Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi trị sốt xuất huyết

Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi trị sốt xuất huyết

Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi trị sốt xuất huyết

Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi trị sốt xuất huyết

Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi trị sốt xuất huyết
Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi trị sốt xuất huyết

Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi trị sốt xuất huyết

Những triệu chứng sốt xuất huyết có thể dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm, sốt phát ban nên bệnh nhân thường chủ quan tự điều trị tại nhà. Khi bệnh trở nặng, mới đến bệnh viện thì đã muộn. Điều quan trọng nhất phải xác định nguyên nhân gây sốt. Với các bệnh truyền nhiễm hết sốt là mừng, riêng sốt xuất huyết thì hết sốt bệnh sẽ diễn tiến nặng

Trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm, dễ mắc bệnh sốt xuất huyết lại chưa có khả năng tự phòng bệnh nên về ý thức phòng bệnh của cha mẹ rất quan trọng

Trẻ dễ mắc sốt xuất huyết - do cha mẹ?

Sốt xuất huyết là bệnh ở cộng đồng và điều trị ở cộng đồng. Gia đình người Việt hiện nay thường có 2 con nên rất được quan tâm nhưng do tâm lý đám đông: ví như có 1 ca bệnh tiêm chủng bị gặp phản ứng tác dụng phụ nhiều gia đình lo sợ tai biến thì dừng tiêm phòng.

Ngoài ra, trẻ em dễ bị ốm vặt nên bỏ qua thời điểm tiêm phòng. Bên cạnh đó, do nhiều người lo lắng chỉ cần hơi ốm hoặc hắt hơi, sổ mũi thì bố mẹ đưa trẻ em đến bệnh viện lớn khiến cho việc lây chéo ở các bệnh dịch nặng hơn.

Bên cạnh đó có một số bộ phận phụ huynh lại lơ là phòng nguyên nhân gây bệnh, và việc này dẫn đến trẻ em cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ rửa tay để phòng bệnh thì trước khi ăn bố mẹ, cô giáo phải rửa tay làm mẫu cho trẻ…

Một sai lầm nữa là do chẩn đoán của cha mẹ khi nghĩ sốt xuất huyết là phải có xuất huyết, nhưng ở đây phải sốt 5-3 ngày thì mới gây xuất huyết. Bệnh không phải là biến chứng nặng ngay, khi thấy bé sốt, nhức mỏi mình mẩy nhất là trong mùa dịch thì cần nghĩ đến sốt xuất huyết, cần đi khám để được chẩn đoán sớm. Nếu tình trạng bệnh nhẹ sẽ đồng thời xuất hiện các nốt phát ban, chảy máu chân răng. Nếu tình trạng bệnh nặng sẽ thấy chân tay bé lạnh, đau bụng, trụy mạch, vã mồ hôi, có biểu hiện xuất huyết nội tạng…

 

Khi thấy bé sốt, nhức mỏi mình mẩy nhất là trong mùa dịch thì cần nghĩ đến sốt xuất huyết

Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi trị sốt xuất huyết

1. Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau không đúng cách  sai lầm phổ biến là nhiều bà mẹ do nóng lòng khi con sốt liên tục nên tự ý cho dùng thuốc hạ sốt liên tục hơn 4 - 5 lần mỗi ngày, dẫn đến lạm dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc hạ sốt không đúng cách, đúng loại liên tục có thể gây ảnh hưởng làm tổn thương gan nặng nề, xuất huyết tiêu hóa, có thể gây xuất huyết nặng, có thể dẫn đến tử vong.

>> Khi mắc sốt xuất huyết, mẹ chỉ được dùng paracetamol để hạ sốt, giảm đau.

2. Thấy con sốt là cho uống thuốc kháng sinh: bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây bệnh, không phải vi khuẩn nên kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng. Do vậy, mẹ không được cho bé dùng aspirin và ibuprofen dù thuốc có chức năng hạ sốt, chống viêm không steroid nhưng lại có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu sẽ gây kích ứng xuất huyết dạ dày dữ dội, giảm tiểu cầu, khó cầm máu khi bị xuất huyết, có thể rối loạn đông máu và đe dọa đến tính mạng…

3. Thấy con mệt mỏi dài ngày là truyền dịch: nhiều phụ huynh thường có suy nghĩ cần phải truyền dung dịch muối, dung dịch sinh tố hay truyền đạm để cơ thể tái hấp thu dịch, nguy cơ thừa dịch là rất nguy hiểm. Đặc biệt, việc truyền dịch tại gia đình hoặc cơ sở y tế tư nhân khi chưa có kiến thức sâu về bệnh sốt xuất huyết, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

4. Bé bị sốt xuất huyết là cho uống nước điện giải: người bệnh sốt xuất huyết được khuyến cáo cần uống nhiều nước: nước điện giải, nước trái cây… pha nước điện giả đúng liều lượng theo tình trạng bệnh không phải ai cũng biết có thể sẽ dẫn tới rối loạn nước điện giải cho cơ thể.

Có trường hợp không uống đủ nước trong giai đoạn sốt nhưng lại bổ sung quá nhiều nước trong giai đoạn hết sốt gây thừa nước có thể phù phổi cấp, có thể nguy hiểm tới tính mạng.

>> Phụ huynh không nên sốt ruột, khi thực hiện tốt việc bù dịch bằng đường uống cho bé đúng hướng dẫn, các triệu chứng sau 5-7 ngày thuyên giảm thì trẻ sẽ ăn ngon miệng và thời gian hồi phục sẽ mất 1 tuần sau đó.

5. Không hạn chế con ăn thức ăn, đồ uống có màu đỏ, nâu, đen: khi mắc sốt xuất huyết, trẻ dễ bị nôn ói, cho nên cần hạn chế không ăn các thức ăn đồ uống có màu đỏ, nâu, đen… để khi bé ói, sẽ không thể phân biệt đó là dịch lẫn màu thực phẩm hay có xuất huyết tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc theo dõi bệnh.

>> Thực phẩm thích hợp cho trẻ là những món ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa, tránh ăn những món dầu mỡ khó tiêu.

6. Cạo gió khi thấy con sốt: tập quán "cạo gió","cắt lễ" khi bị sốt vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi và nhiều người. Việc làm này dễ khiến bé bị bầm da, chảy máu khó cầm hoặc nhiễm trùng huyết từ dụng cụ cắt da.

7. Không cho bé vệ sinh tắm rửa khi mắc bệnh: là sai lầm nếu nghĩ tắm sẽ khiến bệnh nặng hơn. Thực tế, vẫn nên cho trẻ tắm nước ấm, trong phòng kín gió để giữ vệ sinh thân thể. Đồng thời, trong giai đoạn sốt, tắm nước ấm cũng là cách hạ sốt không dùng thuốc.

8. bệnh sốt xuất huyết sẽ không tái mắc: Thực tế, sốt xuất huyết hiện tại có 4 type virus Dengue gây bệnh, nên bạn vẫn có thể bị sốt xuất huyết trở lại khi nhiễm type virus khác lần đầu.

>> Khi phát hiện có các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, bố mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời điều trị, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Bên cạnh đó, gia đình nên có các biện pháp bảo vệ cá nhân như: Nằm màn khi ngủ, mặc quần áo dài, mang tất, giữ gìn nhà cửa thoáng sạch, dự phòng sẵn thuốc hạ sốt paracetamol dễ uống cho trẻ, thuốc diệt muỗi, kem đuổi muỗi…

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác