Hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống hiv/aids năm 2022 - Bệnh viện Hùng Vương

Hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống hiv/aids năm 2022 - Bệnh viện Hùng Vương

Hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống hiv/aids năm 2022 - Bệnh viện Hùng Vương

Hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống hiv/aids năm 2022 - Bệnh viện Hùng Vương

Hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống hiv/aids năm 2022 - Bệnh viện Hùng Vương
Hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống hiv/aids năm 2022 - Bệnh viện Hùng Vương

Hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống hiv/aids năm 2022

Sáng ngày 01/12/2022, tại Nhà Thiếu nhi Thành phố Thủ Đức, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) và Uỷ ban nhân dân Thành phố Thủ Đức đã tổ chức trọng thể lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 và hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS ngày 01/12 /2022 với chủ đề "Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng".

Tới tham dự lễ mít tinh, có Ts.Bs Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh; ThS.Bs Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC); ông Nguyễn Trọng Tính, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho  lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Bạch Hoàng Phụng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Thủ Đức đại diện cho lãnh đạo Thành phố Thủ Đức, cùng các ban ngành và các phường thuộc Thành phố Thủ Đức; các bệnh viện tuyến thành phố, các bệnh viện, Trung tâm y tế và các trạm y tế của Thành phố Thủ Đức

Theo báo cáo, tới tháng 9/2022, ước tính Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện 68.420 người nhiễm HIV, trong đó có 13.678 người tử vong vì HIV/AIDS. Trong những năm gần đây xu hướng lây lan HIV qua đường tình dục đang gia tăng và vượt qua xu hướng lây lan qua đường máu; trong đó tỉ lệ lây nhiễm trong đối tượng đồng tính và lứa tuổi trẻ đang có xu hướng gia tăng, điều này cho thấy tiềm ẩn nguy cơ lây lan HIV ra cộng đồng, làm khó khăn hơn cho bức tranh phòng chống HIV/AIDS tại thành phố và Việt Nam và là thách thức cho lộ trình đạt được các mục tiêu do Việt Nam và Liên hiệp quốc đặt ra.

Năm 2021, Liên hiệp quốc đã đặt ra 3 mục tiêu 95% tới năm 2025; trong đó trong đó 95% số người nhiễm HIV biết tình trạng bệnh của họ, 95% số người được chẩn đoán nhiễm HIV được duy trì điều trị ARV liên tục và 95% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virut ở mức thấp và ổn định; hướng tới kết thúc đại dịch vào năm 2030.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 2 năm 2020, 2021 khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các hoạt động khác đều bị chậm lại hoặc ngừng hẳn, riêng chương trình kiểm soát và phòng chống HIV vẫn được ngành y tế nỗ lực triển khai đồng bộ bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng cả về tuyên truyền, tư vấn, phòng ngừa và điều trị với kết quả đến tháng 9/2022 Thành phố Hồ Chí Minh đã có 92% số người nhiễm HIV biết tình trạng bệnh của họ, 90,8% số người được chẩn đoán nhiễm HIV được duy trì điều trị ARV liên tục, 99% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virut ở mức thấp và ổn định, có 45.295 người được theo dõi và điều trị (bằng 1/3 tổng số điều trị HIV trên cả nước). Kết qủa này đã giúp người nhiễm HIV có thể sống lâu hơn, sống mạnh khoẻ hơn, giảm lo sợ nguy cơ lây bệnh cho bạn tình, có thể sinh con và giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

Đồng thời, từ năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai chương trình phòng ngừa trước khi nhiễm HIV nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm, chương trình này đã có hiệu quả rất tích cực với hơn 97% số đối tượng có nguy cơ không bị lây nhiễm

Đối với chương trình phòng ngừa lây lan HIV từ Mẹ sang Con, đến cuối năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh đã hạ tỉ lệ xuống còn 0,48%, đây là kết quả rất có ý nghĩa bởi nếu không được can thiệp, tỉ lệ này sẽ ở mức 25% đến 30% và thành phố đang phấn đấu loại trừ nguy cơ lây truyền từ Mẹ sang Con vào năm 2025.

Các kết quả đạt được đã phần nào minh chứng cho tình đúng đắn về chiến lược của thành phố trong phòng chống HIV/AIDS và góp phần nâng cao uy tín của thành phố đối với Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế.

Riêng tại Bệnh viện Hùng Vương, trong 2 năm 2020 và 2021 có 459 trường hợp sản phụ nhập viện nhiễm HIV được phát hiện trong tổng số 75.114 sản phụ tới sanh, chiếm tỉ lệ 6,11%; trong số 465 trẻ do 459 sản phụ nhiễm HIV sinh ra, có 3 bé được xác nhận (+) với HIV, chiếm tỉ lệ 0,65%. Đa số các trường hợp này đều có hoàn cảnh khó khăn và được bệnh viện hỗ trợ cả về chi phí điều trị và chi phí tái hội nhập sau xuất viện thông qua phòng Công tác xã hội và Hội Chữ thập đỏ

Cuộc chiến chống lại sự lây lan của HIV/AIDS vẫn luôn là cuộc chiến đầy cam go, khó khăn, nhưng với nỗ lực không ngừng, Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm hoàn thành các mục tiêu vào năm 2025 và 2030 như đã đặt ra, góp phần cho sự phát triển về kinh tế, xã hội của thành phố và cả nước.

Quốc Hùng

 

 

 

 

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác