Viết bài truyền thông cho website bệnh viện Hùng Vương

Viết bài truyền thông cho website bệnh viện Hùng Vương

Viết bài truyền thông cho website bệnh viện Hùng Vương

Viết bài truyền thông cho website bệnh viện Hùng Vương

Viết bài truyền thông cho website bệnh viện Hùng Vương
Viết bài truyền thông cho website bệnh viện Hùng Vương

Viết bài truyền thông cho website bệnh viện Hùng Vương

VIẾT BÀI TRUYỀN THÔNG CHO WEBSITE BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

Hiện nay, nhu cầu truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại các khoa và cho các đối tượng quan tâm đến bệnh viện Hùng Vương ngoài cộng đồng là rất lớn; tuy nhiên, phần lớn các bài viết từ khoa phòng hiện nay chưa đạt yêu cầu để tải trên website của bệnh viện. Do đó yêu cầu các khoa phòng (mạng lưới T2G) lưu ý một số điểm khi viết bài truyền thông như sau:

Xác định đối tượng tiếp nhận thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe của website ngoài người bệnh đang ở tại bệnh viện còn là các thành phần cư dân trong xã hội với vị trí xã hội, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, sở thích, hiểu biết, sự quan tâm và nhu cầu thông tin ở các mức độ khác nhau nên người viết bài phải nắm bắt nhu cầu và những vấn đề bạn đọc của mình quan tâm để cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin của đối tượng.

Trang web bệnh viện Hùng Vương phục vụ đối tượng đầu tiên và chủ yếu là người bệnh (khách hàng) đã, đang và sẽ tiếp nhận các dịch vụ y tế về lĩnh vực sản phụ khoa do bệnh viện cung cấp, sau đó là những bạn đọc cần thông tin về lĩnh vực này.

Như vậy, thông tin truyền thông xuất phát từ các khoa đưa lên trang web sẽ cụ thể và khoanh vùng được phạm vi như: các dịch vụ kỹ thuật bệnh viện đang cung cấp kèm theo các điều kiện, yêu cầu, chi phí,…; các chính sách có liên quan như: dịch vụ thường, dịch vụ chi phí cao, bảo hiểm, miễn giảm,…; các hướng dẫn cần thiết cho người bệnh và người nhà trước, trong và sau điều trị; kiến thức phổ thông về phát hiện và theo dõi tình trạng thai nghén hay bệnh lý,… Do nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của số đông các thành phần cư dân trong xã hội nên bài viết cần đề cập vấn đề cụ thể, đơn giản, sử dụng câu từ phổ thông, dễ hiểu

Ngoài ra, trang web bệnh viện Hùng Vương còn có nhóm đối tượng riêng là nhân viên tại các khoa phòng và các bệnh viện bạn, sau đó là những bạn đọc cần thông tin về lĩnh vực này. Như vậy thông tin truyền thông xuất phát từ các phòng và các khoa sẽ tập trung về hoạt động của bệnh viện, kiến thức y khoa liên quan,…

Thông thường, tin bài phải tuân thủ công thức chung là 5W và 1H, bao gồm: Who (có liên quan tới ai), What (cái gì/chuyện gì đã xảy ra), Where (xảy ra ở đâu), When (xảy ra lúc nào), Why (tại sao lại xảy ra) và How (xảy ra như thế nào). Một cách đơn giản, khi 6 câu hỏi trên được trả lời một cách vắn tắt nhất là đã đảm bảo yêu cầu thông tin, ta có một tin. Bài dài hơn tin. Khi tin được phân tích, tổng hợp, minh họa hay bình luận thêm, ta sẽ có một bài.

Do là bài viết trên trang tin điện tử nên người đọc không có nhiều thời gian và không thể kiên nhẫn đọc những bài báo dài, do vậy bài viết không cần đảm bảo kết cấu mở đầu, thân bài, kết luận như báo giấy, mà đi ngay vào trọng tâm thông tin, cùng với thông điệp chính. Độ dài bài viết khoảng 1.000 - 1.500 chữ (2 trang A4) và nên chia nhiều đoạn, mỗi đoạn một ý, tuy nhiên phải có liên kết giữa các đoạn tránh viết lê thê hoặc đứt ý. Dùng câu chủ động, không lạm dụng tính từ. Với những bài dài, nên có những tiểu đề mục chứa đựng thông tin hoặc dùng font chữ đậm để nhấn mạnh những điểm quan trọng nhưng không nên lạm dụng. Bài viết nên có ảnh hoặc hình minh họa để tăng sức thu hút, minh chứng. Có thể đưa thông tin thành những hộp dữ liệu, biểu đồ nếu thông tin đó có thể làm thành đồ thị, bảng biểu, hình minh họa. Tuy nhiên không lạm dụng, sử dụng quá nhiều hình ảnh, bảng biểu trong bài.

 Về kết cấu, có thể lựa chọn các dạng kết cấu bài báo như sau:

Kết cấu kim tự tháp ngược: Sắp xếp thông tin theo thứ tự quan trọng giảm dần. Thông tin quan trọng nhất, cần thiết nhất phải được đề cập ngay ở câu đầu, đoạn đầu. Những câu sau, đoạn sau phát triển các thông tin bổ sung.

Kết cấu thời gian: Sắp xếp bài viết theo trật tự thời gian kiểu như tường thuật sự kiện song chúng ta có thể sắp xếp trộn lẫn hai cách giữa trình tự thời gian với đảo ngược trình tự: bắt đầu bằng một dự án quan trọng trong tương lai, hiện tại hoặc quá khứ vừa diễn ra, sau đó quay trở lại kết cấu thời gian

Kết cấu tổng hợp: Kết cấu này tương tự kết cấu một bài phát biểu về lịch sử. Bắt đầu bằng sự việc hoặc tình trạng, sau đó nói đến nguyên nhân hoặc kết quả. Kết cấu này đơn giản và logic, cho phép đề cập kỹ một vấn đề mà không làm độc giả chán.

Kết cấu dạng chứng minh: Đề cập đến thông tin chính, sau đó chứng minh bằng một loạt lý lẽ dựa trên các sự việc.

Mỗi loại kết cấu có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, tác giả cần lựa chọn kết cấu cho phù hợp với thông tin mà mình muốn truyền tải.

Không thể nói kiểu kết cấu nào hay hơn nhưng tất cả đều có điểm chung là theo một logic nhất định để nêu bật chủ đề.

Một số điểm quan trọng cuối cùng là đầu đề bài báo, đây là là thứ phân biệt bài này với bài khác, là sự biểu đạt cô đọng nội dung, thể hiện bản chất tư tưởng chính của bài báo. Đầu đề cần ngắn gọn, khoảng 6 - 15 chữ. Khi sử dụng hình ảnh cá nhân cho bài báo phải có sự đồng ý của người đó, trường hợp bài báo có dẫn nguồn hoặc sưu tầm phải ghi rõ nguồn dẫn.

Thực hiện đúng các nội dung chủ yếu nêu trên, chúng ta sẽ có bài báo đạt yêu cầu.

Phạm Quốc Hùng

Tài liệu tham khảo:

Bộ luật Dân sự Luật số 91/2015/QH13  ngày 29/11/2005 của Quốc hội;

Luật Sở hữu trí tuệ 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội;

Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ;

Nghị định 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính Phủ;

Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính Phủ.

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác