Áp xe vú trên phụ nữ cho bú bằng phương pháp rút mủ

Áp xe vú trên phụ nữ cho bú bằng phương pháp rút mủ

Áp xe vú trên phụ nữ cho bú bằng phương pháp rút mủ

Áp xe vú trên phụ nữ cho bú bằng phương pháp rút mủ

Áp xe vú trên phụ nữ cho bú bằng phương pháp rút mủ
Áp xe vú trên phụ nữ cho bú bằng phương pháp rút mủ

Áp xe vú trên phụ nữ cho bú bằng phương pháp rút mủ

ÁP XE VÚ TRÊN PHỤ NỮ CHO BÚ BẰNG PHƯƠNG PHÁP RÚT MỦ

 

BS. Mạc Thủy Thảo Phương, BS. Nguyễn Trần Bảo Chi

Khoa Nhũ – bệnh viện Hùng Vương

1/ Áp xe vú là gì?

Áp xe là một tập hợp chất lỏng bị nhiễm trùng trong mô vú. Một số phụ nữ bị áp xe vú khi đang cho con bú, được gọi là áp xe vú cho con bú

Mục đích của việc điều trị là chữa khỏi áp-xe một cách nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo lợi ích tối đa cho người mẹ, giảm thời gian gián đoạn cho bú.

2/ Làm sao nhận biết bị áp xe vú?

Tắc sữa nhưng mảng tắc không giảm dù đã tích cực thông tắc tia

Đỏ, sưng và đau ở một vùng của vú

Sốt và khó chịu

Đôi khi sờ được các hạch ở nách

Một khối di động được xác định rõ ở ở vú bị áp xe          

Đau vú

3/ Chẩn đoán áp xe vú như thế nào?

          Bác sĩ sẽ khám lâm sàng

          Siêu âm vú

          Rút mủ tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để xác định kháng sinh thích hợp đối với từng bệnh nhân

          Đôi khi cần làm các xét nghiệm như sinh thiết để xác định nguyên nhân tổn thương

4/ Các phương pháp điều trị áp xe vú:

Nguyên tắc chung là làm giảm nhiễm trùng và làm trống bầu vú

Thuốc:

          Kháng sinh

          Kháng viêm

          Giảm đau- chống phù nề

Thủ thuật:

Rút mủ bằng kim

Rạch áp xe vú và dẫn lưu mủ

Các phương pháp hỗ trợ

Massage nặn sữa

Chườm lạnh

5/ Rút mủ bằng kim là gì

Bác sĩ sẽ đánh giá vị trí, kích thước, ước tính lượng dịch. Sau đó sẽ dung 1 kim hút mủ dưới hướng dẫn siêu âm.

Bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ

Mẫu mủ rút ra nhằm mục đích: làm nhẹ bầu vú, lấy mủ làm xét nghiệm xác định chủng vi khuẩn và loại kháng sinh phù hợp

6/ Điều trị bằng phương pháp rút mủ có lợi ích gì?

Những nghiên cứu so sánh chọc hút bằng kim so với rạch và dẫn lưu:

- Chọc hút bằng kim làm giảm thời gian lành thương so với rạch và dẫn lưu, -- Chọc hút bằng kim có nhiều khả năng tiếp tục cho con bú hơn so với rạch và dẫn lưu.

- Ít tác dụng phụ và biến chứng: ít đau, ít chảy máu, không để lại sẹo

- Giảm tổng thời gian nằm viện và chăm sóc y tế

7/ Trong quá trình điều trị áp xe có cho bé bú không?

Trong quá trình điều trị bé vẫn có thể được bú sữa mẹ, ngoại trừ trong trường hợp sử dụng thuốc qua sữa mẹ gây hại cho bé, bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân nếu sử dụng những loại thuốc này

Việc tiếp tục cho bé bú nữa hay không nên có sự bàn luận giữa bác sĩ và bệnh nhân

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác