Thử nghiệm Non - Stress test - Bệnh viện Hùng Vương

Thử nghiệm Non - Stress test - Bệnh viện Hùng Vương

Thử nghiệm Non - Stress test - Bệnh viện Hùng Vương

Thử nghiệm Non - Stress test - Bệnh viện Hùng Vương

Thử nghiệm Non - Stress test - Bệnh viện Hùng Vương
Thử nghiệm Non - Stress test - Bệnh viện Hùng Vương

Thử nghiệm Non - Stress test

NON – STRESS TEST

Cơ sở và giá trị của phương pháp

Non stress test (NST) là thử nghiệm được Freeman, Lee và cộng sự giới thiệu lần đầu năm 1975 dựa trên giả thiết rằng nhịp tim của thai nhi sẽ nhất thời tăng lên đáp ứng với cử động thai trong trường hợp không có tình trạng nhiễm toan do thiếu oxy mô hay bị ức chế thần kinh. Cùng với đếm cử động thainghe nhịp tim thai, non-stress test được coi là 1 trong các phương pháp đánh giá sức khỏe thai có hiệu quả và thường được sử dụng nhất trong thực tế. Tới cuối những năm 70, NST đã trở thành phương pháp đánh giá sức khỏe thai hàng đầu và cho dù còn nhiều ý kiến khác nhau về giá trị tiên đoán nhưng hiện nay tại bệnh viện Hùng Vương cũng như các bệnh viện sản khoa khác thì NST vẫn là lựa chọn đầu tay trong đánh giá sức khỏe thai và có giá trị trong theo dõi tình trạng suy thai trong tử cung.

Máy đo NST

NST được thực hiện bằng máy monitor sản khoa gồm 3 bộ phận chính là bộ phận theo dõi nhịp tim thai gồm 1 đầu dò siêu âm có 2 đơn vị áp điện trong đó 1 phát sóng siêu âm liên tục tới tim thai và 1 thu nhận âm vang phản xạ từ tim thai tới; bộ phận ghi nhận áp lực buồng ối gồm 1 đầu dò có hệ thống truyền áp lực do cơn co tử cung tạo ra cùng bộ phận chuyển đổi tín hiệu gồm hệ thống phân tích sự thay đổi của các tín hiệu, giấy ghi và bút ghi.  

Vì cần phải sử dụng máy moniror để ghi nhận những tín hiệu của tim thai và phân tích những tín hiệu này để có thái độ xử lý thích hợp, kịp thời nên NST chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có Bác sĩ chuyên khoa Sản 

Cách đo NST

Khi làm NST, sản phụ sẽ được hướng dẫn nằm theo tư thế Fowler, hơi nghêng trái. Do việc đo NST làm hạn chế hoạt động của sản phụ cũng như làm phát sinh 1 số ảnh hưởng như gây đau bụng do dây gài chặt các đầu dò vào thành bụng, mỏi lưng vì nằm lâu,…nên  sản phụ sẽ được giải thích rõ về mục đích, cách đo cũng như ý nghĩa của việc đo NST để an tâm và có thái độ hợp tác tốt với nhân viên y tế.

Sản phụ nên ăn trước khi đo NST, vì trong đa số các trường hợp sản phụ bị đói thì nhịp tim thai có sự biến đổi theo hướng xấu (tạo kết luận dương tính giả). Sản phụ hút thuốc lá hay sử dụng các loại thuốc ức chế thần kinh trước khi làm NST cũng làm sai lệch kết quả thu được khi thực hiện NST

Những trường hợp cần thực hiện NST

NST được chỉ định cho tất cả các phụ nữ có thai, đặc biệt là những thai kỳ có nguy cơ cao (có loại trừ những trường hợp thai quá nhỏ chưa có khả năng nuôi được). Vì không sử dụng thuốc hay tác động gì để gây cơn co tử cung nên thực tế NST không có chống chỉ định

Do được dùng để theo dõi tình trạng suy thai trong tử cung nên NST được sử dụng cho các trường hợp thai trên 32 tuần và nhất là trong theo dõi các thai kỳ nguy cơ cao. Như vậy tùy theo từng trường hợp cụ thể, số lần thực hiện thử nghiệm NST cũng như khoảng cách giữa các lần đo của mỗi sản phụ là không giống nhau

Đánh giá kết quả thử nghiệm NST

Khi làm NST, sản phụ thường được theo dõi trong khoảng 70-80 phút. Đánh giá NST dựa trên 3 yếu tố là tim thai cơ bản, dao động nội tại và sự tăng nhịp tim thai tương ứng với mỗi cử động thai. Bình thường tim thai cơ bản khoảng 140 lần/phút (dao động trong khoảng từ 120-160 lần/phút), dao động nội tại (là sự thay đổi nhịp tim thai qua từng giây) khoảng 10-25 nhịp và trong 20 phút đầu của thử nghiệm có ít nhất 2 nhịp tăng với đỉnh nhịp tăng ít nhất là 15 nhịp so với nhịp tim thai căn bản và kéo dài tối thiều trong 15 giây. Tuy nhiên nếu trong 20-30 phút có xuất hiện 3-4 nhịp tăng tương ứng với cử động thai thì cũng có thể kết luận thai bình thường và không cần kéo dài thử nghiệm thêm.

NST được kết luận là có đáp ứng khi cả 3 yếu tố khảo sát đều trong giới hạn bình thường, kết luận này có giá trị xác nhận tình trạng thai nhi còn đang khoẻ mạnh và sẽ tiếp tục như vậy trong khoảng 1 tuần nữa nếu không có tai biến nào khác; khi 2 yếu tố đầu bình thường nhưng yếu tố thứ 3 không thỏa mãn yêu cầu thì kết luận NST không đáp ứng và gọi là NST nghi ngờ khi 1 trong 3 yếu tố trên không đạt điều kiện ở mức bình thường. Trong trường hợp NST nghi ngờ hoặc không đáp ứng cần lặp lại thử nghiệm này sau 20 phút, hoặc 6 giờ, hoặc 24 giờ (nếu không thấy có nguy cơ gì), nếu xét thấy thai có nhiều nguy cơ thì tiến hành thực hiện các phương pháp khảo sát sức khoẻ thai khác để có kết luận đúng mức về tình trạng sức khỏe thai và có hướng can thiệp thích hợp. Để kết luận NST không đáp ứng, biểu đồ theo dõi nhịp tim thai phải được thực hiện ít nhất là 40 phút

Kết luận

NST là 1 thử nghiệm theo dõi tình trạng thai suy trong tử cung có giá trị cao hiện được sử dụng phổ biến để đánh giá sức khỏe thai, tuy nhiên cũng cần lưu ý 1 số điểm khi tiến hành thử nghiệm để tránh sự sai lệch trong kết quả. Mặt khác, do đây chỉ là 1 thử nghiệm gián tiếp nên cần thận trọng khi có 1 kết luận về kết quả thu được, trong đó bản thân tình trạng thiếu vắng nhịp tăng cùng việc mất dao động nội tại của nhịp tim thai có lẽ mang ý nghĩa bệnh lý của tình trạng thai và là dấu hiệu báo động nhiều hơn là một chẩn đoán thực sự.

Theo Tiếp thị Gia đình

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác