Trường Sa đó, tôi góp viên đá nhỏ - Bệnh viện Hùng Vương

Trường Sa đó, tôi góp viên đá nhỏ - Bệnh viện Hùng Vương

Trường Sa đó, tôi góp viên đá nhỏ - Bệnh viện Hùng Vương

Trường Sa đó, tôi góp viên đá nhỏ - Bệnh viện Hùng Vương

Trường Sa đó, tôi góp viên đá nhỏ - Bệnh viện Hùng Vương
Trường Sa đó, tôi góp viên đá nhỏ - Bệnh viện Hùng Vương

Trường Sa đó, tôi góp viên đá nhỏ

Trường Sa đó, tôi góp viên đá nhỏ

 

Bài đạt giải Đặc biệt trong cuộc vận động viết về Trường Sa của Công đoàn bệnh viện Hùng Vương

 

 

Biển mênh mông bởi có những dòng sông

Sông cuộn chảy từ những nguồn suối nhỏ

Những hạt sương mỏng manh trên cành lá

Góp chung vào nên hạt nước nguồn xa.

 

Một hạt sương mỏng manh sẽ tan vào hư vô, nhưng kết lại sẽ tạo nên hạt nước, nhiều hạt nước sẽ thành dòng nước và góp vào nên đại dương mênh mông.

 

Giữa biển Đông, đảo nổi đảo chìm

Trường Sa đó – Việt Nam ta đó

Sóng gió bão dông, kẻ thù dòm ngó

Bao máu xương lớp lớp đổ nơi này

 

Sử cũ ghi nhận người Việt đã có mặt tại Hoàng Sa – Trường Sa từ rất lâu song không xác định cụ thể được; mãi tới năm Chính Hòa thứ 7 (1686) mới có tài liệu cụ thể được tìm thấy ghi rõ việc thu lượm hải vật tại đây do các đội Bắc hải và Trường Sa đảm nhiệm theo lịch trình hang năm; năm Càn Long thứ 18 (1753) 10 dân binh An Nam khi tới Hoàng Sa – Trường Sa tìm kiếm hải vật bị bão đánh chìm thuyền trôi qua cảng Thanh Lan được chính quyền Trung Hoa điều ra xác định và trả về quê. Năm 1816 Vua Gia Long cho người cắm cờ chiếm hữu và đo thủy trình tại Hoàng Sa – Trường Sa. Năm 1835 Vua Minh Mạng cho người trồng cây, đặt bia, xây đền, đóng cọc trên các đảo để khai thác và bảo vệ cho đến khi người Pháp tiếp quản

Sau thế chiến thứ nhất, năm 1930, Pháp đã tuyên bố chủ quyền bảo hộ đối với Trường Sa – Hoàng Sa, đến năm 1932 bắt đầu có những tranh cãi đầu tiên của Trung Quốc với Pháp về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa dựa trên Công ước Pháp – Thanh 1887. Sau thế chiến thứ hai, ngày 7/7/1951 tại hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Hữu đã tuyên bố Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam do người Pháp trao lại. Sau 30/4/1975 Việt Nam đã tiếp nhận trọn vẹn phần lãnh thổ của chính quyền Sài Gòn chiếm giữ bao gồm cả Trường Sa – Hoàng Sa và thực hiện liên tục chủ quyền cho tới nay.

Ngày 19/01/1974 lợi dụng chính quyền Sài Gòn bị suy yếu và lơi là canh phòng, Trung Quốc đã dùng tàu chiến tấn công chiếm đóng Hoàng Sa, kết quả 74 quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã tử nạn trong trận chiến bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Ngày 10/4/1983, một du thuyền của Đức bị bắn chìm tại khu vực Hoàng Sa – Trường Sa nhưng không xác định được người chịu trách nhiệm

Ngày 14/3/1988, Trung Quốc lại dùng tàu chiến tấn công Trường Sa, 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam lại tiếp tục hy sinh trong trận chiến bảo vệ chủ quyền này

Ngày 26/5/2011, Trung Quốc sử dụng lực lượng bán dân sự tấn công cắt cáp của tàu thăm dò Bình Minh 02

Ngày 09/6/2011, Trng Quốc lại tiếp tục khiêu khích khi cho lực lượng bán dân sự tấn công cắt cáp tàu thăm dò Viking II khiến thế giới phải lên tiếng phản đối và vấn đề tranh chấp trên biển Đông không còn là vấn đề riêng của Việt Nam và Trung Quốc mà trở thành vấn đề quốc tế

   

Đất Cha Ông, từng tấc đẫm máu đào

Lớp lớp xương rơi, tôn cao nền Tổ quốc

Trường Sa gọi, biển Đông réo gọi

Muôn con tim, cất tiếng nói: Trường Sa!

 

Nguyễn Phan Hà Châu - ủy viên ban chấp hành hội sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm trung ương TP.HCM là người đầu tiên mang trong hành lý ra thăm Trường Sa một ít đất lấy từ sân trường. Hành động của Hà Châu chính là nguồn cảm hứng để ngày 16/5/2011, ý tưởng đầu tiên về chương trình “Góp đá xây Trường Sa” được báo Tuổi trẻ và Quân chủng Hải quân khời xướng

Ngày 03/6/2011, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng Quân chủng Hải quân chính thức gửi thư ngỏ kêu gọi tấm lòng của đồng bào cả nước hướng về Trường Sa với chương trình mang tên “Góp đá xây Trường Sa”

Tính đến tối ngày 11/9/2011, các ngành, các giới cùng đông đảo đồng bào trong và ngoài nước đã ủng hộ trên 17 tỉ đồng cho chương trình “Góp đá xây Trường Sa”

 

Biển Đông lớn lắm nhưng tôi không bé nhỏ

Dẫu giữa ngàn khơi chỉ tựa hạt cát vàng

Muôn hạt cát mà nên hòn đảo đó

Sóng đắp quanh bờ che gió mênh mang

   

 Chương trình vận động các cán bộ, công nhân viên trong bệnh viện tham gia ủng hộ cho Trường Sa đã chính thức được bệnh viện khởi xướng cuối tháng 8/2011. Ngày 01/9/2011, Hội Chữ thập đỏ bệnh viện Hùng Vương đã tham gia chương trình bằng việc hỗ trợ 6 triệu đồng cho bệnh nhân Trần Thị Gấm là vợ của Thượng úy Trần Văn Thuấn, chính trị viên trưởng tàu Trường Sa 19 khi bệnh nhân Gấm nằm điều trị tại khoa Hậu sản Hậu phẫu, trong dịp này Công đoàn bệnh viện cũng ủng hộ 1 triệu đồng.

Tham gia chương trình “Góp đá xây Trường Sa” không phải là chì là việc ủng hộ vật chất mà chính là thể hiện lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam, của mỗi cán bộ công nhân viên bệnh viện Hùng Vương.

Tham gia chương trình “Góp đá xây Trường Sa” là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam, của mỗi cán bộ công nhân viên bệnh viện Hùng Vương

 

Trường Sa đó, tôi góp viên đá nhỏ

Như chút ân tình dâng tặng đất nước tôi

Một viên đá giữa muôn viên bạn hỡi

Trái tim tôi, xin dâng tặng cho Người

Bs Phạm Quốc Hùng - 09/09/2011

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác