Áp xe phần phụ - Bệnh viện Hùng Vương

Áp xe phần phụ - Bệnh viện Hùng Vương

Áp xe phần phụ - Bệnh viện Hùng Vương

Áp xe phần phụ - Bệnh viện Hùng Vương

Áp xe phần phụ - Bệnh viện Hùng Vương
Áp xe phần phụ - Bệnh viện Hùng Vương

Áp xe phần phụ

ÁP XE PHẦN PHỤ

1. Định nghĩa: Áp-xe phần phụ là khối viêm ở vùng chậu liên quan đến vòi trứng, buồng trứng, và có thể đến các cơ quan khác như ruột, bàng quang. Áp-xe phần phụ thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và điển hình là do viêm nhiễm đường sinh dục trên.

2. Triệu chứng:

a. Triệu chứng lâm sàng

► Cơ năng:

- Đau vùng chậu, đau 1 bên nhiều hơn.

- Sốt > 38,3 độ C.

- Dịch âm đạo đục hôi.

► Thực thể:

- Dịch mủ ở âm đạo hoặc từ kênh cổ tử cung

- Đau khi lắc cổ tử cung

- Khám âm đạo kết hợp tay trên tay dưới có thể thấy khối căng đau dính ở 1 hoặc 2 bên hố chậu hoặc mặt sau tử cung.

- Vỡ khối áp-xe sẽ dẫn đến viêm phúc mạc và sốc nhiễm trùng nếu không điều trị kịp thời.

b. Cận lâm sàng:

- Siêu âm: độ nhạy cao (70 – 80%).

- Soi tươi dịch mủ thấy nhiều bạch cầu

- Xét nghiệm máu: Bạch cầu trung tính tăng, CRP, PCT tăng

- Phân lập lậu cầu, Chlamydia có thể dương tính

3. Nguyên nhân:

- Liên quan đến tình trạng nhiễm trùng ngược dòng từ âm đạo, cổ tử cung

- Vi khuẩn phân lập được rất đa dạng: Gr âm, Gr dương, hiếm khí, kị khí.

- Các tác nhân thường gặp là: Escherichia Coli, Mycoplasma, Streptococus, Staphylococus, Haemophilus, Bacteroides, Peptostreptococus, Clostridium…

- Bệnh nhân có dụng cụ tử cung phân lập được Actinomyces israelii

4. Điều trị :

4.1 Nội khoa:

Điều kiện:

+ Huyết động học ổn định không có dấu hiệu vỡ khối áp-xe

+ Lâm sàng cải thiện khi điều trị kháng sinh

+ Đường kính khối áp-xe < 7 cm

+ Đáp ứng với điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch

+ Chưa mãn kinh

Lựa chọn kháng sinh phổ rộng, phối hợp kị khí, hiếu khí.

Đánh giá tình trạng bệnh nhân sau 24-48 giờ.

Thất bại với điều trị kháng sinh khi:

• Tiếp tục sốt hoặc sốt tăng lên.

 Tiếp tục đau vùng chậu hoặc đau tăng lên.

 U to hơn hoặc không giảm

 Bạch cầu không giảm, tiếp tục cao, CRP, PCT* tăng.

 Dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng huyết

4.2 Điều trị phẫu thuật:

Tùy theo kinh nghiệm của phẫu thuật viên có thể dẫn lưu khối áp-xe qua ngả âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm, nội soi ổ bụng hoặc mở bụng hở.

Chỉ định:

► Mổ cấp cứu:

- Có dấu hiệu vỡ khối áp xe.

- Có dấu hiệu viêm phúc mạc.

- Có dấu hiệu nhiễm trùng huyết.

- Đường kính khối áp-xe ≥ 7cm, gây đau.

► Mổ chương trình:

- Không đáp ứng kháng sinh hoặc đáp ứng kém.

- Đường kính khối áp-xe  ≥ 7cm, không đau.

- Bệnh nhân mãn kinh có khối áp xe phần phụ (cần khảo sát di căn ở vùng chậu và ổ bụng).

Nguyên tắc:

- Phá ổ mủ, làm sạch, cắt lọc khối áp-xe, rửa và dẫn lưu ổ bụng.

- Cấy kháng sinh đồ + gửi GPBL mô cắt lọc

- Cắt 2 ống dẫn trứng, tử cung nếu bệnh nhân đủ con lớn tuổi.

- Kháng sinh được tiếp tục trước trong và sau mổ, tốt nhất nên dùng kháng sinh trước mổ 2 tiếng.

4.3 Điều trị ngoại trú:

- Bệnh nhân xuất viện, điều trị ngoại trú khi:

+ Hết sốt 24 – 48 giờ, các xét nghiệm trở về bình thường, hết đau bụng

+ Tuân thủ điều trị và tái khám

- Kháng sinh đường uống được khuyến cáo cho điều trị tiếp tục sau khi xuất viện, kéo dài đủ 2 tuần

5. Biến chứng:

5. 1 Biến chứng gần:

- Vỡ áp-xe: là biến chứng nguy hiểm, có thể gây viêm phúc mạc toàn thể, sốc nhiễm trùng, tử vong, cần phẫu thuật cấp cứu.

- Nhiễm trùng  huyết: là biến chứng nặng, cần điều trị tích cực.

5. 2 Biến chứng xa:

- Vô sinh

- Viêm đau vùng chậu mãn tính

- Thai ngoài tử cung.

BS Lê Đức Hùng – Khoa Phụ nội Nội tiết

Cập nhật 16/6/2023

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác