TP.HCM có ngân hàng sữa mẹ lớn nhất cả nước

TP.HCM có ngân hàng sữa mẹ lớn nhất cả nước

TP.HCM có ngân hàng sữa mẹ lớn nhất cả nước

TP.HCM có ngân hàng sữa mẹ lớn nhất cả nước

TP.HCM có ngân hàng sữa mẹ lớn nhất cả nước
TP.HCM có ngân hàng sữa mẹ lớn nhất cả nước

TP.HCM có ngân hàng sữa mẹ lớn nhất cả nước

(PLO)- Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Hùng Vương có thể thanh trùng 62 lít sữa mỗi ngày, góp phần cung cấp sữa mẹ cho trẻ sơ sinh non tháng, bệnh lý, trẻ có mẹ bị bệnh nặng không thể cho con sữa mẹ.

Sáng 6-8, Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện (BV) Hùng Vương (TP.HCM) đã chính thức hoạt động.

Đây là ngân hàng sữa mẹ thứ 2 tại khu vực miền Nam và là một trong bốn ngân hàng sữa mẹ của cả nước nhưng có quy mô lớn nhất.

Ngân hàng sữa mẹ có quy mô có diện tích hơn 300 m2, đầy đủ dây chuyền vận hành đảm bảo hiệu quả và an toàn với vốn đầu tư gần 6 tỉ đồng. Nơi đây có thể thanh trùng đến 62 lít sữa mỗi ngày, góp phần cung cấp sữa mẹ cho trẻ sơ sinh non tháng, bệnh lý, trẻ có mẹ bị bệnh nặng không thể cho con sữa mẹ.

TP.HCM có ngân hàng sữa mẹ lớn nhất cả nước ảnh 1

Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Hùng Vương đã nhận được 235 lít sữa thô. Ảnh: TC

 

Theo PGS-TS Hoàng Thị Diễm Tuyết, giám đốc BV Hùng Vương, ngân hàng sữa mẹ là kết quả của sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế và sự hỗ trợ của Chính phủ Ireland, công ty Alive & Thrive Việt Nam và công ty Vạn Thịnh Phát.

PGS-TS Diễm Tuyết chia sẻ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, mỗi ngày có hơn 200 thai phụ là F0, mỗi ngày có hơn 200 trẻ được sinh ra trong khi năng lực chăm sóc tại đây chỉ là hơn 100 trẻ. Các bé phải cách ly ngay từ khi sinh ra, thậm chí không được về nhà do tất cả người thân đều là F0 nên không được da kề da, hưởng những dòng sữa quý giá đầu đời. Vì vậy, BV thành lập Trung tâm HOPE để tạm thời nuôi dưỡng trẻ. Tuy có nhiều chị em phụ nữ tình nguyện làm mẹ, chăm sóc các bé rất kỹ lưỡng nhưng các bé vẫn chịu thiệt thòi khi không có nguồn sữa mẹ.

TP.HCM có ngân hàng sữa mẹ lớn nhất cả nước ảnh 2

Khu vực vắt sữa mẹ của ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Hùng Vương. Ảnh: HL

 

Trước muôn vàn khó khăn, BV quyết tâm phải thực hiện ngân hàng sữa mẹ và được sự ủng hộ, hỗ trợ từ bà Nguyễn Thị Lệ - Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM đã “se duyên” cho BV với công ty Vạn Thịnh Phát thành lập kế hoạch ngân hàng sữa mẹ. Sau 9 tháng nỗ lực, BV đã chính thức đưa vào hoạt động ngân hàng sữa mẹ sau khi được thẩm định của Sở Y tế.

Phát biểu tại lễ khai trương, bà Nguyễn Thị Lệ chia sẻ có dịp đến thăm Trung tâm HOPE, bà chứng kiến trăn trở của bệnh viện về việc thành lập một ngân hàng sữa mẹ. Bà bày tỏ sự trân trọng đối với những bà mẹ đã hiến những giọt sữa quý báu, đội ngũ tình nguyện viên của ngân hàng sữa mẹ và cho rằng đây là những con người thầm lặng làm nên những điều kỳ diệu. Bà Lệ hi vọng ngân hàng sẽ nhận được sự đồng hành của các bà mẹ để ngân hàng sữa mẹ hoạt động ngày càng hiệu quả, góp phần giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong và nâng cao chất lượng dân số.

TP.HCM có ngân hàng sữa mẹ lớn nhất cả nước ảnh 3

Bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM thăm quan ngân hàng sữa mẹ. Ảnh: HL

 

Theo TS-BS Phan Thị Hằng, Phó giám đốc BV Hùng Vương, đến nay, ngân hàng sữa mẹ đã có 17 bà mẹ hiến tặng được 235 lít sữa thô, đa số ở TP.HCM, có 2 bà mẹ ở Bình Dương và Long An. Ban đầu, do bà mẹ chưa thực hiện lưu trữ sữa đúng cách nên có 60% lượng sữa đạt yêu cầu. Có 13 bé đã bắt đầu sử dụng 1,2 lít sữa.

Trong năm 2021, BV có hơn 5.200 trẻ sơ sinh với lượng sữa cần là hơn 12.000 lít nhưng chủ yếu được cho uống sữa công thức, chỉ có 5,5% lượng sữa mẹ ruột được vắt dành cho trẻ. Theo BS Hằng, mặc dù nguồn sữa quý giá đối với trẻ nhưng chi phí sữa thanh trùng cao vẫn chưa được Bảo hiểm y tế chi trả.

TP.HCM có ngân hàng sữa mẹ lớn nhất cả nước ảnh 4

Ông Coln Brophy, Quốc vụ khanh, Bộ ngoại giao Ireland, phụ trách phát triển quốc tế đến thăm ngân hàng sữa BV Hùng Vương. Ảnh: TC

 

BS CK2 Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế cho biết tại các BV nhi, nhu cầu sữa mẹ rất lớn, do đó trẻ phải dùng thêm sữa công thức. Việc hiến tặng sữa chủ yếu là tự phát, sữa chưa qua thanh trùng nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm và nhiễm trùng.

BS Nam đề nghị BV Hùng Vương và các BV khác tăng cường mở rộng mạng lưới vệ tinh cung ứng sữa cho các trẻ có nhu cầu. Đồng thời, Sở Y tế sẽ cùng các BV có văn bản kiến nghị đề xuất Bộ Y tế và Bảo hiểm y tế thanh toán sữa thanh trùng cho các trẻ có chỉ định dùng sữa.

TP.HCM có ngân hàng sữa mẹ lớn nhất cả nước ảnh 5

Phòng hấp tiệt trùng sữa tại ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Hùng Vương. Ảnh: HL

 

Tặng ngân hàng sữa mẹ được 13 lít sữa từ ngày 8-7, chị Trần Thị Thanh Nhàn chia sẻ sinh con được 39 tuần. “Những bé bị sinh non sẽ thiệt thòi hơn so với các bé khác, nên tôi quyết định chia sẻ sữa của mình. Mỗi khi các chị bên ngân hàng sữa mẹ thông báo đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để lấy sữa, tôi đều qua đó để tặng" - chị Nhàn chia sẻ.

TP.HCM có ngân hàng sữa mẹ lớn nhất cả nước ảnh 6

Chị Nhàn chia sẻ đã hiến tặng cho ngân hàng sữa 13 lít sữa. Ảnh: TC

 

Hiến được 12,5 lít sữa cho ngân hàng sữa mẹ, chị Thu Trang chia sẻ có con sinh non đang điều trị theo phương pháp kangaroo tại BV và tình cờ được truyền thông biết đến ngân hàng sữa mẹ nên quyết định hiến sữa. “Con tôi sinh non nên tôi hiểu được các bé có sức khỏe yếu và nhiều nguy cơ, sữa mẹ giúp các con hồi phục và phát triển tốt hơn” - chị Trang nói.

HOÀNG LAN

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác