Cảm nhận "VỀ MIỀN ĐẤT QUẢNG" qua hình
5g45 sáng 31/12/2010, ngày cuối cùng của năm 2010 hơn 60 thành viên của đoàn công tác trong đó có 7 cán bộ từ bệnh viện Ung bướu với những trang phục áo blu trắng, áo gile đỏ, áo xanh thanh niên và quân phục của các cựu chiến binh đã tập trung về quanh tượng đài Bác tại vườn hoa trung tâm thành phố khi trời còn mờ tối để chuẩn bị làm lễ dâng hoa trước lúc lên đường
Lần đầu tiên tổ chức dâng hoa trước lúc lên đường nên ban tổ chức đã không biết để làm thủ tục xin phép ban quản lý công viên song thủ tục cũng được tạm chấp nhận sau khi phụ trách đoàn trình chương trình công tác và giấy tờ tùy thân với bộ phận bảo vệ.
6g15 lễ chào cờ được cử hành với sự tham dự của bác sĩ Trần Thiện Vĩnh Quân-Bí thư Đảng ủy-Phó Giám đốc, bác sĩ Huỳnh Kim Khoe-Thường vụ Đảng ủy, Nguyễn Thị Bạch Nga-Phó Giám đốc, bác sĩ Huỳnh Xuân Nghiêm-Chủ tịch Công đoàn; dù không có ban nhạc nhưng những lời ca hào hùng của bản Quốc ca vẫn cất cao cùng những tia nắng đầu tiên của ngày mới. Đã lâu lắm mới có dịp như thế này, tin chắc rằng đây sẽ là một kỷ niệm khó quên với nhiều thành viên. 6g30, sau khi hoàn tất phần nghi thức chào cờ và tuyên thệ trước anh linh của Bác, phần quay phim của đài VTC và chụp hình lưu niệm cũng kết thúc. Hai chiếc xe 45 chỗ do công ty Mailinh và Vinasun chở các thành viên trực chỉ hướng Bắc thẳng tiến, bắt đầu chặng đường hơn 1.100 km ra Quảng Trị
Xe chạy xuyên đêm trên quốc lộ 1A hướng thẳng ra Quảng Trị. Thời điểm chuyển giao giữa năm 2010 và 2011 đã chứng kiến hành trình nhân ái quy mô lớn đầu tiên của Hội Chữ thập đỏ bệnh viện Hùng Vương ra miền Trung
Bình minh ngày đầu tiên của năm mới đón đoàn tại đoạn qua thành phố Đà Nẵng gần tới hầm đường bộ đèo Hải Vân
Quyết định "ăn sang" bằng buffee sáng tại thành phố Huế để chào năm mới 2011.40.000 VND/suất
Vào thăm Thành cổ Quảng Trị, điểm dừng đầu tiên của chương trình "Về nguồn"
Thành Cổ Quảng Trị được Vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch từ năm 1827 trên nền thành cũ bằng đất, hiện nay được người dân trong vùng xem là "Đất Tâm Linh" vì nơi đây bất cứ tấc đất nào cũng có bom đạn và máu xương các chiến sĩ. Với diện tích chưa đầy 2 km², trong trận chiến phòng thủ 81 ngày đêm mùa hè năm 1972 bảo vệ thị xã Quảng Trị, nơi đây đã phải hứng chịu tổng cộng 330.000 tấn bom đạn, tương đương 7 trái bom nguyên tử Mỹ đã thả xuống Hirosima. Chỉ riêng tuần cuối từ ngày 9/9 đến 16/9/1972, Mỹ sử dụng pháo hạm bắn 123.725 viên đại bác vào thị xã (trong đó có 52.573 viên vào Thành cổ); sử dụng 2.244 lần chiếc máy bay ném bom, trong đó có ngày huy động tới 100 lần chiếc máy bay ném bom chiến lược B52. Mỗi mét vuông đất tại đây thấm đẫm hàng mét khối máu, hàng ngàn chiến sĩ giải phóng đã nằm lại tại Thành Cổ, biến Thành Cổ cùng sông Thạch Hãn thành 2 nghĩa trang duy nhất trên đất nước Việt Nam là nghĩa trang không có bia mộ.
Cửa cổng không mở! Điều không ngờ ngoài dự tính tại UBND xã Gio Châu huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra đường vào điểm khám tại trạm y tế cũng không được sửa như yêu cầu khiến xe không thể vào được
Đại diện lãnh đạo xã và trưởng đoàn phát biểu khai mạc trước khi phát 100 suất quà Tết tại đây, trị giá mỗi suất = 305.000VND. Tuy nhiên khi tình trạng thắc mắc, khiếu nại xuất hiện thì lãnh đạo xã lại tránh mặt và không thấy cán bộ của cơ quan Mặt trận Tổ quốc hay Chữ thập đỏ cấp tỉnh hay cấp huyện tới tham gia hỗ trợ, chỉ đạo
Cảnh rối loạn tại sân UBND xã do phải dồn cả nhóm khám tổng quát về đây song nhóm khám phụ khoa không ra cùng được vì không được cho mượn phòng để tổ chức khám. Nhóm khám phụ khoa phải chạy vòng khoảng 10km để vào điểm khám
Lực lượng bảo vệ của đoàn tổ chức kiểm soát khu vực khám và phát quà. Hầu như không có sự hỗ trợ từ lực lượng tại chỗ !
Mặc dù có khó khăn song đoàn vẫn tổ chức khám bệnh, cấp thuốc và tặng qùa cho bà con theo kế hoạch
Xe tải đã đi nhận 5 tấn hàng từ ga Đồng Hới để chuyển về trước tại xã Tân Thủy nên số hàng còn lại không thể cho lên được hết 2 xe để đi khỏi UBND như yêu cầu. Đoàn phải hủy chuyến đi thăm khu di tích Hiền Lương-Bến Hải để ở lại trông giữ hàng hóa, thuốc
Ngồi chờ "cứu viện" tại sân của trụ sở UBND xã, bên ngoài là trời đêm
Chưa có sung sướng nào hơn khi xe tải quay về, không tới 30 phút hơn 3 tấn hàng đã được ào ào khiêng, vác lên xe. Hơn 7g đêm mới rời khỏi xã Gio Châu. Chắc chắn kỷ niệm không vui này sẽ ám ảnh các thành viên trong nhiều năm nữa
Đêm thứ 2 của hành trình nhưng là đêm đầu tiên đoàn được nghỉ ngơi tại khách sạn Công đoàn Cửa Tùng, khách sạn sát bên bờ biển. Biển đêm thật đẹp nhưng quá mệt để có thể đi chơi biển đêm.
Sáng sớm ngày 02/01/2011 ghé thăm nhanh khu di tích Cầu Hiền Lương, Sông Bến Hải,
-Bến Hải trước khi lên đường ra Quảng Bình.
Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách thành phố Đông Hà của tỉnh Quảng Trị khoảng 38km về phía tây bắc. Nghĩa trang có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới cắt chia hai miền Bắc - Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Nghĩa trang được xây dựng từ ngày 24/10/1975 và hoàn thành ngày 10/4/1977, đây là nghĩa trang có quy mô lớn nhất Việt Nam, có kiến trúc, bố cục độc đáo, không giống đa phần nghĩa trang liệt sĩ khác ở Việt Nam. Khu trung tâm nằm trên một ngọn đồi cao 32,4m có đài tưởng niệm bằng đá trắng cao vút uy nghiêm, rỗng ruột và khuyết ba mặt, thể hiện nỗi mất mát vô cùng. Bốn khu đặt mộ liệt sĩ được xếp theo tỉnh, thành phố trải trên năm quả đồi. Xen kẽ các khu mộ là những cánh rừng. Lối đi được lát đá, gạch hoặc tráng xi măng, hoa nở bốn mùa hai bên.
Bài viết khác
- Chương trình khám sức khỏe Tiền hôn nhân - Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc (20-12-2024)
- Bệnh viện Hùng Vương khám bệnh, cấp thuốc, tặng quà cho người dân và đối tuợng chính sách tại Xã Tân Lâm Huyện Di Linh (20-12-2024)
- Biên bản tổng hợp kết quả mời báo giá cung cấp tấm lót (18-12-2024)
- Biên bản tổng hợp kết quả mời báo giá Cung cấp mực in laser trắng đen sử dụng cho máy in Canon LBP 121DN (18-12-2024)
- Thông báo mời chào giá gói thầu Cung cấp dầu massage (18-12-2024)