo kết quả cuộc họp cho ng­ười vi phạm biết.

e) Việc xử lý kỷ luật phải được lập thành biên bản.

6.3. Hồ sơ kỷ luật, gồm:

a) Bản kiểm điểm của ng­ười vi phạm. Nếu ngư­ời vi phạm không viết bản tự kiểm điểm thì uỷ viên Ban Kiểm tra (đối với cán bộ) hoặc uỷ viên Ban Chấp hành chi hội (đối với hội viên) phụ trách vụ việc đó có báo cáo bằng văn bản ghi rõ lý do và nội dung vi phạm của cán bộ, hội viên đó.

b) Báo cáo của Ban Kiểm tra hoặc cán bộ phụ trách công tác kiểm tra về vi phạm của cán bộ, hội viên hoặc tổ chức Hội.

c) Biên bản các cuộc họp xét kỷ luật (ghi rõ thời gian, thành phần, số lượng ng­ười dự họp, kết quả biểu quyết hình thức kỷ luật).

d) Báo cáo đề nghị hình thức kỷ luật của cấp hội và các tài liệu xác minh có liên quan.

6.4. Công bố quyết định kỷ luật:

a) Cấp nào ký quyết định, cấp đó công bố quyết định kỷ luật hoặc ủy quyền Ban chấp hành hoặc Ban thường vụ Hội trực tiếp quản lý cán bộ, hội viên đó công bố quyết định kỷ luật.

b) Quyết định kỷ luật có hiệu lực kể từ ngày ký.

Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (khóa X) có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Một số quy định tại Hướng dẫn này được dẫn chiếu từ các quy định tại các văn bản của Đảng, Nhà nước và Ban Thường vụ Trung ương Hội. Khi các quy định của Đảng, Nhà nước và Ban Thường vụ Trung ương Hội được bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì các quy định này mặc định được thực hiện theo quy định đã được bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế.

Các cấp Hội và cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ phải chấp hành nghiêm các quy định tại Hướng dẫn này. Trong quá trình thực hiện nếu có nội dung nào chưa phù hợp hoặc phát sinh, cần bổ sung, sửa đổi, Thường trực Trung ương Hội chủ động đề xuất với Ban Thường vụ Trung ương Hội xem xét, quyết định./.

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác