KỸ THUẬT ROSI – HY VỌNG LÀM CHA SINH HỌC CHO NAM GIỚI BỊ VÔ TINH

KỸ THUẬT ROSI – HY VỌNG LÀM CHA SINH HỌC CHO NAM GIỚI BỊ VÔ TINH

KỸ THUẬT ROSI – HY VỌNG LÀM CHA SINH HỌC CHO NAM GIỚI BỊ VÔ TINH

KỸ THUẬT ROSI – HY VỌNG LÀM CHA SINH HỌC CHO NAM GIỚI BỊ VÔ TINH

KỸ THUẬT ROSI – HY VỌNG LÀM CHA SINH HỌC CHO NAM GIỚI BỊ VÔ TINH
KỸ THUẬT ROSI – HY VỌNG LÀM CHA SINH HỌC CHO NAM GIỚI BỊ VÔ TINH

KỸ THUẬT ROSI – HY VỌNG LÀM CHA SINH HỌC CHO NAM GIỚI BỊ VÔ TINH

Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO), 15% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản bị vô sinh, trong đó 50% nguyên nhân vô sinh là do nam giới1,2. Trong các trường hợp vô sinh do yếu tố nam, vô tinh (Azoospermia - không có tinh trùng trong tinh dịch) là trường hợp nặng nhất, chiếm khoảng 1% nam giới và 10-15% những người nam bị vô sinh3. Có hai loại vô tinh chính: vô tinh do tắc nghẽn (OA) và không do tắc nghẽn (NOA).  OA là tình trạng tinh hoàn vẫn sản xuất tinh trùng nhưng do hệ thống ống dẫn của đường sinh dục nam bị tắc nghẽn hoặc thiếu kết nối nên tinh trùng không được phóng thích ra ngoài khi xuất tinh. Trong trường hợp NOA, do nhiều nguyên nhân, tinh hoàn sản xuất kém hoặc không sản xuất tinh trùng. NOA là biểu hiện nghiêm trọng nhất của vô sinh nam và ước tính ảnh hưởng đến 1 trong 100 người nam giới4.

Trong khi nam giới bị vô tinh do tắc (OA), tinh trùng có thể được tìm thấy dễ dàng thông qua phẫu thuật thông nối ống dẫn tinh chỗ bị tắc hoặc hút tinh trùng từ tinh hoàn hoặc mào tinh. Còn nam giới bị vô tinh không do tắc nghẽn (NOA) cần phải trải qua phẫu thuật dùng kính hiển vi độ phóng đại cao mở tinh hoàn để tìm tinh trùng trong từng ống sinh tinh. Khả năng tìm thấy tinh trùng trong NOA dao động từ 30 – 60%, tuỳ vào nguyên nhân gây vô tinh và mức độ tổn thương dựa trên giải phẫu bệnh mô tinh hoàn. Tinh trùng thu nhận từ tinh hoàn có khả năng thụ tinh và phát triển phôi bình thường, cũng như tạo ra con cái khỏe mạnh với kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI – Intra Cytoplasmic Sperm Injection).5 Tuy nhiên, khi không tìm thấy tinh trùng, nam giới mắc NOA chỉ có 2 lựa chọn: xin tinh trùng từ người hiến tặng hoặc xin con nuôi.

ROSI (Tiêm tinh trùng non hay tinh tử tròn vào bào tương trứng – Round Spermatid Injection): Đã có một số nghiên cứu sử dụng tinh tử tròn (RS-Round Spermatid) từ người chồng bị vô tinh để tiêm trực tiếp vào tế bào trứng với mục đích mang lại hy vọng thụ tinh, tạo phôi và làm tổ trong buồng tử cung người vợ. Tinh tử tròn là những tế bào sinh tinh chưa trưởng thành nhưng vẫn chứa bộ gen đơn bội, tương tự như thành phần di truyền của tinh trùng trưởng thành. Tinh tử tròn được tìm thấy ở khoảng 30% nam giới NOA không có tinh trùng trên microTESE6.

Vì ROSI liên quan đến việc sử dụng tinh trùng chưa trưởng thành, quy trình này đưa ra những thách thức về việc phát triển kỹ thuật mới và làm dấy lên những lo ngày về di truyền của em bé sinh ra từ kỹ thuật này. Ở giai đoạn đầu, ROSI ở người được thực hiện trong các mẫu nhỏ và có kết quả khác nhau với tỷ lệ thành công thấp. Tuy nhiên, đến năm 2018, Tanaka và cộng sự7 đã báo cáo tỷ lệ thành công của kỹ thuật ROSI ở quy mô lớn và chứng minh rằng em bé được sinh ra từ ROSI không có sự khác biệt so với em bé được thụ thai tự nhiên.

Nghiên cứu này mở ra hy vọng rằng ROSI có thể coi là sự lựa chọn cuối cùng để cho phép những người đàn ông mắc chứng vô tinh trở thành cha sinh học

Hiện nay kỹ thuật ROSI đang được nghiên cứu và triển khai tại Khoa Hiếm muộn, bệnh viện Hùng Vương nhằm mang lại cơ hội làm cha sinh học cho những bệnh nhân bị vô tinh.

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác