Các phương tiện chẩn đoán ung thư vú

Các phương tiện chẩn đoán ung thư vú

Các phương tiện chẩn đoán ung thư vú

Các phương tiện chẩn đoán ung thư vú

Các phương tiện chẩn đoán ung thư vú
Các phương tiện chẩn đoán ung thư vú

Các phương tiện chẩn đoán ung thư vú

CÁC PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ

                                                          BS Mạc Thủy Thảo Phương

Khoa Nhũ- Bv Hùng Vương

 Các phương tiện chẩn đoán sang thương vú bao gồm: chẩn đoán hình ảnh và giải phẫu bệnh

1/ Chẩn đoán hình ảnh

a/ Nhũ ảnh

Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh nhũ ảnh thực sự hiệu quả đối với tầm soát ung thư vú, không những giúp phát hiện sớm mà còn làm giảm tỉ lệ tử vong ở phụ nữ ung thư vú, đặc biệt ở phụ nữ độ tuổi 50-70

b/ Siêu âm vú

Mô vú của người phụ nữ được chia ra các nhóm (theo BIRADS)

Tuy nhiên nhũ ảnh vẫn giới hạn ở những phụ nữ có mô vú dày, Phụ nữ Việt Nam phần lớn là phụ nữ có mô vú dày, vì vậy cần kết hợp những phương tiện khác để chẩn đoán sang thương vú.

Siêu âm vú là một phương pháp rẻ tiền,  không tạo ra bức xạ, bệnh nhân dễ dàng tiếp cận và chấp nhận

Có rất nhiều nghiên cứu trên phụ nữ cho thấy hiệu quả của kết hợp giữa chụp nhũ ảnh và siêu âm cho thấy những phụ nữ có mô vú dày bị tăng nguy cơ ung thư vú, giảm độ nhạy của chụp nhũ ảnh đơn thuần vì vậy,việc thêm tầm soát bằng  siêu âm có thể làm tăng tỷ lệ phát hiện ung thư vú lên 1.8–4,2%

Siêu âm đàn hồi mô là một kỹ thuật siêu âm mới cung cấp thông tin về các tổn thương ở vú,giúp đánh giá độ cứng của tổn thương. Đánh giá ban đầu của các kỹ thuật này trong các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng siêu âm đàn hồi mô có thể cải thiện đáng kể khả năng phân biệt lành tính với tổn thương vú ác tính, do đó hạn chế sử dụng sinh thiết và giảm đáng kể số lượng chẩn đoán sinh thiết vú lành tính.

2/ Giải phẫu bệnh

Tìm kiếm bản chất mô học của các loại sang thương vú

Bản chất mô học của sang thương vú đóng vai trò quan trọng trong quyết định điều trị. Các phương pháp xác định bản chất mô học bao gồm FNA, Core biopsy, VABB, sinh thiết mở, hóa mô miễn dịch

a/ FNA là gì:

FNA hay còn gọi là chọc hút tế bào bằng kim nhỏ

Thực hiện ra sao?

Dưới màn hình siêu âm,  BS sẽ sử dụng một kim nhỏ, đưa vào vị trí khối u, từ đó lấy ra những tế bào trong khối u. Những tế bào này sẽ được Bs giải phẫu bệnh đọc và nhận định tính chất của tế bào, từ đó đưa ra bản chất hiện tại của khối u của bạn lành tính hay có nghi ngờ hay không

b/ Core biopsy là gì?

Core biopsy hay cò gọi là sinh thiết lõi kim

Thực hiện ra sao?

Bạn sẽ được gây tê vị trí làm trước khi làm thủ thuật.

Dưới hướng dẫn siêu âm, BS sẽ rạch một đường nhỏ trên da khoảng 2 mm , sau đó sẽ dung 1 thiết bị lấy mẫu bằng kim lõi đưa vào vị trí tổn thương, lấy một vài mẫu mô từ khối tổn thương (có thể từ 6 đến 10 mẫu). Mẫu mô này sẽ được BS giải phẫu bệnh đánh giá và đưa ra kết quả GPB

Phương pháp này giúp chẩn đoán một cách chính xác bản chất của sang thương trên vú. Các mẫu mô lấy ra đủ lớn giúp thực hiện hóa mô miễn dịch

c/ VABB: (Vacuum Assisted Breast Biopsy) (xem thêm phần cắt u vú không để lại sẹo)

Do khả năng lấy được các mẫu mô lớn nên VABB có khả năng phân biệt ung thư tại chỗ hay ung thư xâm lấn, dễ dàng thực hiện hóa mô miễn dịch, điều này ý nghĩa trong điều trị ung thư vú và có thể thay thế mổ cắt u

Như vậy VABB là phương pháp chẩn đoán và điều trị

d/ Hóa mô miễn dịch: hóa mô miễn dịch có thể thực hiện trên mẫu mô của sinh thiết kim lõi, VABB, mẫu sinh thiết mở mà bạn đã lấy ra từ trước.  Hóa mô miễn dịch giúp phân biệt ung thư vú tại chỗ hay xâm lấn, phân nhóm ung thư vú, điều này đặc biệt trong lựa chọn phương pháp điều trị ung thư vú

 

Tài liệu tham khảo

1/ https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(02)08020-0/fulltext

2/ Thieme Medical Publishers (2001), The practice of mammography, 1 edition

Loberg et al, Breast Cancer Research (2015) 17:63

3/ The Role of Ultrasound in Screening Dense Breasts—A Review of the Literature and Practical Solutions for Implementation. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5872003/

4/ Suzuki A, Kuriyama S, Kawai M, Amari M, Takeda M, Ishida T,et al. Age-specific interval breast cancers in Japan: estimation of the proper sensitivity of screening using a population-based cancer registry. Cancer Sci. 2008;99:2264–7

5/  Kaplan S.S. Clinical utility of bilateral whole-breast US in the evaluation of women with dense breast tissue. Radiology. 2001;221:641–649. doi: 10.1148/radiol.2213010364.

6/ Kolb T.M., Lichy J., Newhouse J.H. Comparison of the performance of screening mammography, physical examination, and breast US and evaluation of factors that influence them: An analysis of 27,825 patient evaluations. Radiology. 2002;225:165–175. doi:10.1148/radiol.2251011667

7/ Berg W.A., Blume J.D., Cormack J.B., Mendelson E.B., Lehrer D., Böhm-Vélez M., Pisano E.D., Jong R.A., Evans W.P., Morton M.J., et al. Combined screening with ultrasound and mammography vs mammography alone in women at elevated risk of breast cancer. JAMA. 2008;299:2151–2163. doi: 10.1001/jama.299.18.2151

8/ Weigert J., Steenbergen S. The Connecticut experiments second year: Ultrasound in the screening of women with dense breasts. Breast J. 2015;21:175–180. doi: 10.1111/tbj.12386

9/ Wilczek B., Wilczek H.E., Rasouliyan L., Leifland K. Adding 3D automated breast ultrasound to mammography screening in women with heterogeneously and extremely dense breasts: Report from a hospital-based, high-volume, single-center breast cancer screening program. Eur. J. Radiol. 2016;85:1554–1563. doi: 10.1016/j.ejrad.2016.06.004

10/ Ohuchi N., Suzuki A., Sobue T., Kawai M., Yamamoto S., Zheng Y.F., Shiono Y.N., Saito H., Kuriyama S., Tohno E., et al. Sensitivity and specificity of mammography and adjunctive ultrasonography to screen for breast cancer in the Japan Strategic Anti-cancer Randomized Trial (J-START): A randomised controlled trial. Lancet. 2016;387:341–348. doi: 10.1016/S0140-6736(15)00774-6.

11/https://www.thebreastonline.com/article/S0960-9776(16)30239-9/fulltext

12/Skaane P. Breast cancer screening with digital breast tomosynthesis. Breast Cancer. 2017;24:32–41. doi:10.1007/s12282-016-0699-y.

13/ ClauserP, NaglG,HelbichTH,Pinker-DomenigK,WeberM, Kapetas P, et al. Diagnostic performance of digital breast tomosynthesiswithawidescananglecomparedtofull-field digital mammography for the detection and characterization of microcalcifications. Eur J Radiol. 2016;85:2161–8.

doi:10.1016/j.ejrad.2016.10.004

14/ https://www.thebreastonline.com/article/S0960-9776(04)00093-1/fulltext

15/ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7876960/

16/ https://vjog.vn/journal/article/view/1101/1239

 

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác