Thông tin thăm khám và tư vấn Hiếm muộn - Bệnh viện Hùng Vương

Thông tin thăm khám và tư vấn Hiếm muộn - Bệnh viện Hùng Vương

Thông tin thăm khám và tư vấn Hiếm muộn - Bệnh viện Hùng Vương

Thông tin thăm khám và tư vấn Hiếm muộn - Bệnh viện Hùng Vương

Thông tin thăm khám và tư vấn Hiếm muộn - Bệnh viện Hùng Vương
Thông tin thăm khám và tư vấn Hiếm muộn - Bệnh viện Hùng Vương

Thông tin thăm khám và tư vấn Hiếm muộn

Trước khi vào chương trình điều trị chính thức, bệnh nhân cần phải được tư vấn rõ ràng, chi tiết về các thăm dò khảo sát chức năng sinh sản. Toàn bộ quá trình thăm dò thông thường kéo dài vào khoảng một chu kỳ kinh. Bác sĩ sẽ tiến hành những thăm dò cho cả hai vợ chồng theo chi tiết dưới đây:

1. Thăm dò cho vợ:

  •     Xét nghiệm nội tiết sinh sản: AMH (dự trữ buồng trứng), Prolactin.
  • Xét nghiệm nhiễm trùng: HIV, giang mai, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, Lao và Chlamydia.
  • Vào ngày kinh thứ 7-8-9 :

+ Chụp X-quang vòi trứng có cản quang để xác định sự thông thương của 2 vòi trứng và bất thường của buồng tử cung.

+ Hay siêu âm bơm nước lòng tử cung để đánh giá các bệnh lý ở buồng tử cung và tổn thương tại hai ống dẫn trứng.

  • Khám vú và tầm soát ung thư cổ tử cung.

2.Thăm dò cho chồng:

  • Xét nghiệm nhiễm trùng: HIV, giang mai, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, Lao và Chlamydia.
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ: Xác định số lượng và chất lượng tinh trùng, từ đó dự đoán khả năng thụ tinh của tinh trùng. Tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ mà có những hướng xử trí khác nhau.
  • Trong trường hợp có bất thường tinh trùng, cần những xét nghiệm chuyên sâu hơn để xác định nguyên nhân dẫn đến những bất thường này, như: siêu âm bẹn - bìu; siêu âm ngã trực tràng; xét nghiệm định lượng nội tiết sinh sản cho chồng.

Sau khi hoàn tất “quy trình khảo sát hiếm muộn”, bác sĩ điều trị sẽ tư vấn kết quả khảo sát cho bệnh nhân. Một số nguyên nhân hiếm muộn thường gặp:

  1. Vô sinh do yếu tố nam: không có tinh trùng hoặc bất thường tinh trùng với nhiều mức độ khác nhau: nhẹ, vừa, nặng.
  2. Vô sinh do không rụng trứng.
  3. Vô sinh do tắc vòi trứng, một hoặc 2 bên.
  4. Vô sinh do bệnh lý lạc tuyến vùng chậu
  5. Vô sinh do dính vùng chậu.
  6. Vô sinh do bệnh lý tử cung (nhân xơ tử cung, polyp lòng tử cung,...)
  7. Vô sinh không rõ nguyên nhân.

Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh, tùy theo sự hiện hữu của một hay nhiều nguyên nhân mà bác sĩ điều trị sẽ có những hướng điều trị thích hợp.

Xin lưu ý: Bệnh nhân cần đi khám đúng hẹn của bác sĩ điều trị để có thể đạt được hiệu quả thành công tối ưu.

  1.   Một số lời khuyên chung về việc thụ thai cho bệnh nhân:

- Thời gian rụng trứng vào khoảng giữa chu kỳ (tức là mười bốn ngày trước hành kinh tiếp theo). Bệnh nhân nên giao hợp ít nhất 1-2 ngày một lần vào thời điểm đó của tháng.

- Không khuyến khích biểu đồ nhiệt độ và bộ dụng cụ phát hiện thử nước tiểu chẩn đoán rụng trứng. Những điều này chỉ thêm vào những căng thẳng và không chính xác thời gian rụng trứng. Trong mọi trường hợp, giao hợp không phải là chính xác đúng ngay lúc với rụng trứng.

- Vị trí và kỹ thuật tình dục không quan trọng. Phụ nữ được khuyên nên tránh tắm ngay lập tức sau khi giao hợp.

- Hút thuốc lá hoặc uống rượu quá mức bởi một trong hai người sẽ làm chậm sự thụ thai.

- Trường hợp người nữ thừa cân, giảm cân là một phần quan trọng.

- Nếu phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, cách tốt nhất để đảm bảo họ có đủ axit folic, là uống bổ sung axit folic hàng ngày ít nhất một tháng trước và ba tháng sau khi thụ thai. Sau đó, họ không cần phải bổ sung axit folic sau đó. Ngoài ra, cần ăn các loại thực phẩm có thêm axit folic và giàu folate tự nhiên.

- Thức uống giàu năng lượng không được khuyến cáo trong khi mang thai vì chúng có thể chứa hàm lượng caffein cao, và các thành phần khác không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai.

BS Trần Thị Thanh Thúy

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác