Bí quyết chăm sóc mẹ bầu trong dịp Tết - Bệnh viện Hùng Vương

Bí quyết chăm sóc mẹ bầu trong dịp Tết - Bệnh viện Hùng Vương

Bí quyết chăm sóc mẹ bầu trong dịp Tết - Bệnh viện Hùng Vương

Bí quyết chăm sóc mẹ bầu trong dịp Tết - Bệnh viện Hùng Vương

Bí quyết chăm sóc mẹ bầu trong dịp Tết - Bệnh viện Hùng Vương
Bí quyết chăm sóc mẹ bầu trong dịp Tết - Bệnh viện Hùng Vương

Bí quyết chăm sóc mẹ bầu trong dịp Tết

     1. Tại Bệnh viện Hùng Vương, các chị em sẽ được chăm sóc thế nào nếu sinh vào dịp Tết?

     Thưa BS, nhiều mẹ bầu đang rất lo lắng vì ngày dự sinh vào dịp giáp Tết, thậm chí là ngay trong Tết. Các mẹ đặt ra câu hỏi là: Ngày Tết, các bác sĩ có đỡ đẻ không? Tại Bệnh viện Hùng Vương, các chị em sẽ được chăm sóc thế nào nếu sinh vào dịp Tết? Chế độ BHYT vào dịp này sẽ được giải quyết ra sao? Nhờ BS giải đáp ạ!

     PGS.TS.BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang - Trưởng khoa Sanh, Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Các ngày lễ Tết bệnh viện vẫn đảm bảo như những ngày bình thường khác, vẫn chia ca trực và nhân viên y tế có mặt đầy đủ.

     Số ca sanh không tăng cao hơn so với ngày thường mà có thể thấp hơn khoảng 10%, nên nhân viên y tế sẽ đủ để đáp ứng về mặt chuyên môn, bất cứ giờ nào cũng có nhân viên theo dõi sanh.

     Tất cả các chăm sóc của các khoa phòng từ trước sanh đến sau sanh đều được đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, một số dịch vụ sau sanh hỗ trợ cho thai phụ tại nhà vào ngày Tết có thể sẽ khó tìm và gia tăng áp lực về chi phí khi thuê bên ngoài.

     Đối với bệnh viện, tất cả đều phục vụ như ngày bình thường, BHYT thực hiện đúng theo chính sách. Về mặt chuyên môn, các bác sĩ không phân biệt bệnh nhân có BHYT hay không mà chỉ giải quyết theo tình trạng bệnh tật và mức độ.

 

 

     2. Mẹ bầu cần lưu ý gì để đón Tết an toàn?

     Với mẹ bầu chưa đến ngày sinh thì lại có những bối rối khác:

     - Những trường hợp nào/hoặc từ tuần thai nào mẹ bầu không nên đi xa/về quê đón Tết? Và để về quê đón Tết an toàn, mẹ bầu cần chú ý những nguyên tắc nào?

     - Mẹ bầu bị say xe, có nên uống thuốc và sau khi về đến nhà, có thể làm gì để giảm bớt mệt mỏi, thưa BS? 

     - Ăn uống ngày Tết như thế nào để tránh tăng cân quá đà, ảnh hưởng mẹ và bé? Những thực phẩm nào nên ăn và thực phẩm nào không có lợi cho thai nhi nên tránh trong dịp Tết ạ?

     - Đi lại, vui Xuân trong những ngày Tết, mẹ bầu có thể làm gì và cần tránh những gì, thưa BS?

     BS.CK2 Phạm Thị Hải Châu - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Hùng Vương trả lờiĐối với các sản phụ mang thai 3 tháng đầu (1 - 12 tuần), khi đi xa nên thận trọng vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc ra huyết bất thường.

     Đối với 3 tháng cuối (34 - 36 tuần) có thể làm tăng nguy cơ sanh non hoặc chuyển dạ sanh. Do đó, đối với các trường hợp này nên thăm khám để được tư vấn.

     Nhóm thai phụ đang được theo dõi về dọa sảy thai, nhau bám thấp hoặc có vấn đề về thai thì khi muốn về quê phải có sự tham vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

     Khi về quê trong những tình huống này sẽ có 3 điều cần lưu ý:

     Thứ nhất là thời điểm trước khi đi:

     - Khám thai để hỏi ý kiến bác sĩ.

     - Nếu không có chống chỉ định thì khi đi nên mang theo sổ khám thai, kết quả siêu âm thai gần nhất, các loại thuốc bác sĩ kê để về quê sử dụng.

     Thứ hai là trong quá trình di chuyển:

     - Phải chọn phương tiện không rung lắc quá mức hoặc không dằn xóc để tránh sản phụ bị chóng mặt, nôn ói.

     - Có thể đi tàu hỏa, máy bay hoặc ô tô cá nhân để thoải mái.

     - Có thể đi xe khách nhưng hạn chế chọn xe khách quá đông dẫn đến bị té hay ngồi đông đúc cảm thấy mệt.

     - Cần có khoảng nghỉ trên đường đi.

     - Sản phụ say xe vẫn có thể sử dụng thuốc chống buồn nôn, tuy nhiên phải có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua vì cần tuân theo tuổi thai, cách uống.

     - Có thể áp dụng một số phương pháp không dùng thuốc như kẹo gừng, trà gừng để giảm cảm giác buồn nôn, hạn chế ăn quá nhiều.

     Thứ ba, khi về đến nơi:

     - Phải tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, thời gian chơi không quá dài, tránh đi ngoài nắng nhiều,…

     - Đặc biệt, các thai phụ gần ngày sanh nên chủ động có kế hoạch sanh dự phòng nếu xảy ra, tìm hiểu cơ sở y tế có thể tiếp cận khi chuyển dạ, dọa sanh non.

 

 

     3. Ở cữ cho mẹ bỉm trong dịp Tết thế nào để chuẩn khoa học?

     Ở cữ dịp Tết cũng là nỗi lo thường trực của các mẹ bỉm sữa. Thức ăn thì toàn món ngon nhưng quan niệm thì phải kiêng cữ đủ thứ. Nhờ BS tư vấn thêm: Việc ở cữ cho mẹ bỉm trong dịp Tết nên như thế nào cho chuẩn khoa học ạ?

      PGS.TS.BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang trả lời:  Chế độ ăn trước sanh hay sau sanh cũng cần có sự cân đối. Trong các buổi thăm khám thai phụ sẽ được tư vấn đầy đủ về tháp dinh dưỡng thai kỳ. Bữa ăn có đầy đủ rau, protid, glucid, lipid. Trừ một số trường hợp đặc thù như bệnh lý rối loạn về chuyển hóa (đái tháo đường) hay cao huyết áp, tiền sản giật.

     Trong dịp Tết, cacbohiđrat (tinh bột) sẽ nhiều vì sử dụng nhiều bánh chưng, bánh tét,… Hoặc nhiều người thích ăn thịt mỡ nhiều. Bên cạnh đó, rau rất dễ bị thiếu vào dịp Tết vì vậy phải chú ý ăn nhiều rau để giảm táo bón, rối loạn đường tiêu hóa.

     Việc khống chế yếu tố về mặt cảm xúc rất khó khăn, chỉ thực hiện được khi thai phụ đảm bảo mọi an toàn cho em bé trong bụng và bản thân.

     Người mẹ đa phần có thể chịu đựng được như ăn uống thất thường, thiếu ngủ,… nhưng em bé trong bụng thì không. Những thai phụ có vấn đề trong thai kỳ thì khoảng chịu đựng rất hẹp, chỉ 1 - 2 ngày, thậm chí 1 bữa ăn đã thay đổi kết cục nên cần đặc biệt quan tâm.

 

 

      4. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đón Tết sum vầy

     Cuối chương trình, BS có lời nhắn nhủ nào dành cho các chị em phụ nữ nhân dịp năm mới? Bệnh viện Hùng Vương có số hotline trực trong những ngày Tết?

     BS.CK2 Phạm Thị Hải Châu trả lời: Tết là dịp sum vầy, đôi khi thai phụ suy nghĩ “ăn cho thêm 1 người” nên khẩu phần ăn vượt quá nhu cầu. Do đó phải tuân thủ ăn nhiều bữa, mỗi bữa không nên ăn quá nhiều, không ăn quá no, phải ăn đúng bữa.

     Ngày Tết thường có thói quen ăn không đúng bữa và ăn vặt, ăn bánh, mứt,… làm tăng đường huyết và ảnh hưởng đến em bé.

     Bên cạnh đó, cần theo dõi, tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ để tránh trường hợp đến bệnh viện muộn làm ảnh hưởng mẹ và bé.

     PGS.TS.BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang trả lời: Các bác sĩ luôn mong mọi người có một dịp Tết vui vẻ, thai kỳ viên mãn, hạnh phúc. Nhưng đừng quên chú ý đến vấn đề ăn uống, nghỉ ngơi, quan tâm đến bản thân khi cảm thấy đau hay có dấu hiệu bất thường.

     Cần có kế hoạch nếu biến cố xảy ra để không chậm trễ, dẫn đến kết cục không mong muốn.

     Bệnh nhân hãy an tâm nếu có vấn đề liên quan đến thai kỳ thì khi đến Bệnh viện Hùng Vương sẽ phục vụ không ngừng nghỉ. Số điện thoại liên hệ là:

     - Tổng đài bệnh viện: (028) 3855 8532 - Số nội bộ: 200

     - Chăm sóc khách hàng: (028) 3855 8532 - Số nội bộ: 6113/6114 

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác