Tai biến y khoa = ?!!!!!!! - Bệnh viện Hùng Vương

Tai biến y khoa = ?!!!!!!! - Bệnh viện Hùng Vương

Tai biến y khoa = ?!!!!!!! - Bệnh viện Hùng Vương

Tai biến y khoa = ?!!!!!!! - Bệnh viện Hùng Vương

Tai biến y khoa = ?!!!!!!! - Bệnh viện Hùng Vương
Tai biến y khoa = ?!!!!!!! - Bệnh viện Hùng Vương

Tai biến y khoa = ?!!!!!!!

Những việc như thế này không ai muốn xảy ra, nhất là với nhân viên y tế, thực sự đây là những tai họa: mất mát không thể bù đắp được với người bệnh và những day dứt, thậm chí là khủng hoảng với nhân viên y tế. Không dễ để trả lời Tại Sao; nhưng tai nạn với đồng nghiệp mình chính là sự cảnh tỉnh với tất cả những người khác, hãy thật cẩn trọng để giảm thiểu tối đa rủi ro cho người bệnh, đừng bao giờ quên lời Bác dạy: hãy coi người bệnh như người thân của mình. Và, cũng thật cần những cảm thông, chia sẻ với những tai biến y khoa ngoài ý muốn  

 

 

Thầy thuốc, bệnh nhân và những sự cố

 

 

Chuyện gì xảy ra khi có tai biến y khoa dẫn đến chết người? Một phía là thân nhân người bệnh với dấu hỏi lớn: Vì sao người thân tôi chết? Phía khác là thầy thuốc với những lý do đầy tính chuyên môn hay những mệt mỏi hoặc tự dằn vặt mình: “Giá tôi chết thay được”... Những câu chuyện để ngỏ về mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân trong sự cố y khoa...

 

 

 

1.TAI BIẾN GIỮA ĐỜI

 

 

Trong căn nhà trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM, bà Vũ Thị Thu Hà đau xót mở cho tôi xem những tấm ảnh chồng bà, ông H.V.T. (56 tuổi), đã mất cách đây nhiều tháng. Đó là hình ảnh ông T. hạnh phúc bên con trai vừa nhận bằng tốt nghiệp cử nhân tin học ở Úc.

 

 

Tại bệnh hay tại bác sĩ?

 

Được chẩn đoán bị bệnh viêm gan siêu vi C, ngày 28-6-2009 ông đến Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM khám, được bác sĩ Đ.D.L.H. chỉ định chích và uống thuốc một năm. Khi điều trị, sức khỏe ông T. giảm sút rất nhanh theo thời gian chích thuốc - theo lời bà Hà. Mỗi lần tái khám, ông T. đều kể về tình trạng sức khỏe của mình cho bác sĩ H. với mong muốn bác sĩ có cách giúp nâng đỡ thể trạng.

Nhưng bác sĩ H. bảo đó là phản ứng bình thường, nếu ngưng thuốc sẽ mất tác dụng và bệnh càng trầm trọng hơn.

Sau năm tháng điều trị, ông T. luôn mệt mỏi, bứt rứt, tâm trí bất an, da nổi mẩn đỏ... Trong lần tái khám cuối năm 2009 ông tiếp tục than với bác sĩ về những diễn biến bất thường trong người.

Bà Hà nhớ lại lúc ấy chồng mình đứng ngay tại phòng khám run rẩy cởi áo cho bác sĩ xem những vết lở loét khắp người. Gần như khóc ông nói với bác sĩ không thể tiếp tục điều trị trong tình trạng suy sụp như vậy.

Lúc này bác sĩ H. mới giảm liều thuốc chích.

Ngày 13-1-2010, sau khi chích mũi thuốc của tháng thứ bảy, ông T. thấy khó chịu, lên cơn sốt, ói liên tục. Bà Hà đưa chồng đến một bệnh viện tư cấp cứu. Hai ngày sau ông T. vẫn không bớt, bà xin cho chồng xuất viện. Về nhà bà gọi cho bác sĩ H. và được khuyên đưa ông T. vào Bệnh viện Đại học Y dược TP cấp cứu...

Trưa 16-1, ông T. đến cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược TP nhưng tối cùng ngày bác sĩ cho về nhà. Thấy chồng quá yếu, bà Hà xin cho chồng ở lại điều trị nhưng bác sĩ vẫn bảo chưa cần thiết và cho thuốc về nhà uống ba ngày. Hai ngày sau ông T. tiếp tục sốt 40 độ C, nôn ói liên tục, ăn uống không được, có lúc người lịm đi. Bà Hà đưa chồng trở lại bệnh viện cấp cứu.

Sau khi làm các xét nghiệm, chụp X-quang phổi, bác sĩ cho ông T. về nhà cùng ba ngày thuốc và chẩn đoán phản ứng thuốc chữa viêm gan C. 

“Tôi hoang mang, lo lắng cùng cực, không hiểu sao bác sĩ cứ bảo về, không cho nhập viện” - giọng bà khàn đặc vì khóc.

Một ngày uống thuốc trôi qua, sức khỏe ông vẫn xấu đi nghiêm trọng. Trưa 20-1, bà Hà lại tất tả đưa chồng đến một bệnh viện tư cấp cứu. 15g cùng ngày bác sĩ ở bệnh viện tư này nói ông bị nhiễm trùng huyết rất nặng và chuyển qua bệnh viện khác điều trị. Ngày 16-2, ông T. tử vong sau ba tuần điều trị với viện phí hơn 130 triệu đồng.

Lo tang ma cho chồng xong, ngày 24-3 bà Hà gửi đơn khiếu nại Bệnh viện Đại học Y dược TP với hai lý do: bác sĩ H. thiếu quan tâm đến người bệnh, khám bệnh qua loa, không có biện pháp nâng đỡ sức khỏe cho bệnh nhân; bác sĩ phòng cấp cứu thiếu trách nhiệm, chẩn đoán không đúng bệnh khiến ông T. chuyển nặng, không thể cứu chữa kịp dẫn đến tử vong.

Bà Hà còn yêu cầu bác sĩ H. phải bồi thường tiền chữa bệnh viêm gan C cho chồng hơn 100 triệu đồng. Bà Hà khẳng định chồng bà bị tác dụng phụ của thuốc hành hạ quá mức, sức đề kháng suy giảm, mất kiểm soát nhưng bác sĩ cứ kêu chích hoài và điều này đã gián tiếp làm chồng bà chết.

 

 Tai biến sau lần mổ

 

Trong một phòng bệnh, tiếp tôi người phụ nữ òa lên khóc: “Em muốn... Em muốn đi... mà... mà không... không đi... được!”. Bà thốt ra từng tiếng chậm rãi, ngọng nghịu. Bà tên Nguyễn Thị Hà (55 tuổi, Q.1, TP.HCM), còn chồng là ông Lê Tấn Ngọc.

Theo ông Ngọc, ngày 18-7-2009 vợ ông nhập viện tại khoa nội tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược TP. Tại đây vợ ông được chẩn đoán bị rò động mạch cảnh xoang hang. Bác sĩ thông báo gia đình có đủ khả năng thì chuẩn bị 30 triệu đồng để điều trị can thiệp mạch máu não sẽ khỏi bệnh. Chiều 27-7, bà Hà được đưa vào phòng thủ thuật nhưng nửa giờ sau bác sĩ ra báo phải đóng thêm 20 triệu đồng.

Do người nhà chưa liên lạc được với ông Ngọc (đang đi làm) bác sĩ đã ngưng ca thủ thuật bảo chờ hôm sau đóng tiền sẽ làm tiếp.

Ngày 28-7 ông Ngọc đóng tiền, chiều cùng ngày bà Hà được đưa vào phòng thủ thuật lần hai. Tuy nhiên, khoảng hai giờ sau bác sĩ lại báo gia đình phải lo thêm 30 triệu đồng nữa để thực hiện tiếp thủ thuật. Gia đình ông Ngọc tiếp tục chạy tiền để đóng viện phí. Sau bốn giờ thủ thuật vợ ông Ngọc được chuyển ra ngoài.

Ngày 29-7, bà Hà đột nhiên bị sốt nhưng bác sĩ làm thủ thuật đi công tác nên bà Hà phải chờ mấy hôm sau bác sĩ về mới kiểm tra lại. Kể từ đó bà Hà không ngồi dậy được, tay chân sưng phù, không thể tự ăn uống, tiêu tiểu phải có người giúp, nửa người bên phải bị liệt. Ngày 7-8, bệnh viện cho bà Hà xuất viện với viện phí hơn 95,7 triệu đồng.

Theo hướng dẫn của bác sĩ, bà Hà được người nhà tập vật lý trị liệu mỗi ngày nhưng sức khỏe diễn tiến xấu đi. Ngày 24-8, ông Ngọc đưa vợ đến bệnh viện cấp cứu vì khó thở và yếu liệt nửa người. Bệnh viện cho chụp MRI, xét nghiệm..., tiến hành hội chẩn. Từ đó đến nay bà Hà vẫn ở bệnh viện điều trị.

Ông Ngọc cho biết đã phải mượn nợ hàng trăm triệu đồng để trị bệnh cho vợ với hi vọng khỏi bệnh vợ chồng sẽ cố cùng nhau làm việc trả nợ, nào ngờ... Một năm nay, cứ sáng sớm ông dậy giúp vợ làm vệ sinh, cho ăn uống rồi đi làm. Lúc vắng chồng, muốn đi vệ sinh bà phải nhờ những người xung quanh giúp đỡ. Chiều ông trở vô bệnh viện và ở lại cho đến sáng hôm sau để chăm sóc vợ.

Theo ông Ngọc, vợ chồng ông không có nhà cửa, con cái mà đi theo các công trường để ở và làm việc. Vợ ông nấu cơm, bán căngtin phục vụ công nhân, mỗi tháng thu nhập 7-8 triệu đồng.

“Sau một năm chữa trị ở bệnh viện, vợ tôi từ người đi lại bình thường trở thành yếu liệt khó có khả năng phục hồi...” - ông Ngọc than thở.

Ngày 9-8-2010, ông Ngọc gửi đơn yêu cầu bệnh viện bồi thường thiệt hại. Ông Ngọc nói dù các chi phí điều trị từ ngày 24-8-2009 đến nay bệnh viện chưa thu nhưng ông thấy việc hỗ trợ trên chưa thỏa đáng. Ông Ngọc yêu cầu bệnh viện bồi thường thiệt hại cho vợ ông số tiền 227,7 triệu đồng.

 

 

2.CÁI LÝ CỦA BỆNH VIỆN

 

 

“Bác sĩ đã làm đúng!”

 

Về cái chết của ông H.V.T., Bệnh viện Đại học Y dược TP nói ông T. được bác sĩ Đ.D.L.H. chẩn đoán viêm gan siêu vi C mãn tính (xơ gan độ 2), có tăng men gan, chỉ định chích thuốc Pegasys một năm là đúng. Sau một tháng điều trị men gan đã ổn, xét nghiệm Anti HCV âm tính. Bác sĩ H. đã chẩn đoán và điều trị đúng, liều lượng chính xác. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị có tác dụng phụ của thuốc là giảm bạch cầu và bác sĩ H. đã điều chỉnh giảm liều cho phù hợp.

Theo bệnh viện, tác dụng phụ gây sốt của thuốc thường chỉ xảy ra ở tháng đầu tiên điều trị, còn ông T. đến tháng thứ bảy của liệu trình điều trị mới bị sốt. Do đó nguyên nhân gây sốt không phải do tác dụng phụ của thuốc. Trong quá trình điều trị có tác dụng phụ là giảm bạch cầu nên bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng cơ hội. Khi vào cấp cứu, ông T. chỉ có dấu hiệu sốt cao và rối loạn tiêu hóa, không thấy triệu chứng và hình ảnh của viêm phổi hay nhiễm trùng huyết.

Sáng 4-11-2009, chị Vương Thị Hà (28 tuổi, Q.8, TP.HCM) được bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM mổ nội soi cắt u tuyến thượng thận trái. Đến 21g30 cùng ngày, chị được đưa ra phòng hậu phẫu trong tình trạng tỉnh táo, nói chuyện được với người nhà vào thăm.

Đến 23g đột nhiên chị Hà kêu đau bụng và cơn đau tăng theo thời gian. Người nhà đi hỏi thì y tá trực bảo đau do vết mổ nên không gọi bác sĩ kiểm tra hay xử trí gì. Đến 4g30 ngày 5-11 bác sĩ mới kêu gia đình vào ký giấy để gắn máy giúp thở do chị Hà thở không nổi. Hơn một giờ sau, bác sĩ tiếp tục kêu người nhà vào ký giấy mổ. Một điều dưỡng nói chị Hà bị vỡ động mạch nên máu tràn vào ổ bụng phải mổ cấp cứu. Sau ca mổ đó chị Hà sống đời thực vật. Theo người nhà bệnh nhân, từ lúc chị Hà có triệu chứng đau bụng đến khi được phẫu thuật lần hai là bảy giờ. Họ cho rằng nếu ngay khi thấy chị Hà kêu đau bụng, bác sĩ kiểm tra và phát hiện chảy máu hẳn sự việc đã khác đi.

Theo ông Hoàng Bắc - phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, đây là tai biến y khoa ngoài mong muốn, không phải do tay nghề bác sĩ non kém. Bệnh nhân bị bại não là hậu quả của việc mất máu chứ không phải do tai biến gây mê như người nhà khiếu nại. Lúc đầu bệnh nhân chỉ bị chảy máu ít nhưng sau đó bất ngờ ộc ra nhiều hơn, bệnh nhân đã được xử lý mổ cầm máu sau đó khoảng hai giờ.

Bệnh án của bệnh viện tư đã cấp cứu và chuyển viện cho ông T. trong ngày 20-1 chỉ chẩn đoán là sốt chưa rõ nguyên nhân trên bệnh nhân viêm gan siêu vi C đang điều trị. Khi đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP cùng ngày, bệnh nhân sốt 39,5oC và tại đây cấy máu mới biết ông T. bị nhiễm trùng máu.

Bệnh viện khẳng định: “Nguyên nhân tử vong khi bệnh diễn tiến nặng nhiều khả năng là do tình trạng nhiễm trùng huyết xảy ra trên bệnh nhân lớn tuổi, sức đề kháng kém do bệnh viêm gan C. Tình trạng viêm phổi có thể là thứ phát sau nhiễm trùng huyết”.

 

 Liệt do bệnh khác

 

Còn trường hợp ông Lê Tấn Ngọc khiếu nại về tai biến của người vợ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM có văn bản trả lời bà Nguyễn Thị Hà nhập viện ngày 21-7-2009 với nguyên nhân mắt mờ đỏ, lồi nhẹ mắt phải vì rò động mạch cảnh xoang hang. Ngoài ra, bà Hà có tiền căn tăng huyết áp hơn một năm và uống thuốc không đều, đã mổ thoát vị đĩa đệm năm 2005, bị viêm chảy mủ tai trái.

Ngày 27-7 bà Hà được tiến hành can thiệp mạch máu não bằng biện pháp thả coils (lò xo) xoang hang qua đường tĩnh mạch, bơm keo bít tắc đường rò... Sau khi can thiệp thủ thuật, bệnh nhân ăn uống kém, mất ngủ, huyết áp cao dao động, mắt đỏ, lồi nhiều hơn. Ngày 31-7, bà Hà xuất hiện yếu nửa người phải, huyết áp cao dao động, phù nhẹ toàn thân, được chẩn đoán theo dõi nhồi máu não, hạ albumin máu, tăng huyết áp.

Bệnh nhân được điều trị tạm ổn và xuất viện ngày 7-8. Hơn nửa tháng sau bà Hà phải nhập viện trở lại vì khó thở, yếu liệt nửa người phải...

Theo bệnh viện, kết quả chụp mạch máu xóa nền phát hiện bà Hà có nhiều lỗ rò mạch máu màng não hai bên. Việc can thiệp gây tắc các lỗ rò rất phức tạp và tốn kém. Sau khi có đơn khiếu nại, bác sĩ trực tiếp làm thủ thuật đã giải thích thêm để bà Hà, ông Ngọc hiểu và thông cảm phần nào. Quá trình tiến hành thủ thuật, bác sĩ có gặp em dâu bà Hà và ông Ngọc để giải thích về bệnh lý và chi phí điều trị. Tuy nhiên, có thể việc giải thích chưa thấu đáo, chưa lường hết được sự phức tạp tình trạng bệnh lý của bà Hà cũng như mức độ tốn kém, nên khi can thiệp thủ thuật đã phát sinh các chi phí mà bác sĩ không tiên lượng được.

Bệnh viện cũng khẳng định các bệnh lý kết hợp của bà Hà như yếu nửa người phải và hội chứng thận hư là những bệnh đi kèm, xảy ra trùng lắp với bệnh chính là rò động mạch cảnh xoang hang. Vì vậy, bệnh viện đã chỉ đạo tất cả chi phí phát sinh trong đợt điều trị từ ngày 24-8-2009 đến nay gần 260 triệu đồng chưa thu để chia sẻ bớt khó khăn với gia đình bà Hà.

Ông Ngọc không đồng tình với trả lời này, tiếp tục gửi đơn khiếu nại. Ngày 25-11-2009, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM có trả lời việc chỉ định chụp mạch máu xóa nền cùng quá trình chẩn đoán và điều trị cho bà Hà là đúng quy chế chuyên môn. Chi phí điều trị cho bà Hà tăng là do diễn biến bệnh lý phức tạp, phải can thiệp thủ thuật mạch máu não với số lượng thả năm coils và bơm keo - là các loại vật tư y tế ngoại nhập rất đắt tiền, bác sĩ thực hiện thủ thuật đã giải thích và được bệnh nhân, thân nhân cam kết đồng ý thực hiện.

Tình trạng liệt nửa người là do tổn thương nhồi máu não tăng thêm, biến chứng tăng huyết áp dao động, không phải do tác động của can thiệp mạch máu não. Việc điều trị can thiệp mạch máu não đạt kết quả tốt, không xảy ra tai biến về kỹ thuật trong và sau khi can thiệp.

Ông Hoàng Bắc cũng khẳng định sức khỏe bà Nguyễn Thị Hà hiện nay gần như bình phục hoàn toàn, chỉ còn hơi yếu cơ, về nhà điều trị ngoại trú là được nhưng bệnh nhân nhất định không ra viện mà bảo “khi nào đi lại được bình thường mới về”. Theo ông Bắc, bệnh nhân bị nhồi máu não có khi phải mất nhiều năm mới hồi phục yếu liệt, thậm chí không hồi phục được nhưng bệnh nhân vẫn không chịu xuất viện.

Ông Bắc nói: “Nếu bà hiểu rằng việc chưa đi được là do tai biến của bệnh nhồi máu não gây ra thì bà sẽ không bức xúc. Bệnh viện đã chia sẻ, giải thích hết nhưng bệnh nhân vẫn không chịu hiểu và chăm chăm cho là do biến chứng khi làm thủ thuật và oán trách bác sĩ!”. Ông Bắc kết luận: “Bệnh viện cũng thật sự bế tắc, nếu gia đình các bệnh nhân kiện ra tòa, bệnh viện đành chờ tòa phân xử”.

 

 

3.VỤ KIỆN CON MẮT

 

 

Ông Huỳnh Hữu Thông (50 tuổi, Hoa Kỳ) một ngày nọ về VN đi khám ở Bệnh viện Mắt Sài Gòn, 100 Lê Thị Riêng, Q.1, TP.HCM. Triệu chứng của ông là cảm giác bị chói và hơi mờ mắt khi chơi quần vợt trên sân. Ngày 5-6-2009, bác sĩ chẩn đoán ông bị đục thủy tinh thể mắt phải và khuyên mổ phaco với giá 7,9 triệu đồng.

 

 

Mổ xong... tối mắt!

 

Bác sĩ bảo mổ chỉ vài phút là xong, đảm bảo 100%, bốn giờ sau mổ thuốc mê tan sẽ sáng mắt, ba ngày sau vết thương lành sẽ sáng hẳn. Ông đồng ý mổ và xuất viện về ngay trong ngày.

Ông Thông kể bốn tiếng sau ca mổ ông không thấy sáng mắt. Hôm sau ông gọi cho bác sĩ mổ thì được hẹn hai ngày sau tái khám. Ngày 8-6 bác sĩ khám mắt cho ông, kê toa thuốc và hẹn tuần sau tái khám. Thấy uống thuốc, nhỏ thuốc mà mắt vẫn khó chịu và không thấy gì, ông Thông đến Bệnh viện Mắt TP.HCM khám. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán ông bị loạn dưỡng giác mạc sau đặt thủy tinh thể nhân tạo và nói nếu không điều trị kịp thời có nguy cơ bị mù vĩnh viễn.

Ông quay lại Bệnh viện Mắt Sài Gòn khám thêm hai lần. Toa thuốc ngày 20-6 ghi chẩn đoán “mắt phải: TD TASS/phaco” (theo dõi hội chứng ảnh hưởng phần trước sau mổ phaco - PV). Tiếp tục sử dụng thuốc nhưng mắt không cải thiện và đến ngày phải trở về Mỹ nên ông không thể ở lại VN. Trước khi lên máy bay bốn tiếng, ông ghé Bệnh viện Mắt Sài Gòn một lần nữa. Một bác sĩ khám và cho biết đại ý mắt của ông phải mất 3-6 tháng, thậm chí một năm mới hết.

Trở về Mỹ ông đã phải đến khám và điều trị ghép giác mạc tại Bệnh viện San Francisco General hết 50.000 USD. Biên bản phẫu thuật tại bệnh viện này ghi ông Thông được ghép giác mạc mắt phải. Chẩn đoán trước khi phẫu thuật cho thấy ông Thông bị phù giác mạc phải, màng tơ huyết dày bám chặt vào màng trong và mống mắt.

Biên bản phẫu thuật ghi ông Thông “có tiền sử phẫu thuật đục thủy tinh thể vào tháng 6-2009 ở VN. Sau đó mắt đã bị viêm nhiễm nghiêm trọng, có thể dẫn đến hội chứng ảnh hưởng phần trước và hỏng tế bào màng trong giác mạc có phù giác mạc nghiêm trọng...”.

Tháng 4-2010, ông Thông về VN và gửi đơn khiếu nại lên Sở Y tế TP.HCM yêu cầu bồi thường 85.000 USD, bao gồm 50.000 USD ghép giác mạc và 35.000 USD do mất thu nhập trong mười tháng điều trị, không đi làm được.

Ông Thông cho biết bệnh viện đã thoái thác trách nhiệm và thách ông thưa ra tòa, vì cho rằng trong y văn thế giới vẫn có những sai sót trong phẫu thuật mắt và do cơ địa của ông không phù hợp. Ông Thông bức xúc cho biết bệnh viện thiếu thiện chí và ông đã phải nhiều lần từ Mỹ về Sài Gòn chầu chực để được giải quyết bồi thường nhưng đến nay vẫn chưa được.

 

Lỗi do... bệnh nhân (?!)

 

Ông Thái Thành Nam - giám đốc Bệnh viện Mắt Sài Gòn - nói: “Chúng tôi làm có sai đâu mà đền. Giỏi lắm chúng tôi chỉ hỗ trợ 1/10 là cùng, tức 8.500 USD với điều kiện không được kiện cáo, không được tung thông tin lên mọi nơi. Nhưng ông Thông không chịu và gửi đơn đến các báo thì bệnh viện không hỗ trợ nữa”.

Ông Nam nói quan điểm của mình: “Sau khi mổ, ông Thông chỉ tái khám 1-2 lần trong vòng tuần đầu rồi đi luôn. Việc ông Thông không tái khám theo chỉ định thì không thể khẳng định được mắt ông hư vì cái gì, mà hiện tại mắt ông Thông đâu có hư! Nếu nói mổ trong vòng một tuần đến 10 ngày mà bị mù là vô lý. Thà là anh điều trị ở đây một thời gian dài 5-6 tháng, bác sĩ kết luận mù thì mới được. Tôi hỏi hiện tại mắt anh có mờ không, có mù không, ông Thông bảo không. Tôi mới bảo nếu thế anh đừng có nói mắt anh mù, cho dù anh điều trị bên Mỹ hay ở đây. Nếu ông ở lại đây chúng tôi điều trị tiếp cho ông. Biết đâu không cần phải mổ, hoặc cũng có thể phải mổ, phải ghép giác mạc. Ông Thông chưa cho chúng tôi được làm hết quyền. Tự nhiên ông bỏ ông đi, bây giờ quay về đòi tiền...”.

Theo ông Nam, việc điều trị phải có sự hợp tác của hai bên, nếu bác sĩ sẵn sàng mà bệnh nhân không sẵn sàng thì kết quả điều trị không thể phán đoán được. Mọi chuyện tranh chấp không thể giải quyết được bằng con đường thương lượng thì chỉ còn ra tòa.

Ông Nam nói mổ mắt vẫn có thể gặp những tai biến, rủi ro, không bác sĩ nào cố tình làm cho bệnh nhân như vậy. Hơn nữa bệnh viện chỉ thu tiền mổ mắt chưa đến 8 triệu đồng thì bệnh nhân không thể đòi 85.000 USD được. Việc ông Thông đòi bồi thường 85.000 USD là “chuyện của họ”, và dù ở Mỹ hay Singapore cũng không có nơi nào ghép giác mạc lên đến 20.000 USD.

Ông Nam cũng khẳng định yêu cầu bồi thường mất thu nhập 35.000 USD do mắt bị hư cũng không hợp lý, vì thị lực mắt phải trước khi mổ của ông Thông là 1/10, mắt trái cũng 1/10. Nếu đeo kính lên được 2-3/10, với thị lực như vậy ở VN đã không được lái xe mà ở Mỹ thì yêu cầu còn cao hơn.

 

Sẽ kiện!

 

Do bệnh viện không bồi thường, ông Thông đã ủy quyền cho luật sư Phạm Công Út - giám đốc Công ty luật Phạm Nghiêm (TP.HCM) - đứng ra giải quyết vụ việc.

Luật sư Út cho biết khi ông làm việc với Bệnh viện Mắt Sài Gòn, phía bệnh viện nói: “Trước khi mổ anh đã ký cam kết không khiếu nại khi có tai biến xảy ra. Vậy anh đâu có quyền khiếu nại chúng tôi”. Ông Út nói bệnh viện dựa vào bản cam kết là không đúng, vì Luật khám chữa bệnh đã quy định giấy cam kết chỉ là cam kết đồng ý phẫu thuật. Nếu bệnh viện dựa vào cam kết đó để phủ nhận quyền khiếu nại của bệnh nhân là trái luật.

Lý luận mà phía luật sư đưa ra là: Nếu không có chuyện phẫu thuật mắt tại BV Mắt Sài Gòn thì không xảy ra chuyện giác mạc bị hỏng và phải ghép giác mạc ở Mỹ. Dù vậy, ông Út cũng động viên ông Thông nên thương lượng với bệnh viện nhưng ông Thông vẫn kiên quyết khởi kiện.

Theo luật sư Út, ông Thông đã chứng minh được số tiền điều trị 50.000 USD ở Mỹ và chứng minh được khi chưa mổ mắt phải ông làm tài xế taxi với thu nhập 40.000 USD/năm. Sau khi bị tai biến do phẫu thuật, thu nhập năm qua của ông Thông chỉ còn 7.500 USD. Đó là chưa kể thiệt hại sau này ông Thông phải chịu do không thể tiếp tục công việc lái xe. Luật sư Út khẳng định bản thân ông chỉ muốn thương lượng với bệnh viện hơn là kiện vì hai lý do: ông Thông nhanh chóng lấy được tiền về Mỹ trả nợ và bệnh viện cũng giữ được uy tín.

“Tuy nhiên, khi thương lượng không thành mà phải đưa nhau ra tòa thì chúng tôi đòi đầy đủ chứ không chỉ 85.000 USD” - luật sư Út khẳng định.

 

 

4.NỖI LÒNG THẦY THUỐC

 

 

Bác sĩ T.C.C. - người trực tiếp thực hiện thủ thuật cho bà Nguyễn Thị Hà bị bệnh rò động mạch cảnh xoang hang, kể lại chuyện tai biến nghề nghiệp trong tâm trạng lúc đau khổ, nặng nề, khi thất vọng, mất niềm tin...

 

 

Nếu tôi chết được...

 

Hỏi anh có giận người nhà bệnh nhân chửi mắng, dọa đánh, anh nói không, vì nếu là người nhà của mình anh cũng rất chua xót. Không chỉ bị người nhà bà Hà nặng lời, bác sĩ C. cho biết anh từng bị người nhà một bệnh nhân chửi bới và dọa giết trước mặt ban giám đốc bệnh viện.

Anh chỉ biết nói với họ rằng: “Nếu tôi chết mà người thân của ông sống lại, tôi cũng để cho ông giết. Tôi đã cố hết tâm sức, đã làm bằng tất cả trách nhiệm, khả năng của mình thì cũng không còn gì phải áy náy. Bây giờ có thưa tôi ra tòa án nào, đi đến nhà tù nào, tòa có phán quyết thế nào tôi cũng chịu hết”.

Bác sĩ C. khẳng định trước khi đưa ra chỉ định điều trị, anh đã giải thích hết mức độ thành công cũng như tỉ lệ tai biến, biến chứng có thể gặp phải cho bà Hà và người nhà. Với tất cả bệnh nhân, trước khi phẫu thuật, thủ thuật anh luôn giải thích khi chưa mổ thì không thể biết trước được là thành công hay thất bại. Anh chỉ dám nói sẽ cố gắng hết khả năng nhưng đôi khi có trắc trở, rủi ro không thể lường trước được.

Dù tình trạng bệnh bà Nguyễn Thị Hà hiện nay không phải là tai biến do anh thực hiện thủ thuật nhưng anh hiểu và chia sẻ hết, cũng như thông cảm với tất cả những khó khăn, tốn kém, bức xúc của gia đình bà. Thậm chí khi bị chửi mắng anh cũng lặng thinh nghe, cố gắng giải thích cho người nhà hiểu và thông cảm. Vụ khiếu nại kéo dài một năm nay khiến anh nhiều khi buồn không muốn ăn, nhiều đêm mất ngủ, thậm chí muốn bỏ nghề.

 

Nỗi lòng bác sĩ ngoại khoa

 

Theo Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, năm năm qua bệnh viện đã thực hiện thủ thuật can thiệp mạch máu não cho trên 650 bệnh nhân. Tỉ lệ thành công là 636 ca, biến chứng hơn 10 ca. Trong đó có một ca tử vong, một ca liệt nửa người, mười ca phải can thiệp lại lần hai và một ca phải can thiệp lần ba.

Ông Thái Thành Nam - giám đốc Bệnh viện mắt Sài Gòn - nói rằng khi bệnh nhân đến bệnh viện điều trị, yêu cầu lành bệnh là chính đáng. Quá trình điều trị không đạt được yêu cầu, khiếu nại cũng là chính đáng. Tuy nhiên, người bệnh cần hiểu và thông cảm có khi họ muốn lành bệnh mười nhưng khả năng thầy thuốc nói riêng, khả năng y khoa nói chung chỉ đến 5-6 thì chưa đáp ứng được mong muốn của người bệnh.

Theo ông Nam, bác sĩ ngoại khoa chịu rất nhiều áp lực khi cầm dao mổ. Để trở thành bác sĩ ngoại khoa giỏi không chỉ đi học rồi ra mổ xẻ được ngay mà bản thân bác sĩ phải luôn cần mẫn học hỏi, tự rèn luyện tính điềm đạm, cẩn thận, tỉ mỉ và thường xuyên luyện tập thể thao mới cầm dao vững được.

Nhiều bác sĩ cũng cho rằng “khổ nhất là bác sĩ ngoại khoa”. Hầu như bệnh nhân chỉ kiện bác sĩ ngoại khoa dù thực tế bác sĩ nội khoa cũng có khi làm bệnh nhân “chết một cách êm dịu”. Bác sĩ nội khoa cho thuốc hạ huyết áp quá liều, bệnh nhân có thể chết rất nhẹ nhàng, thậm chí về nhà mới chết nhưng không ai biết. Còn bác sĩ ngoại khoa rất dễ gặp sự cố không lường hết được khiến bệnh nhân bị biến chứng, thậm chí tử vong.

Nếu hiểu được điều này, người bệnh và thân nhân mới có thể thông cảm cho bác sĩ ngoại khoa vì họ luôn phải đối mặt với rủi ro nghề nghiệp rất cao. Nếu bác sĩ không vững vàng sẽ dễ mất niềm tin vào con người và cuộc sống. Có người phải bỏ nghề vì không chịu nổi khi thấy mình đã hết trách nhiệm nhưng bệnh nhân cứ kiện hoài.

Ông Nguyễn Hoàng Bắc - phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - nói ngành y cũng như các ngành nghề khác, có đúng có sai, có thành công và thất bại. Việc điều trị, đặc biệt là phẫu thuật cho bệnh nhân cũng vậy. Không phải cứ mổ là bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn mà y khoa luôn có những tỉ lệ rủi ro, tai biến...

 

Hãy thiết lập nhịp cầu thông hiểu!

 

Bác sĩ Nguyễn Đình Phú - phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM - nói phải hiểu bệnh nhân có đau mới đến bệnh viện, có bệnh mới cần bác sĩ khám. Nếu bác sĩ khám bệnh mà chỉ hỏi qua loa hai, ba câu sẽ gây cho người bệnh cú sốc đầu tiên. Nếu chẩn đoán sai sẽ làm người bệnh thêm cú sốc nữa.

“Đó là sốc đau đớn, sốc trong trái tim thì chắc chắn người bệnh phải đi kiện. Đừng bao giờ trách bệnh nhân. Làm thầy thuốc phải chấp nhận điều đó thì khám bệnh mới tốt được. Nếu khám bệnh mà hạch sách hoặc thờ ơ với bệnh nhân, hay bệnh nhân vừa chửi một cái đã nóng phừng mặt là không được. Nếu làm tốt những việc này, lỡ bác sĩ có sai sót, người bệnh có thể thông cảm được” - bác sĩ Phú chia sẻ những điều ông thường nhắc nhân viên của mình khi làm việc.

Theo bác sĩ Phú, với bệnh nhân có chỉ định mổ càng phải quan tâm hơn đến tâm tư tình cảm người bệnh. Mổ lớn, mổ nhỏ chưa biết thế nào, nhưng cứ nghe nói lên bàn mổ là tim bệnh nhân đã đập liên hồi và trong đầu luôn lo lắng không biết mổ thế nào. Vì thế, thầy thuốc phải tư vấn, giải thích thật rõ ràng, chu đáo, dễ hiểu. Không thể đem thuật ngữ y khoa để nói với người bệnh.

Đặc biệt, bác sĩ phải biết bệnh nhân của mình bao nhiêu tuổi, có bệnh lý liên quan như cao huyết áp, suy tim, viêm phổi, đau bao tử... đi kèm hay không để giải thích những rủi ro, nguy cơ, tỉ lệ thành công và thất bại của cuộc mổ cho người bệnh và thân nhân hiểu rõ. Không nên thúc hối bệnh nhân mổ khi họ còn đang lo lắng, băn khoăn.

Nếu thầy thuốc làm thinh, không giải thích kỹ, bệnh nhân sẽ nghĩ ca mổ thành công 100% và rất dễ dẫn đến khiếu nại nếu ca mổ thất bại. Thực tế có khi bệnh nhân không chết vì bệnh được mổ mà tử vong, biến chứng vì những bệnh liên quan, đi kèm.

Bác sĩ Nguyễn Anh Dũng - phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM - cũng nói phần lớn thắc mắc, khiếu nại của bệnh nhân xảy ra do việc tư vấn cho người bệnh, người thân chưa được thấu đáo.

Để tránh khiếu nại, với những ca mổ chương trình, bệnh viện đã tổ chức tư vấn rất kỹ không chỉ cho người bệnh mà còn cả thân nhân. Giải đáp hết tất cả những thắc mắc, băn khoăn để bệnh nhân hiểu phẫu thuật cho họ được tiến hành thế nào, mức độ thành công và biết được điều gì có thể xảy ra.

Ví dụ, ai cũng nghĩ mổ ruột thừa là cuộc mổ đơn giản, có gì đâu mà chết. Trong khi y văn ghi nhận mổ ruột thừa nội soi dưới gây mê vẫn có thể xảy ra tử vong. Nếu không tư vấn, giải thích kỹ những tai biến y khoa cho người bệnh biết, khi xảy ra sự cố người nhà bệnh nhân có thể đi khiếu kiện.

Cũng như trong sản khoa, thỉnh thoảng vẫn có ca tử vong mẹ do tai biến thuyên tắc ối. Đây là tai biến không ai lường trước được, khiến sản phụ có thể chết ngay trên bàn sinh. Nếu người nhà không biết về tai biến này sẽ vô cùng bàng hoàng, bức xúc.

 

 

5.“LUẬT SƯ - BÁC SĨ” HAY “Y SĨ ĐOÀN”?

 

 

Khi xã hội nhìn thấy nỗi đau của gia đình bệnh nhân, nỗi đau của thầy thuốc thì phải có cách tổ chức làm sao để ngay từ đầu cả hai bên đều thấy yên lòng.

 

Một luật sư đã nói với chúng tôi như vậy. Nhiều vụ khiếu nại bác sĩ dù đã được hội đồng khoa học kỹ thuật của bệnh viện, Sở Y tế, thậm chí cả Bộ Y tế vào cuộc thanh tra, kết luận nhưng người bệnh vẫn không tin tưởng. Còn bệnh viện luôn mệt mỏi, bác sĩ chùn tay, bất an khi cầm dao mổ.

 

Cần “luật sư - bác sĩ”

 

Luật sư Trương Thị Hòa khẳng định chính vì chưa có một tổ chức chuyên môn độc lập đứng ra phán quyết nên khiếu kiện giữa gia đình bệnh nhân và bác sĩ, bệnh viện cứ xảy ra liên tục. Qua nhiều vụ kiện liên quan đến ngành y, bà thấy cũng có khi bệnh viện và bác sĩ bị oan ức.

“Nhiều bác sĩ điêu đứng, khổ sở lắm. Có bác sĩ ra tòa mặt hốc hác, người gầy sọp. Có người bị suy sụp tinh thần dữ dội, khóc nấc tại tòa” - luật sư kể lại.

Theo luật sư Hòa, bác sĩ hành nghề với mong muốn cứu người, ai cũng có cái tâm, khi không cứu được bệnh nhân, làm cho họ bị tai biến, bác sĩ luôn thấy đau đớn, nặng nề. Nếu họ có lỗi thì còn đau hơn và luôn bị ám ảnh bởi cái chết của bệnh nhân.

Gặp trường hợp bác sĩ đã hết lòng, làm hết sức mà còn bị người nhà thưa kiện sẽ còn đau lòng, mất tinh thần hơn nữa. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị cho các bệnh nhân khác do tác động dây chuyền của việc khiếu nại.

Vì thế một tổ chức chuyên môn độc lập đứng ra giải quyết các vụ khiếu kiện không chỉ bảo vệ quyền lợi cho thầy thuốc mà còn cho cả bệnh nhân.

 

Chỉ có một tổ chức chuyên môn độc lập, trình độ chuyên môn cao mới có khả năng phản biện và công tâm đứng ra giải quyết các vụ khiếu nại.

 

Phải có những tổ chức như vậy mới giúp thầy thuốc an tâm hành nghề, giúp gia đình bệnh nhân thật sự tin tưởng người thân của họ chết vì bệnh chứ không phải vì bác sĩ tắc trách.

Điều này giúp trả lại cho họ sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn”.

 

Luật sư Trương Thị Hòa

Với những trường hợp không thể hòa giải, nhiều luật sư cho biết để thụ lý vụ việc, các luật sư bị vướng và rất lúng túng do ngành y là lĩnh vực chuyên môn sâu.

 Luật sư cũng không có quyền tiếp cận, sao chép hồ sơ bệnh án mà chỉ dựa vào chứng cứ, thông tin người nhà cung cấp nên nhiều lúc không thể bảo vệ được quyền lợi bệnh nhân. Chưa kể vụ việc gì liên quan đến khiếu nại của bệnh nhân đều do bệnh viện, Sở Y tế, Bộ Y tế xem xét, quyết định nên các cơ quan này kết luận thế nào có khi luật sư cũng không nắm bắt, hiểu hết.

Theo các luật sư, phải có những “luật sư - bác sĩ” mới có thể hiểu được các vấn đề chuyên môn sâu, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của bệnh nhân. Hiện nay người nhà cứ đi khiếu nại còn bệnh viện luôn nói: “Đã làm hết sức rồi, tại bệnh trở nặng vậy!”.

Luật sư Trịnh Thanh - văn phòng Luật sư người nghèo - cũng nói: “Thật sự chúng tôi thấy nhiều lúc giống như đi vào trong rừng vì mình không có chuyên môn và không được quyền photo bệnh án để mang đi hỏi các chuyên gia khác”.

Theo luật sư Trịnh Thanh, để kiện một bác sĩ và bệnh viện không dễ chút nào vì nhiều trường hợp không có kết quả giám định pháp y. Hoặc người nhà không biết ngay thời điểm có phát sinh vấn đề gì phải nhờ luật sư tư vấn ngay, thậm chí phải làm cả pháp y.

Nếu để sự việc trôi qua cả tuần, mấy tháng, thậm chí một năm sau mới khiếu nại thì vụ việc có thể diễn tiến theo hướng khác, khi đó xác định ai đúng, ai sai rất khó. Đặc biệt, càng để lâu có khi bệnh chính càng dễ bị lẩn khuất trong những bệnh khác và sẽ khó xác định đâu là sự thật. Đây cũng là nguyên nhân khiến những vụ kiện liên quan đến y tế vừa phức tạp, vừa không thể giải quyết dứt điểm.

Theo luật sư Trịnh Th

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác