1. Định nghĩa
- Bí tiểu sau sanh (BTSS) là tình trạng không tiểu được sau sanh thường kèm đau vùng bụng dưới, có hay không cầu bàng quang và cần thông tiểu để giảm triệu chứng.
- BTSS không chỉ gây đau trướng bụng dưới mà còn có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ảnh hưởng đến sự phục hồi tử cung sau khi sinh, dẫn đến mất máu nhiều sau khi sinh.
- BTSS tuy không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu về vận động và cảm giác cho người mẹ
2. Nguyên nhân:
- Tầng sinh môn bị rách lúc sinh, vết rách đau hoặc khi đi tiểu vết thương bị kích thích làm cho càng đau hơn, dẫn đến hạn chế phản xạ co bóp lớp cơ đường tiểu, làm cho đi tiểu khó khăn dẫn đến bí tiểu.
- Do quá trình sinh nở kéo dài thời gian thai nhi chèn ép lên bàng quang quá lâu gây ra phù nề bàng quang và đường tiểu làm cho đi tiểu bị trở ngại dẫn đến bí tiểu.
- Sản phụ mắc chứng thiếu máu hoặc sau khi sinh mất máu quá nhiều hoặc bị biến chứng nghiêm trọng.
- Sản phụ bị nhiễm trùng hệ tiết niệu hoặc sau khi sinh bị nhiễm trùng ống dẫn tiểu làm cho ống dẫn tiểu phù nề, sung huyết cũng là nguyên nhân dẫn đến bí tiểu
3. Yếu tố nguy cơ
- Con so
- Chuyển dạ kéo dài
- Sanh giúp bằng kềm hoặc giác hút
- Giảm đau sản khoa
- Tổn thương TSM độ 3,4
- Sinh con to
4. Triệu chứng:
- Không thể tự đi tiểu được sau sanh 6 giờ hoặc sau rút ống sonde tiểu hoặc tiểu rất ít
- Căng đau vùng bụng dưới (dễ lầm với đau vết mổ, hay gò tử cung )
- Cảm giác tiểu không hết nước tiểu
- Khám có thể thấy cầu bàng quang, đáy tử cung cao và lệch vị trí.
- Siêu âm bàng quang thấy thể tích tồn lưu nước tiểu > 150ml
5. Điều trị:
* Các phương pháp hỗ trợ tập tiểu không xâm lấn:
- Vận động với sự giúp đỡ của người nhà
- Cho sản phụ ngồi tại bồn tiểu, thật thoải mái
- Rưới nước ấm lên vùng âm hộ, lỗ tiểu
- Sản phụ tập hít thở và tập rặn
- Uống đủ nước (ít nhất 2 lít nước / ngày)
- Chườm ấm vùng bụng dưới rốn
* Các phương pháp xâm lấn:
- Thông tiểu giải áp: khi có cầu bàng quang mà thất bại sau khi tập tiểu và thể tích nước tiểu sau khi đặt thông tiểu từ 400 – 700ml
- Thông tiểu lưu: khi sản phụ không thể tự tiểu bình thường với dung tích nước tiểu tồn lưu từ 700ml trở lên hoặc sản phụ đã thông tiểu giải áp 2 lần trở lên, thời gian lưu 48 giờ
- Châm cứu
* Hỗ trợ
- Giảm đau TSM: chườm lạnh khi TSM phù nề nhiều, dùng thuốc giảm đau
- Kháng sinh
- Kháng viêm, chống phù nề
6. Hậu quả BTSS:
- Liệt bàng quang, vỡ bàng quang.
- Nhiễm trùng hệ niệu, trào ngược niệu quản, thận ứ nước.
- Suy thận cấp, mạn
- Tiểu không tự chủ, tiểu khó.
7. Dự phòng:
* Trong chuyển dạ: khuyến khích sản phụ đi tiểu mỗi 2- 3 giờ ( nếu có GĐSK : sonde tiểu lưu và rút trước khi rặn sanh)
* Ngay sau sinh:
- Khuyến khích người mẹ sau sinh vận động sớm, tự đi tiểu không nên lo sợ đau đớn đối với vết may tầng sinh môn.
- Tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên
- Uống nhiều nước (#2lít), không nên nín tiểu
- Vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước sạch hoặc nước rửa vệ sinh phụ khoa.
- Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ, tránh nhiễm trùng vết may tầng sinh môn.
- Sản phụ sau khi sinh được 6 tiếng nếu đã cố gắng đi tiểu nhưng không tiểu được thì cần báo cho bác sỹ để các bác sỹ kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Bài viết khác
- Đăng ký trực tiếp theo số thứ tự tại bệnh viện (07-11-2022)
- Khám đặt hẹn - Khám chuyên gia (07-11-2022)
- Các hình thức thanh toán (22-06-2023)
- Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử (20-12-2024)
- Đón xem Radar Sản phụ khoa số 21: Ngừa thai khẩn cấp và tránh thai hằng ngày - Như thế nào là đúng? (17-12-2024)