Chăm sóc trẻ có mẹ HBSAG (+), HIV (+) - Bệnh viện Hùng Vương

Chăm sóc trẻ có mẹ HBSAG (+), HIV (+) - Bệnh viện Hùng Vương

Chăm sóc trẻ có mẹ HBSAG (+), HIV (+) - Bệnh viện Hùng Vương

Chăm sóc trẻ có mẹ HBSAG (+), HIV (+) - Bệnh viện Hùng Vương

Chăm sóc trẻ có mẹ HBSAG (+), HIV (+) - Bệnh viện Hùng Vương
Chăm sóc trẻ có mẹ HBSAG (+), HIV (+) - Bệnh viện Hùng Vương

Chăm sóc trẻ có mẹ HBSAG (+), HIV (+)

CHĂM SÓC TRẺ CÓ MẸ HBSAG (+), HIV (+)

I. Những thông tin cần thiết trong việc chăm sóc trẻ có mẹ HBsAg dương tính

Các sản phụ có HBsAg dương tính và HBeAg dương có khả năng lây truyền bệnh sang con sau sanh 70-90%. 85-90% những đứa trẻ này sẽ mắc bệnh viêm gan mạn tính về sau vì thế các bà mẹ cần lưu ý:

  • Phải khám thai định kỳ đầy đủ và được làm xét nghiệm HBsAg thường quy cho tất cả các bà mẹ mang thai.
  • Điều trị thuốc kháng virus, tạo miễn dịch chủ động và thụ động cho các bà mẹ có HBsAg dương có nồng độ virus cao trong máu.
  • Khi trẻ được sanh ra sẽ được chủng ngừa Globulin miễn dịch đặc hiệu kháng virus viêm gan B càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau sinh.
  • Tất cả những trẻ có mẹ HBsAg(+) sau sanh đều phải được chủng ngừa Vaccine viêm gan siêu vi B trong vòng 12 giờ sau sanh bất kỳ cân nặng nếu không có chống chỉ định.

Trẻ ≥ 2000g được chích ngừa theo phác đồ 0, 1, 6 tháng (hoặc 0, 2, 3, 4).

Nếu trẻ < 2000g thì chích theo phác đồ : 0, 1, 2-3, 6-7( hoặc 0, 2 ,3, 4)          

  • Trẻ nên được kiểm tra HBsAg và anti-HBs sau 2-3 tháng sau mũi chích cuối cùng. Nếu kháng thể âm tính thì sẽ chích lại vaccine 3 liều theo phác đồ 0,2,4 hoặc 0,1,6.
  • Tuy virus viêm gan có thể lây truyền qua sữa mẹ với nồng độ thấp, nhưng trẻ vẫn có thể được khuyến khích cho bú mẹ ngay sau sinh nếu trẻ được chích ngừa vaccine và kháng thể chủ động trong vòng 12 giờ đầu sau sinh.

II. Những thông tin cần thiết trong việc chăm sóc trẻ có mẹ HIV dương tính

Những trẻ có mẹ HIV dương tính cần có những chăm sóc đặc biệt sau sanh như sau:

  • Cắt rốn sớm sau sanh càng sớm càng tốt
  • Tắm ngay sau khi cắt rốn hoặc lau khô dịch trên người bé bằng khăn mềm, dễ thấm nước, hạn chế lau và kỳ trên bề mặt da.
  • Hạn chế hút dịch ở đường mũi-hầu-họng, nếu cần thì dùng bóng hút, thao tác nhẹ nhàng, tránh tổn thương mũi họng.
  • Sau sanh trẻ sẽ được uống thuốc dự phòng kháng virus trước 72 giờ.

Thuốc kháng virus là NVP, liều dùng:

Cân nặng< 2000g: 2mg( 0,2ml)/ kg x 1 lần/ ngày

Cân nặng 2000-2499g: 10mg( 1ml) x 1 lần/ ngày

Cân nặng ≥ 2500g: 15mg( 1,5ml)x 1 lần/ ngày

  • Nếu mẹ phát hiện nhiễm HIV trong quá trình mang thai và được uống thuốc điều tri đầy đủ thì thời gian dùng thuốc NVP cho trẻ là 6 tuần.

Nếu mẹ phát hiện nhiễm HIV sau sanh thì thời gian dùng NVP cho trẻ là 12 tuần.

  • Khuyến khích cho trẻ bú sữa công thức. Nếu mẹ không đủ điều kiện kinh tế để mua sữa công thức thì trẻ bú mẹ và phải dùng thuốc NPV dự phòng là 12 tuần.
  • Khi xuất viện trẻ sẽ được giới thiệu đến các bệnh viện Nhi Đồng để làm xét nghiệm tìm virus sau 1 và 12 tháng.
Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác