Ôm nợ vì Nhà tình thương ! - Bệnh viện Hùng Vương

Ôm nợ vì Nhà tình thương ! - Bệnh viện Hùng Vương

Ôm nợ vì Nhà tình thương ! - Bệnh viện Hùng Vương

Ôm nợ vì Nhà tình thương ! - Bệnh viện Hùng Vương

Ôm nợ vì Nhà tình thương ! - Bệnh viện Hùng Vương
Ôm nợ vì Nhà tình thương ! - Bệnh viện Hùng Vương

Ôm nợ vì Nhà tình thương !

Ôm nợ vì nhà tình thương

 

Muốn có một căn nhà tình thương, người dân nghèo phải đi vay nóng làm nền và vách nhà để rồi mắc nợ không trả được, con cái phải nghỉ học

 

Tháng 8 - 2009, 32 hộ nghèo ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau được Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Ngọc Tùng (TPHCM) tặng nhà tình thương. Mỗi căn nhà trị giá 10 triệu đồng gồm bộ khung gỗ và tấm lợp. Nhà cất chưa đầy 1 năm, những cây cột đã mềm đến độ có thể dùng tay bóc ra được từng thớ gỗ, loại gỗ mà theo nhiều người chỉ có thể dùng để chế biến giấy chứ không thể cất nhà.

 

Nhà sập, nợ bủa vây

 

Chị Trần Thị Điệp ở ấp 11, xã Nguyễn Phích, thuật lại: “Cán bộ ấp đến nhà khuyên bằng mọi cách phải làm cho được nền nhà, nếu không thì không được tặng nhà. Họ còn bảo cứ yên tâm đi vay mượn rồi sau này Nhà nước sẽ hỗ trợ để trả lại”.

 

Nghe vậy, bà con mới tất tả mua chịu vật tư, vay nóng để làm xong nền nhà. Ngôi nhà tình thương trị giá 10 triệu đồng được dựng lên trong vòng chưa đến 2 giờ, với bộ khung bằng gỗ xẻ đã mục và bộ tấm lợp bằng thiếc mỏng. Mỗi hộ được tặng nhà phải đóng thêm 600.000 đồng mua bộ cửa và 75.000 đồng tiền công chuyên chở. Chị Điệp cho biết vợ chồng chị phải đi vay nóng thêm 2,5 triệu đồng để làm vách nhà.

 

Từ khi có nhà, mỗi tháng, gia đình chị phải đóng lãi 200.000 đồng, còn tiền mua chịu vật tư để làm nền vẫn chưa trả được. Căn nhà cất chưa đầy một năm đã mục nát, phải chằng néo mới trụ được tạm thời trong mùa mưa này. Chị Điệp buồn bã nói: “Cất lên căn nhà tình thương rồi nợ bủa vây đến nỗi đứa con trai lớn năm nay lên lớp 6 phải nghỉ học giữa chừng”.

 

 

Từ khi có được căn nhà tình thương, gia đình chị Trần Thị Điệp phải sống trong cảnh nợ nần và cả nỗi lo sập nhà bất cứ lúc nào. Trong ảnh: Chồng chị Điệp bên căn nhà của mình

 

Ở bên kia bờ kinh T29, vợ chồng anh Trương Vũ Linh (ấp 17, xã Khánh An) ngồi ngó mông lung ra cái nền nhà trống huếch. Mới 2 tháng trước, cơn mưa dông quét qua mang theo cả căn nhà tình thương của họ.

 

Được Sở LĐ-TB-XH tỉnh Cà Mau hỗ trợ 2 triệu đồng, họ vay thêm 2 triệu đồng nữa mua cây, lá về dựng lại căn nhà khác ở tạm. Số nợ 2 chỉ vàng mà gia đình anh vay để cất căn nhà tình thương trước đó vẫn chưa trả nổi. Cách đó không xa, ông Lê Văn Hiền ngồi trước sân rầu rĩ. Cùng với căn nhà của anh Linh, nhà ông Hiền cũng bị gió thổi bay, giờ chỉ còn trơ cái nền với khoản nợ vay nóng 6 triệu đồng “phụ” vào căn nhà tình thương không có khả năng trả.

 

Thiệt thòi vì được tặng nhà

 

Bà Diệp Thị Vét, trưởng ấp 11, xã Nguyễn Phích, cho biết trước đây bà nhận được thông tin mỗi hộ được tặng nhà sẽ được hỗ trợ vay không lãi suất hơn 6 triệu đồng. Nếu được vậy thì sau khi cất nhà, người dân trả được nợ và còn dư được vài triệu đồng để làm vốn. “Nhưng giờ đây tôi không biết phải trả lời với dân ra sao và luôn có cảm giác như đã lừa dối họ. Hỏi cấp trên thì bảo phải chờ” - bà Vét nói.

 

Ông Lai Chí Thống, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện U Minh, cũng thừa nhận chủ trương ban đầu của huyện là xin cho dân vay không lãi suất để hoàn thiện căn nhà. Cụ thể, đối với xã nghèo, người dân được vay 6,6 triệu đồng/căn, còn xã bình thường được vay 7,8 triệu đồng/căn.

 

Tuy nhiên, sau này, Ủy ban MTTQ tỉnh trả lời rằng nhà tình thương được tài trợ từ 10 triệu đồng trở lên sẽ không được vay tiền. Còn về chuyện nhà mới cất chưa lâu đã mục và sập, ông Thống lý giải: “Theo quan sát bên ngoài thì bộ khung nhà bằng gỗ cộng với bộ tấm lợp bằng thiếc là tương ứng với giá trị 10 triệu đồng. Còn đó là loại gỗ gì và chất lượng ra sao thì bằng mắt thường chúng tôi không thể đánh giá được (?!)”.

 

Ông Thống cũng quả quyết nếu những hộ nghèo này không nhận nhà tình thương của Công ty Ngọc Tùng tặng thì họ vẫn được giải quyết chế độ nhà tình thương theo Chương trình 167 của Thủ tướng Chính phủ, trị giá mỗi căn 20 triệu đồng. Còn đối với trường hợp bị sập nhà như hộ của anh Linh và ông Hiền thì sẽ không được giải quyết cho nhà tình thương nữa vì đây chỉ là những hộ cận nghèo.   

Nhà đang chờ nóc

Tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, hàng trăm hộ nghèo đang đứng trước cảnh có nhà tình thương nhưng không nóc, không vách.

Ông Châu Quốc Khởi, Trưởng Phòng LĐ-TB-XH huyện Đầm Dơi, cho biết: “Trong năm 2010, toàn huyện triển khai thực hiện 480 căn nhà tình thương theo Chương trình 167 nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ có 41 căn hoàn thành. Còn lại là thiếu vách hoặc tấm lợp.

Theo các ngân hàng chính sách xã hội, hiện tại đã hết vốn giải ngân cho Chương trình 167, họ bảo phải chờ nhưng chờ đến khi nào thì chúng tôi cũng chưa biết”.

Bài và ảnh: DUY NHÂN

nguồn: nld.com.vn


Nhà Tình thương do bệnh viện Hùng Vương làm tặng anh AmPap tại A Xinh - Hướng Hóa - Quảng Trị tháng 5/2008 trị giá 10 triệu đồng theo hình thức khoán cho gia đình và UBND xã cùng thực hiện, ứng trước 100%

 

Nhà Đại Đoàn kết do bệnh viện Hùng Vương tặng chị Đặng Thị Hiện ở Duy Hòa - Duy Xuyên - Quảng Nam tháng 12/2009 trị giá 20 triệu đồng theo hình thức khoán cho UBND xã thực hiện, ứng trước 50% và thanh toán 50% còn lại sau khi nghiệm thu

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác