Kế hoạch 1675 của UBND TP.HCM về công tác Chữ thập đỏ - Bệnh viện Hùng Vương

Kế hoạch 1675 của UBND TP.HCM về công tác Chữ thập đỏ - Bệnh viện Hùng Vương

Kế hoạch 1675 của UBND TP.HCM về công tác Chữ thập đỏ - Bệnh viện Hùng Vương

Kế hoạch 1675 của UBND TP.HCM về công tác Chữ thập đỏ - Bệnh viện Hùng Vương

Kế hoạch 1675 của UBND TP.HCM về công tác Chữ thập đỏ - Bệnh viện Hùng Vương
Kế hoạch 1675 của UBND TP.HCM về công tác Chữ thập đỏ - Bệnh viện Hùng Vương

Kế hoạch 1675 của UBND TP.HCM về công tác Chữ thập đỏ

ỦY BAN NHÂN DÂN                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

       Số: 1675/KH-UBND                               TP.Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 4 năm 2011

  

KẾ HOẠCH

Thực hiện Thông tri số 32-TT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy

về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác

của Hội Chữ thập đỏ thành phố Hồ Chí Minh

 

Thực hiên Chỉ thị 43-CT/TW, ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Thông tri số 32-TT/TU ngày 17 tháng 9 năm 2010 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Chữ thập đỏ thành phố; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ và nhân dân thành phố về chủ trương, quan điểm của Đảng đối với công tác nhân đạo và vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới.

Thông qua việc triển khai kế hoạch để thực hiện Thông tri số 32-TT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy nhằm nâng cao năng lực hoạt động, giúp cho các cấp Hội Chữ thập đỏ từ thành phố đến cơ sở, phường - xã, thị trấn hoạt động ngày càng phát triển.

Việc triển khai kế hoạch được tiến hành nghiêm túc trong các cấp chính quyền từ thành phố đến quận - huyện, phường - xã, thị trấn tạo điều kiện hỗ trợ cho Hội Chữ thập đỏ các cấp hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.

II- NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Triển khai Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thông tri số 32-TT/TU ngày 17 tháng 9 năm 2010 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ thành phố.

- Tổ chức quán triệt, giáo dục quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với công tác nhân đạo. Giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhân dân thành phố tinh thần tự giác tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện.

- Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” góp phần cùng Hội Chữ thập đỏ tích cực thực hiện các chính sách xã hội nhân đạo của Đảng, Nhà nước trên địa bàn  thành phố.

- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội hướng về cơ sở, gắn bó với đối tượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội, chủ động tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu và các thảm họa khác; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vận động nguồn lực cho hoạt động nhân đạo; chú trọng sơ kết, tổng kết và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động nhân đạo.

2. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Hội Chữ thập đỏ. Các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã, thị trấn triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với Hội Chữ thập đỏ, tạo điều kiện để Hội Chữ thập đỏ thực hiện 7 nội dung hoạt động Chữ thập đỏ được quy định trong Luật Hoạt động chữ thập đỏ.

- Sở Nội vụ, cơ quan quản lý Nhà nước đối với Hội Chữ thập đỏ thành phố, quan tâm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Hội Chữ thập đỏ thành phố.

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy Hội Chữ thập đỏ từ thành phố đến cơ sở, sắp xếp biên chế chuyên trách Hội Chữ thập đỏ đủ số lượng và đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu nhân đạo trong tình hình mới, đề xuất điều chỉnh chế độ chính sách đối với cán bộ Hội Chữ thập đỏ.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ: Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với Hội Chữ thập đỏ được Ủy ban nhân dân thành phố giao. Phối hợp với Ban Tổ chức  Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy, Sở Tài chính và Hội Chữ thập đỏ thành phố củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, đề xuất chế độ chính sách đối với Hội Chữ thập đỏ thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng như chính sách đối với các đoàn thể nhân dân đang áp dụng trên địa bàn thành phố.

2. Sở Y tế: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với Hội Chữ thập đỏ đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe; hướng dẫn hoạt động Hội Chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu ban đầu, hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo Luật Hoạt động Chữ thập đỏ và quy định của các Bộ, ngành liên quan.

3. Sở Tài chính: Theo yêu cầu, nhiệm vụ kế hoạch hoạt động của Hội Chữ thập đỏ thành phố, nghiên cứu tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, về cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động để Hội Chữ thập đỏ thành phố thực hiện tốt nội dung theo Luật Hoạt động Chữ thập đỏ.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo: Hướng dẫn hỗ trợ Hội Chữ thập đỏ thành phố về phát triển tổ chức Hội trong trường học phổ thông, đại học, cao đẳng, trung học nghề… thuộc phạm vi thành phố quản lý, xây dựng lực lượng thanh thiếu niên Chữ thập đỏ, góp phần giáo dục lòng nhân ái, tính hướng thiện cho học sinh, sinh viên thông qua hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học, có chế độ bồi dưỡng hỗ trợ cho cán bộ giáo viên tham gia công tác Chữ thập đỏ.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn Hội Chữ thập đỏ thành phố đối với các hoạt động xã hội nhân đạo, trợ giúp nhân đạo, ký kết liên tịch các chương trình mục tiêu “Giảm hộ nghèo tăng hộ khá”, trợ giúp các đối tượng chính sách xã hội, nạn nhân chất độc da cam, xây dựng các cơ sở xã hội chăm lo cho các đối tượng kém may mắn.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công an thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Bộ Tư lệnh thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố: Hướng dẫn Hội Chữ thập đỏ thành phố thực hiện chương trình liên tịch trong hoạt động phòng ngừa ứng phó thảm họa, tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do thiên tai thảm họa, ứng phó với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chăm lo chính sách hậu phương quân đội, chăm lo cho người nghèo ở địa bàn khó khăn của thành phố.

7. Sở Ngoại vụ: Hướng dẫn Hội Chữ thập đỏ thành phố về các hoạt động, hợp tác quốc tế về nhân đạo.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố: Hướng dẫn Hội Chữ thập đỏ thành phố công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động Chữ thập đỏ và tuyên dương các giá trị nhân đạo.

9. Hội Chữ thập đỏ thành phố:

- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội hướng về cơ sở, gắn bó với đối tượng, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng xây dựng,  phát triển lực lượng hội viên, tình nguyện viên, cộng tác viên, nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ Hội trong các hoạt động Chữ thập đỏ, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất củng cố tổ chức, chính sách cho cán bộ Hội và các điều kiện hoạt động của Hội.

- Tích cực tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện công tác nhân đạo.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố thực hiện chương trình liên tịch nhằm phát huy vai trò nòng cốt của Hội Chữ thập đỏ trong hoạt động nhân đạo, nhất là công tác cứu trợ nhằm đảm bảo cho công tác nhân đạo triển khai đồng bộ, tránh chồng chéo, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.

10. Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã, thị trấn:

Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với Hội Chữ thập đỏ quận - huyện, phường - xã, thị trấn được Ủy ban nhân dân thành phố giao, tạo điều kiện về phương tiện hoạt động, kinh phí, sắp xếp, bố trí, xây dựng trụ sở riêng cho Hội Chữ thập đỏ quận-huyện (những nơi chưa có trụ sở riêng) để Hội Chữ thập đỏ quận - huyện có điều kiện làm việc gắn với việc tổ chức phòng khám nhân đạo và tiếp xúc, tiếp nhận sự hỗ trợ về tiền, hàng… cho hoạt động nhân đạo ở địa phương.

Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Hội Chữ thập đỏ thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện  kế hoạch này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện hàng quý, năm cho Ủy ban nhân dân thành phố./.

 

 Nơi nhận:                                                                          KT. CHỦ TỊCH

- Thường trực Thành ủy;                                                      PHÓ CHỦ TỊCH

- TTUB: CT, các PCT;

- Ban Tổ chức Thành ủy;

- Ban Dân vận Thành ủy;

- UBMTTQ và các đoàn thể chính trị TP.

- Các Sở, ngành thành phố;

- Ủy ban nhân dân các quận-huyện;

- Hội Chữ Thập đỏ thành phố;

- VPUB: CPVP;                                                                Hứa Ngọc Thuận

- Các Phòng CV;

- Lưu:VT, (VX/P)  D.                   

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ TP Hồ Chí Minh       

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác