Nhật ký những ngày đi tiền trạm tại miền Trung - Bệnh viện Hùng Vương

Nhật ký những ngày đi tiền trạm tại miền Trung - Bệnh viện Hùng Vương

Nhật ký những ngày đi tiền trạm tại miền Trung - Bệnh viện Hùng Vương

Nhật ký những ngày đi tiền trạm tại miền Trung - Bệnh viện Hùng Vương

Nhật ký những ngày đi tiền trạm tại miền Trung - Bệnh viện Hùng Vương
Nhật ký những ngày đi tiền trạm tại miền Trung - Bệnh viện Hùng Vương

Nhật ký những ngày đi tiền trạm tại miền Trung

Nhật ký ngày đi mở đường VỀ MIỀN ĐẤT QUẢNG

Sẻ chia và những phát sinh đầu tiên

Text Box: Tại sân bay Phú Bài sáng 10/11/2010“Nếu được Sở Y tế đồng ý, mình sẽ kêu anh em cùng tham gia với đoàn của cậu” – bác sĩ Duyến – trưởng khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện tỉnh Quảng Trị hồ hởi khi biết mục đích chuyến đi chuẩn bị cho đoàn công tác xã hội giúp đồng bào nghèo và bà con bị thiệt hại sau bão lũ do bệnh viện Hùng Vương tổ chức từ ngày 31/12/2010 đến ngày 04/01/2011 tại Quảng Bình và Quảng Trị của tôi. Sau 5 giờ đồng hồ bay từ TP.HCM ra Huế rồi đi 2 lượt xe đò vượt hơn 1.100km tới thành phố Đồng Hới, một lời sẻ chia của bạn bè thật sự làm tôi ấm lòng và thêm tin tưởng chuyến đi sắp tới sẽ có thêm nhiều tấm lòng chia sẻ, ủng hộ và đồng hành.

Vì UB Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Trị đã xếp lịch làm việc lúc 13g30 chiều nên không thể tranh thủ làm gì được, đành phải đợi. Tranh thủ chạy ra ngắm phố. Melody hotel 3 sao nằm gần trung tâm thành phố Đông Hà, 200.000 đồng/phòng 4 người, ăn 35.000 đồng/người bữa chính và 20.000 đồng/người bữa sáng có café. Tuy đã là giá hữu nghị nhưng vẫn khá mắc, đàng tạm ghi nhận như vậy

Buổi làm việc đầu giờ chiều không kéo dài vì chỉ có chị Hồng Ủy viên thường trực trưởng ban Phong trào đại diện cho Ủy ban MTTQ và anh Ổn phụ trách Công đoàn đại diện cho Sở Y tế, hơi hẫng hụt vì không thấy cán bộ của Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Cũng phải thông cảm vì có lẽ ảnh hưởng sau lũ bão đã hút hết người của các cơ quan vào những công việc khác rồi. Thỏa thuận sơ bộ là sẽ điều chỉnh từ sửa 3 căn nhà cho hộ nghèo thành xây dựng 2 căn nhà Đại đoàn kết với mức hỗ trợ là 20 triệu đồng/căn; khám tại các xã Gio Châu huyện Gio Linh là xã đồng bằng nhưng ít được tiếp cận các chương trình hỗ trợ, xã Vĩnh Khê huyện Vĩnh Linh và xã A Si huyện Hướng Hóa là các xã biên giới nghèo toàn bộ các xã đều là đồng bào Vân Kiều. Điểm ngoài dự kiến là chị Hồng cho rằng không cần tổ chức tổng kết sau khi hoàn tất chương trình tại các huyện, đoàn gửi báo cáo sau cũng được! Không đúng được như dự kiến nhưng cũng không sao bởi mục đích chính của chương trình là hỗ trợ có hiệu quả cho địa phương. Sẽ phải chỉnh lại chương trình và làm văn bản gửi Sở Y tế Quảng Trị về việc mời bệnh viện tỉnh tham gia khám răng

Có thể hay không thể

 “Anh không thể đi như vậy được” đó là khẳng định của mọi người khi tôi đề nghị giúp tính cách làm sao để đi được 3 điểm xã của Quảng Trị sau đó ra Quảng Bình rồi kịp chiều mai về Huế để tối trở lại TP.HCM. Bởi khó khăn thực sự đầu tiên là tỉnh không sắp xếp được ô tô đi xuống các xã, đề nghị đi bằng xe máy không được chị Hồng đồng ý, cuối cùng là đi bằng taxi ra xã Gio Châu huyện Gio Linh cách Đông Hà khoảng 10km, cũng may là vừa đi một xíu thì trời mưa. Nhẩm tính nhanh: Gio Châu lên Khe Sanh khoảng 80km, lên Vĩnh Khê khoảng 40km, Vĩnh Khê – Khe Sanh khoảng 80km. Đi đâu khi đã là gần 15g ngày 10/11/2010? Đành ra Gio Châu rồi tính tiếp vậy, không còn thời gian nữa.

Hai gang tay

Chỉ cần nhiêu đó là đủ làm vỡ lịch trình của đoàn khi vào khám tại trường PTCS và Trạm Y tế xã Gio Châu nếu không được phát hiện trước. Con đường liên thôn đủ rộng và chắc chắn cho xe 45 chỗ chạy nhưng vì đang làm dở rồi ngưng nên phần tiếp giáp giữa đường đất cũ và đường beton mới chênh nhau tới 2 gang tay, xe nào đi cũng được nhưng xe của đoàn nếu đi vào sẽ bị mắc lại vì đuôi xe rất dài.

Text Box: Trạm Y tế xã Gio ChâuSau khi khảo sát điểm khám, quyết định thống nhất với anh Lê Xuân Bích, Chủ tịch UBND xã cùng các anh trong Đảng ủy, UBND và UBMTTQ cùng anh Trần Ngọc Hiệu Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã là sẽ khám từ 13g ngày 01/01/2011 cho 100 phụ nữ, 100 trẻ em, 300 người khám tổng quát và 100 người khám răng tại Trạm Y tế và trường học vì kế bên nhau, phát 100 phần quà tại UBND xã cách điểm khám khoảng 2km. Cũng lưu ý các phiếu quà và phiếu khám phải khác nhau rõ ràng để tránh lẫn lộn và đoàn sẽ mang theo 2 đèn khám vì Trạm Y tế chỉ có bàn chứ không có đèn. Xã sẽ lo đắp bù phần nối đường để xe vào được. Sẽ kiểm tra lại trước 1 tuần việc này.

Trường Sơn xa xanh

Và mịt mù sương chiều khi taxi đưa tôi ra ngã 3 đường tránh, quyết định lên Khe Sanh để sáng mai làm việc sớm với Hướng Hóa. Đường 9 thật vắng vẻ, ánh đèn pha của chiếc xe tốc hành rẽ đôi màn đêm lao ngược lên đỉnh Trường Sơn qua vô số dốc và cua quặt, chỉ có vài chiếc xe đi ngược chiều. Xuống xe trước khu vực trung tâm thị trấn đã gần 19g. Lái xe thật siêu hạng khi mất chưa tới 1 giờ đồng hồ để chạy hơn 70km từ Đông Hà lên nhưng quả là cũng ớn da gà khi xe chạy gần quãng ngã 3 đường Trường Sơn Tây bởi bên trái là taluy âm và ở sâu dưới đó là dòng Đăk krong đang réo chảy.

Điện thoại mời anh Bình và Tuyết bên Hội Chữ thập đỏ huyện ra uống nước và bàn trước một số công việc ngày mai. Khó khăn ở Khe Sanh là không có nhà nghỉ nào đủ cho khoảng 70 người. Khảo giá ở Chung Bằng: ăn chính 35.000 đồng/người, không nấu ăn sáng, phòng 2 người 150.000 đồng, 3 người 200.000 đồng, 4 người 250.000 đồng. Giá cao quá, vụ này sẽ phải nhờ người thương lượng lại. Đêm không lạnh lắm, có lẽ chừng 18°. 22g. Ngủ nhanh. Ngày mai đường còn thật dài

