Cân nhắc thay đổi lối sống, thuốc không hormone và liệu pháp hormone ở phụ nữ có rối loạn tiền mãn kinh – mãn kinh - Bệnh viện Hùng Vương

Cân nhắc thay đổi lối sống, thuốc không hormone và liệu pháp hormone ở phụ nữ có rối loạn tiền mãn kinh – mãn kinh - Bệnh viện Hùng Vương

Cân nhắc thay đổi lối sống, thuốc không hormone và liệu pháp hormone ở phụ nữ có rối loạn tiền mãn kinh – mãn kinh - Bệnh viện Hùng Vương

Cân nhắc thay đổi lối sống, thuốc không hormone và liệu pháp hormone ở phụ nữ có rối loạn tiền mãn kinh – mãn kinh - Bệnh viện Hùng Vương

Cân nhắc thay đổi lối sống, thuốc không hormone và liệu pháp hormone ở phụ nữ có rối loạn tiền mãn kinh – mãn kinh - Bệnh viện Hùng Vương
Cân nhắc thay đổi lối sống, thuốc không hormone và liệu pháp hormone ở phụ nữ có rối loạn tiền mãn kinh – mãn kinh - Bệnh viện Hùng Vương

Cân nhắc thay đổi lối sống, thuốc không hormone và liệu pháp hormone ở phụ nữ có rối loạn tiền mãn kinh – mãn kinh

     Bốc hỏa là tình trạng thường gặp: ở Mỹ, cứ 10 phụ nữ thì có 8 phụ nữ có triệu chứng bốc hỏa quanh thời điểm mãn kinh. Mặc dù bốc hỏa là hiện tượng tự nhiên phụ nữ phải trải qua tuy nhiên bạn không cần phải chịu đựng điều này một mình.

     Các bác sĩ Sản phụ khoa và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể giúp bạn giảm tình trạng bốc hỏa dù mức độ triệu chứng của bạn là nặng hay nhẹ. Có nhiều cách bạn có thể tự làm để cảm thấy tốt hơn.

     Các triệu chứng của bốc hỏa là gì?

     Bốc hỏa là tình trạng đột ngột cảm thấy nóng ở phần trên cơ thể, bao gồm mặt, ngực hoặc cổ. Tình trạng này thường kéo dài từ 1 đến 5 phút và có thể đi cùng với các triệu chứng khác như là:

  • Da ẩm ướt
  • Cảm giác ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi
  • Đỏ bừng cơ thể
  • Lo lắng
  • Đánh trống ngực (hồi hộp hoặc tim đập nhanh)

     Bốc hỏa thường xuất hiện ít nhất một lần mỗi ngày. Thực tế, khoảng 1/3 phụ nữ có trên 10 cơn bốc hỏa mỗi ngày. Đối với một số phụ nữ, bốc hỏa có thể là nhẹ tuy nhiên có những trường hợp bốc hỏa là nặng và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.

     Thỉnh thoảng bốc hỏa xuất hiện vào ban đêm, gọi là đổ mồ hôi đêm. Tình trạng này làm cho bạn phải tỉnh giấc thường xuyên và khiến bạn mệt mỏi, kiệt sức vào ngày hôm sau.

     Khi nào cơn bốc hỏa xuất hiện và kết thúc?

     Bạn biết là bạn đã mãn kinh khi trong một năm bạn không có chu kì kinh nguyệt nào. Cơn bốc hỏa thường xuất hiện vào những năm gần thời điểm mãn kinh (hay còn gọi tiền mãn kinh), lúc đó chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu thay đổi, các chu kỳ kinh thưa dần và cuối cùng là mất kinh. Tuổi mãn kinh trung bình là 51 tuổi, một năm kể từ kì kinh cuối thường là khoảng thời gian mà cơn bốc hỏa phổ biến.

     Các cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 4 đến 10 năm. Một số phụ nữ có thể tiếp tục có tình trạng bốc hỏa đến những năm 60 và 70 tuổi.

     Các biện pháp thay đổi lối sống nào giúp bạn quản lý cơn bốc hỏa?

     Để giảm tình trạng bốc hỏa, tôi thường khuyến khích bạn nên thay đổi lối sống với một số biện pháp sau:

  • Tránh thức ăn cay, rượu, cafe và các đồ uống nóng.
  • Tập các bài thể dục thư giãn như yoga.
  • Ngồi trong phòng mát nếu có thể.

     Một số phụ nữ cũng sử dụng các thực phẩm bổ sung như đậu phụ, đậu nành và một loại thảo dược gọi là black cohosh. Bạn nên thảo luận với bác sĩ sản phụ khoa của bạn nếu bạn muốn sử dụng các thực phẩm này. Hiện chưa có quy định về việc sử dụng các thực phẩm này nên không thể khẳng định với bạn là chúng an toàn hay hiệu quả.

     Các thuốc nào giúp bạn quản lý cơn bốc hỏa?

     Nếu thay đổi lối sống không có ích, có nhiều thuốc có thể giúp bạn. Các thuốc này được phân thành 2 nhóm: thuốc không hormone và thuốc có hormone (hay còn gọi là liệu pháp hormone). Liệu pháp hormone là điều trị hiệu quả nhất đối với các triệu chứng mãn kinh, mặc dù phương pháp này đi kèm với một số nguy cơ.

     Các thuốc không hormone nào có ích?

     Một số thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh là hiệu quả trong điều trị bốc hỏa. Một ví dụ là paroxetine.

     Một thuốc chống co giật kê đơn khác gọi là gabapentin, đã giúp nhiều phụ nữ giảm tình trạng bốc hỏa. Một loại thuốc hạ huyết áp là clonidine cũng giúp giảm bốc hỏa nhất là ở những phụ nữ có tăng huyết áp.

     Ngoài ra có một thuốc mới gọi là fezolinetant. Đây có thể là một lựa chọn điều trị cho những phụ nữ có bốc hỏa trung bình hoặc nặng.

     Các liệu pháp hormone?

     Liệu pháp hormone là một lựa chọn rất hiệu quả để điều trị các triệu chứng mãn kinh. Phương pháp này đặc biệt hữu ích nếu bạn có nhiều triệu chứng mãn kinh bên cạnh bốc hỏa như khô âm đạo, tâm trạng thất thường và giảm trí nhớ.

     Estrogen là hormone chính được sử dụng trong liệu pháp hormone. Nếu bạn đã cắt tử cung, bạn chỉ cần sử dụng đơn độc estrogen. Nếu bạn còn tử cung, bạn có thể sử dụng estrogen kèm với hormone progestogen. Vì chỉ sử dụng đơn độc estrogen thì có thể tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư vú.

     Một lựa chọn mới đó là kết hợp estrogen với một thuốc là bazedoxifene. Phối hợp estrogen với bazedoxifene còn được dùng để ngăn ngừa loãng xương.

     Khi thảo luận về estrogen, tôi thường nói với các phụ nữ về việc sử dụng estrogen có tăng nhẹ nguy cơ hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu (hay còn gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu). Ngoài ra sử dụng hormone này cũng tăng nhẹ nguy cơ xuất hiện cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch phổi, gọi là thuyên tắc phổi.

     Estrogen thường được sử dụng đường uống hoặc dưới dạng miếng dán da, gel hoặc kem. Chế phẩm dạng miếng dán da, gel hoặc kem có nguy cơ hình thành cục máu đông thấp hơn dạng uống.

     Progestogen cũng được sử dụng đường uống. Hoặc bạn có thể có progestogen từ dụng cụ tử cung (IUD). IUD được đặt trong buồng tử cung và phóng thích progestogen trong vài năm. Bạn có thể sử dụng thuốc uống hoặc IUD. Đặt IUD có thể đau, tuy nhiên progestogen uống có thể có nhiều tác dụng phụ hơn, chẳng hạn như tăng cân và tâm trạng thất thường.

     Kết luận

     Thay đổi lối sống, thuốc không hormone và liệu pháp hormone đều có hiệu quả trong điều trị cơn bốc hỏa. Thảo luận với bác sĩ Sản phụ khoa của bạn về phương pháp điều trị nào là tối ưu cho bạn. Cùng nhau bạn có thể tìm được cách điều trị cơn bốc hỏa.

Bs Trần Thị Bảo Châu - Khoa Khám bệnh A

 
Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác