Vắcxin HPV
Một nghiên cứu ở Đan Mạch thu thập dữ liệu các thai phụ trong 7 năm về các đặc điểm mang thai, kết cục thai kỳ, có tiêm hay không tiêm vắcxin HPV. Tỉ lệ phụ nữ tiêm vắcxin HPV so với không tiêm là 1: 4. Đa số nhóm tiêm HPV vào 3 tháng đầu thai kỳ, thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan, tuy nhiên không có sự khác biệt về tỉ lệ dị tật ở nhóm có tiêm vắcxin HPV và không tiêm. Tỉ lệ sảy thai, sinh non, sinh nhẹ cân, thai phát triển nhỏ hơn so với tuổi thai, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Nghiên cứu này cho thấy tính an toàn của vắcxin HPV trong thai kỳ, đặc biệt những trường hợp lỡ tiêm vắcxin HPV mà không biết mình đã mang thai.
Vắcxin H1N1 và ho gà
Trong giai đoạn đại dịch cúm H1N1, số phụ nữ mang thai đồng ý tiêm vắcxin H1N1 tăng cao, do tỉ lệ bệnh tật và tử vong thai phụ tăng cao khi nhiễm cúm H1N1. Cũng trong thời gian này, dịch ho gà bùng phát ở Anh và California làm tăng số trường hợp tử vong sơ sinh. Do đó, Anh bắt đầu đưa chương trình tiêm vắcxin ho gà cho phụ nữ mang thai và được ghi nhận là giảm tỉ lệ bệnh và tử vong sơ sinh. Các số liệu ở California cũng ghi nhận tương tự. Nhiều nghiên cứu khác đều cho thấy việc tiêm vắcxin H1N1 và ho gà trong lúc mang thai là an toàn cho mẹ và thai nhi.
Vắcxin virút hợp bào hô hấp (RSV) và Streptococcus nhóm B
Đây là 2 tác nhân quan trọng gây bệnh lý và tử vong ở trẻ sơ sinh. Việc phát triển vắcxin RSV bị chậm lại sau sự cố tiêm vắcxin RSV cho trẻ sơ sinh, sau đó trẻ bị tử vong do nhiễm RSV tự nhiên. Một số nghiên cứu cho thấy hiệu quả của kháng thể RSV đơn dòng làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sinh non gợi ý rằng, tiêm vắcxin RSV cho thai phụ, kháng thể đi qua nhau thai vào thai nhi giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong sơ sinh an toàn hơn việc tiêm cho trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả của vắcxin RSV vẫn đang được tiến hành. Nhiễm Streptococcus nhóm B nguyên phát ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng huyết và viêm màng não. Tuy nhiên, nhờ chương trình tầm soát lúc mang thai và dùng kháng sinh trước khi sinh đã giúp làm giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong sơ sinh do Streptococcus nhóm B gây ra. Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B thứ phát vẫn không thay đổi. Hiện nay, vắcxin Streptococcus nhóm B đang được phát triển cho đối tượng phụ nữ mang thai, có thể áp dụng toàn cầu nếu tính an toàn và hiệu quả cao.
Nguồn suckhoedoisong
Bài viết khác
- Các hình thức thanh toán (22-06-2023)
- Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử (20-12-2024)
- Đón xem Radar Sản phụ khoa số 21: Ngừa thai khẩn cấp và tránh thai hằng ngày - Như thế nào là đúng? (17-12-2024)
- Đăng ký trực tiếp theo số thứ tự tại bệnh viện (07-11-2022)
- Khám đặt hẹn - Khám chuyên gia (07-11-2022)