Text Box: Buổi sớm an bình ở trị trấn Khe Sanh7g30, làm việc với anh Nguyễn Quang Hưng và chị Hoàng Thị Lan, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ và anh Lê Thanh Bình Chủ tịch hội Chữ thập đỏ huyện, thống nhất sẽ điều chỉnh kế hoạch: khám và tặng quà cho 2 xã A Si và A Dơi sáng ngày 02/01/2011, mỗi xã 150 phần, đây là 2 xã vùng bản của người Vân Kiều nằm trên đỉnh núi, cũng là xã biên giới vì khoảng hơn chục quăng dao về phía tây đã là phần đất của nước bạn Lào. Từ thị trấn vào tới A Si khoảng 50km, đi chừng 1g30 phút, như vậy cần phải đi từ 6g mới kịp 7g30 triển khai công việc. Sẽ tách 2 nhóm cho 2 xã. Khám xong sẽ lên thẳng Lao Bảo và ăn trưa, nếu ai muốn qua biên giới chơi một chút, huyện sẽ bố trí người đưa qua cửa khẩu Don Savanh thuộc huyện SêPôn tỉnh Savanakhẹt. 1 suất nhà chưa có địa chỉ vì cho đồng bào thì phải họp xét công bằng mới được. Coi như ổn ở Hướng Hóa

Chạy đua

Text Box: Quang cảnh Vĩnh Khê nhìn từ UBND xã9g ngày 11/11/2010. Nhảy lên chuyến xe Lao Bảo – Đông Hà đầu tiên chạy ngang vậy nhưng mãi 10g15 mới tới ngã 3 đường Hồ Chí Minh ở Cam Lộ, còn gần 40km nữa, vừa điện cho chị Hồ Thị Xường, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Vĩnh Khê vừa gọi xe ôm, phương tiện duy nhất có thể vào xã, 150.000 đồng chẳng biết là mắc hay rẻ nữa. Vĩnh Khê là xã biên giới ở cực tây của huyện Vĩnh Linh, ngoài lá cờ đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân mới được tặng, những lá cờ thi đua còn được giữ cẩn thận từ năm 1964 tới nay và treo kín một bức vách hội trường cho biết đây là xã rất giàu truyền thống song cả xã chỉ có 890 khẩu trong đó hết 886 là đồng bào Vân Kiều chỉ còn 4 cán bộ là người Kinh tăng cường, 2 năm nay chưa có đoàn y tế nào tới xã cả. Anh Võ Viết Tà phó Bí thư Đảng ủy vừa giới thiệu tình hình xã vừa đề nghị cứ khám cho bà con, được nhiêu thì được vì địa bàn rộng, đồng bào ở các thôn xa chẳng mấy khi về tới xã. Thống nhất với lãnh đạo xã sẽ tặng 100 phần quà ở UBND và khám bệnh cho khoảng 300 người tại Trạm Y tế. Lưu ý tình trạng bệnh ngoài da và bệnh tim mạch ở đây nhiều nhưng Vĩnh Khê lại hay bị cúp điện, vậy cần chuẩn bị máy phát điện. 1 suất nhà Đại đoàn kết ở đây cũng chưa có địa chỉ ngay như tình hình trên Hướng Hóa, phải chờ mời đồng bào họp bình xét công bằng đã

Hẹn làm việc ở Quảng Bình lúc 13g30 nhưng khảo sát xong Vĩnh Khê thì đã hơn 12g. Lạnh cả lưng khi được biết ở đây không có tuyến xe, cũng không có xe thồ luôn, muốn đi phải ra thị trấn Bến Quan cách hơn 7km nữa. Phân vân một lát, anh Hồ Văn Nhì phụ trách Trạm Y tế quyết định lấy xe máy chở tôi ra Hồ Xá ngoài quốc lộ 1A để đón xe ra Quảng Bình. Vậy là phơi đầu trần hơn 20km giữa trưa, cũng may trời thương nên không mưa lại ít nắng, có lẽ nhờ mặc áo Chữ thập đỏ nên dù không đội mũ bảo hiểm nhưng công an giao thông ngoài lộ cũng không chặn xe lại, chỉ tội anh Nhì khi đưa tôi ra tới nơi thì xe lại bị bể vỏ. Không kịp uống nước, nhảy lên chiếc xe đầu tiên vừa dừng để ra Quảng Bình

Người thứ 24

Chính xác là chiếc xe 16 chỗ cũ kỹ đã có 23 người kể cả lái xe nhưng không thể chọn lựa, tôi leo đại lên giữa những tiếng cằn nhằn, la ó, tuy vậy chỉ ít phút sau tôi cũng được chừa cho một miếng ghế, chắc cũng nhờ mặc áo của Hội nên bà con thông cảm vì biết mình là người đi làm việc thiện. Chiếc xe phóng như bay trên đường nên tới ngã 3 Cẩm Thủy mới 13g20, cà nhắc đi vào quán ăn vội tô phở trong lúc đợi người đón

Đúng 13g30 chiếc xe 7 chỗ của tỉnh Hội Quảng Bình từ thành phố Đồng Hới vào tới nơi, sung sướng, cuối cùng cũng được hưởng ơn trên. Điểm đến là xã Tân Thủy huyện Lệ Thủy, quê hương của đại tướng Võ Nguyên Giáp là xã Lộc Thủy kế bên, bữa tới nếu kịp có thể sẽ ghé thăm nhà lưu niệm của Cụ, nếu không nhìn những cây chuối còn xơ lá bên đường thì cũng khó hình dung cách đây ít lâu nơi đây đã từng chìm dưới gần 2m nước, ngập trắng cả xã, cả huyện.

Hầu như toàn bộ cán bộ chủ chốt của xã đều đang đợi, duy nhất ở đây có đủ cán bộ từ tỉnh, huyện cùng xuống tới xã, thật xúc động, nhưng vì thế cũng thật khó khăn khi phải dứt khoát từ chối không trao 2 suất nhà cho xã bởi không thỏa điều kiện là giúp hộ có nhà bị hư, sập do lũ lụt dù rằng trận lũ lịch sử đã gây thiệt hại cho bà con trong xã gần 8 tỉ đồng. Nước ngập tràn Tân Thủy làm mất toàn bộ số cá vụ 3 đang nuôi thả, gây thiệt hại lớn về tài sản nhưng không làm hư hại nhà cửa. Đành thỏa thuận với anh Hoàng Đức Thành, trưởng ban CTXH và quản lý thảm họa là sẽ đề nghị báo Tuổi trẻ ưu tiên dành 2 suất nhà này cho tỉnh Quảng Bình khi Tuổi trẻ triển khai chương trình “Ngăn dòng học sinh vùng lũ bỏ học”. Phát sinh thêm là ngoài 500 phần quà dành cho xã như dự kiến sẽ tổ chức khám cho khoảng 200 – 300 người theo đề nghị của địa phương, cơ số thuốc còn lại sẽ do y tế xã tiếp nhận. 

Những trục trặc cuối cùng

Xuất hiện thật bất ngờ khi nghĩ rằng chuyến đi đã hoàn tất, chiếc xe đò Bến Nước ngầm – Ngã tư Ga bỗng nhiên trở chứng hư bộ nguồn ở đường tránh Huế khi còn cách sân bay Phú Bài chừng 20km nữa, khúc đường này đang sửa chữa nên dằn xóc kinh khủng khác xa đoạn đường ngoài Quảng Bình. Trời mưa, đêm tối, đường vắng, không có taxi lai vãng nên không biết đi đâu cả đành ngồi coi sửa xe.

20g, choáng khi nhận được tin nhắn hủy chuyến bay của VietNam Airline vì thời tiết xấu, càng bối rối hơn khi biết sau 12g ngày mai mới có chuyến bay về thành phố. Làm gì giữa đường cả đêm nay đây. Ngày mai, thứ sáu, trực ngày, còn cả lịch mổ 9g nữa. Đành nhắn tin cho khoa và tua trực biết.

Kết thúc thành công

Quyết định vào Đà Nẵng ngay trong đêm sau khi biết chuyến bay sớm nhất ngày mai còn chỗ, nhờ lái xe gửi giùm xe quen chạy vào Đà Nẵng vì không xe nào ghé nhận khách ngang đường lúc đêm cả. Chiếc xe này cũng trục trặc nên tới nơi đã hơn 0g, tìm khách sạn gần sát sân bay để ngủ. 4g30 lấy được vé và 6g thì rời sân bay.

May mắn, cuối cùng thì cũng còn may mắn khi hoàn tất chương trình gần như dự kiến. Chỉ trong 2 ngày trời di chuyển quãng đường hơn 2.500km trong đó có gần 500km chạy quanh Quảng Trị và Quảng Bình, thật là oải nhưng như vậy mới an tâm cho chuyến đi sắp tới của mấy chục con người được. Mong sao từ giờ tới khi lên đường mọi chuyện được thuận lợi và may mắn để đến được với đồng bào. Còn nhiều việc, thật là nhiều việc đang chờ trong những ngày tới. Ráng lên đi.

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác