Câu hỏi về siêu âm liên quan đến thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Câu hỏi về siêu âm liên quan đến thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Câu hỏi về siêu âm liên quan đến thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Câu hỏi về siêu âm liên quan đến thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Câu hỏi về siêu âm liên quan đến thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương
Câu hỏi về siêu âm liên quan đến thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Câu hỏi về siêu âm liên quan đến thai kỳ

CÂU HỎI VỀ SIÊU ÂM LIÊN QUAN ĐẾN THAI KỲ

1. Mục đích siêu âm trong thai kỳ?

Xác định vị trí thai, u xơ u nang của mẹ, dị tật thai vào từng thời điểm phối hợp với cận lâm sàng, tính nguy cơ tiền sản giật trong thai kỳ, dị tật hình thái bên ngoài về tim, phổi, nội tạng, não thất, cơ quan nội tạng, sự tăng trưởng của thai nhi, tình trạng nhau, nước ối và tuần hoàn mẹ con

2. Thời điểm quan trọng cần thiết của siêu âm trong thai kỳ?

*** 4 Thời điểm:

- Giai đoạn đầu: xác định thai trong hay thai ngoài tử cung, một thai hay đa thai, tuổi thai, tim thai.

- Thai 12 -14 tuần: thời điểm siêu âm hình thái học đầu tiên, đo độ mờ da gáy kết  hợp xét nghiệm để kiểm tra bất thường về nhiễm sắc thể, phát hiện các dị tật vô sọ... ngoài ra còn giúp khảo sát yếu tố nguy cơ cao tiền sản giật trong thai kỳ.

- Thai 21- 24 tuần: thai nhi phát triển gần như đầy đủ, giai đoạn này có thể phát hiện thai nhi có sứt môi chẻ vòm, tim bẩm sinh, dãn não thất, bệnh lí đông đặc phổi, thận lạc chỗ, não úng thủy....

- Thai 30- 32 tuần: khảo sát các dị tật xuất hiện muộn, khảo sát sự tăng trưởng của thai nhi - tình trạng nước ối, nước ối, và tuần hoàn máu mẹ con.

3. Siêu âm có thể phát hiện hết các dị tật không?

Siêu âm chỉ phát hiện được 70-80% các dị tật, có thể bỏ -sót các dị tật liên quan đến di truyền, nhiễn trùng bào thai, chuyển hóa. Siêu âm không thể phát hiện được bệnh lý tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, những bệnh lí thuộc về chức năng

4. Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm cho thai nhi không?

Trong bụng mẹ, thai nhi chưa có sự hô hấp từ phổi nên không có việc bé bị tắc đường hô hấp nên không có sự nguy hiểm. Không có chủ trương ghi kết quả dây rốn quấn cổ trong siêu âm . Vào những tháng cuối thai kỳ, có thể người ta sử dụng SA Doppler màu để kháo sát lưu lượng tuần hoàn máu giữa mẹ và thai nhi

5. Siêu âm nhiều có gây hại không?

Hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy sóng siêu âm gây hại trên thai nhi. Tuy nhiện, việc lạm dụng siêu âm quá nhiều dẫn đến tốn chi phí và thời gian cho sản phụ và những lo lắng không đáng có

6. Có bao nhiêu loại siêu âm?

- Siêu âm đầu dò âm đạo: trong trường hợp mới trễ kinh, thai nhỏ, lưu ý cần giải thích siêu âm đầu dò âm đạo không phải là nguyên nhân gây sẩy thai đặc biệt đối với đối tượng đang ra huyết và đau bụng, hay có tiền căn sẩy thai - khi thai 14 tuần , siêu âm này còn dùng để đo chiều dài kênh tử cung để dự đoán nguy cơ sẩy thai và sanh non

- Siêu âm bụng: 2D: khảo sát sự tăng trưởng của thai, tình trạng nhau và nước ối ..3D-4D-5D : khảo sát dị tật thai, tổng hợp các hình ảnh 2D thành 3D ba chiều có màu, sắc nét như ảnh thật - 4D thì giống 3 D nhưng có thể cung cấp video chuyển động của thai nhi tại thời gian tiến hành siêu âm

7. Chi phi siêu âm

- Siêu âm đầu dò âm đạo với thai nhỏ: 195.000 vnđ

- Siêu âm kênh CTC: 195.000 vnđ

- Siêu âm Doppler velo tầm soát tiền sản giật (thai - nhau - dây rốn - động mạch tử cung): 230.000 vnđ

- Siêu âm 2D: 120.000 vnđ

- Siêu âm Hình Thái Học lúc 12 tuần 240.000 vnđ

- Siêu âm 4D: 350.000 vnđ

- Siêu âm Doppler velo: 200.000 vnđ

8. Siêu âm thai ở đâu?

Nên siêu âm tại nơi có bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có uy tín, tại các bệnh viện sản phụ khoa uy tín như bệnh viện Hùng Vương và một số cơ sở khác…

9. Siêu âm 2 nơi cho 2 kết quả khác nhau

- Sai số trong của siêu âm

- Trình độ và kinh nghiệm siêu âm, trang thiết bị

- Thai nhi luôn cử động nên tư thế thường xuyên thay đổi

10. Ngày dự sanh thường bị thay đổi sau mỗi lần siêu âm

Tuổi thai chính xác nhất thường dựa vào siêu âm 8-9 tuần, dựa vào chiều dài đầu mông của thai nhi (sai số có thể +/- 3 ngày). Khi thai lớn, tuổi thai thường dựa vào đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi, nên sai số sẽ nhiều hơn vì sự phát triển không thật sự đồng nhất.

BS. Đỗ Thị Tuyết Nga - Khoa Khám bệnh B

Cập nhật: 19/4/2023

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác