Chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng - Bệnh viện Hùng Vương

Chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng - Bệnh viện Hùng Vương

Chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng - Bệnh viện Hùng Vương

Chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng - Bệnh viện Hùng Vương

Chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng - Bệnh viện Hùng Vương
Chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng - Bệnh viện Hùng Vương

Chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

1. Định nghĩa

Ung thư buồng trứng là một bệnh lý ác tính của buồng trứng

2. Triệu chứng

2.1 Triệu chứng cơ năng

Ung thư buồng trứng được xem là một " kẻ sát thủ thầm lặng"

Giai đoạn sớm: triệu chứng mơ hồ và không đặc hiệu (cảm giác trì nặng bụng dưới, tiểu lắt nhắt, chu kỳ kinh nguyệt không đều…)

Giai đoạn tiến triển: triệu chứng liên quan bệnh lan tràn trong ổ bụng như trướng bụng, đầy hơi, chán ăn, hoặc ăn mau no, bụng to, đau bụng, bệnh nhân tự sờ thấy khối u ổ bụng, báng bụng, khó thở do  TDMP,…

2.2 Triệu chứng thực thể

Sờ thấy khối u vùng chậu hoặc ổ bụng qua khám bụng hoặc khám phụ khoa

Tràn dịch màng bụng hoặc tràn dịch màng phổi

Có thể phát hiện khối u buồng trứng tình cờ qua siêu âm

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa rõ ràng. Rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh và các yếu tố môi trường, chế độ ăn sinh sản, nội tiết và di truyền trong đó yếu tố gia đình đã được xác nhận.

Các yếu tố nguy cơ:

- Trên 50 tuổi (tăng 11%)

- Dậy thì sớm (< 12 tuổi) và mãn kinh muộn (> 52 tuổi)

- Chưa sinh đẻ hay vô sinh

- Lạc nội mạc tử cung

- Hội chứng buồng trứng đa nang

- Điều trị hormon thay thế sau mãn kinh

- Tiền căn bản thân và gia đình

- Đột biến gen BRCA 1 và  BRCA 2

- Hội chứng Lynch

- Hút thuốc lá, tiếp xúc hóa chất độc hại

- Ăn nhiều chất béo động vật

- Béo phì, BMI > 30 kg/m2

4. Chẩn đoán

Cận lâm sàng    

Siêu âm ngã âm đạo có giá trị cao trong chẩn đoán khối u vùng chậu

Soi dạ dày, soi đại trực tràng (Khi có nghi ngờ ung thư buồng trứng di căn từ đường tiêu hóa)

CT Scan, MRI, PET CT được làm khi có chỉ đinh lâm sàng

Tumor markers

CA 125 (carcinoma antigen): tăng trong khoảng 80% tất cả các giai đoạn ung thư biểu mô buồng trứng, nhưng chỉ trong 50% ung thư biểu mô giai đoạn sớm. CA 125 có thể tăng trong các bệnh lành tính như lạc nội mạc tử cung và  u xơ tử cung…

AFP (Alphafetoproteine), ΒhCG (β Human Chorionic Gonadotropine): tăng trong ung thư buồng trứng loại tế bào mầm.

Có thể chỉ định thêm CEA, CA 19-9, CA 15-3… khi có nghi ngờ K BT do di căn từ các cơ quan khác.

Xếp giai đoạn ung thư Buồng trứng theo FIGO 2018 

Giai đoạn I: ung thư khu trú ở một hoặc hai buồng trứng hay vòi trứng

Giai đoạn II: ung thư lan rộng trong vùng chậu

Giai đoạn III: ung thư lan rộng trong ổ bụng

Giai đoạn IV: Di căn xa đến các cơ quan khác như gan phổi não…

5. Điều trị

5.1 Lựa chọn phương pháp điều trị dựa vào

- Loại mô học

- Giai đoạn bệnh

- Tuổi bệnh nhân

- Thể trạng bệnh nhân

5.2 Phối hợp đa mô thức

- Phẫu thuật:  là điều trị chính

Phẫu thuật là cách điều trị chính cho ung thư buồng trứng. Phẫu thuật giảm tổng khối bướu là tiêu chuẩn vàng. Phẫu thuật triệt để

Bệnh nhân trẻ chưa đủ con: phẫu thuật bảo tồn chức năng sinh sản bảo tồn tử cung và buồng trứng, là một lựa chọn cho phụ nữ ung thư buồng trứng giai đoạn rất sớm, hoặc bướu có tiềm năng ác tính thấp, còn muốn sanh con.

Bệnh nhân đủ con:  Phẫu thuật triệt để được dành cho các trường hợp ung thư buồng trứng giai đoạn trễ hơn hoặc giai đoạn rất sớm đã đủ con.

- Hóa trị

- Hóa trị hỗ trợ sau PT

- Nguy cơ thấp: Không có chỉ định hóa trị hỗ trợ.

Mô học không phải loại tế bào sáng

Giai đoạn IA/B grade 1

- Nguy cơ cao:  Có chỉ định hóa trị hỗ trợ

Giai đoạn IA/B grade 2-3 trở đi

 Giải phẫu bệnh loại tế bào sáng.

Bênh nhân phẫu thuật bảo tồn chức năng sinh sản.

- Hóa trị tân hỗ trợ:

Mục tiêu: Hóa trị làm giảm thể tích bướu trước mổ để có thể giảm tổng khối bướu tối đa sau đó

Chỉ định:

Bệnh giai đoạn tiến xa

Bệnh nhân có bệnh lý nội khoa nhiều, tổng trạng kém

- Liệu pháp nhắm trúng đích

Thuốc kháng tăng sinh mạch: Bevacizumab

Ức chế PARP: Olaparib

- Điều trị miễn dịch

- Xạ trị: ít có vai trò trong ung thư buồng trứng

6. Biến chứng

- Nếu phát hiện sớm, có phác đồ điều trị phù hợp tình trạng bệnh sẽ không đáng ngại. Tuy nhiên đa số những trường hợp cơ hội sống gần như bằng không đều do phát hiện quá muộn.

- Khi sang giai đoạn 3 là các tế bào ung thư bắt đầu tràn sang và tấn công các bộ phận lân cận (Gan, phổi, màng bụng, não,...). Suy đa tạng là hậu quả nghiêm trọng mà ung thư buồng trứng di căn để lại.

7. Phòng ngừa

- Tránh các yếu tố nguy cơ gây ung thư

- Có chế độ ăn uống lành mạnh

- Tập thể dục thường xuyên

- Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm hoặc khi có bất thường để phát hiện bệnh sớm, nhất là phụ nữ có nguy cơ cao.

- Xét nghiệm sàng lọc các gene BRCA1, BRCA2 khi có yếu tố gia đình

- Khi có đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 thì có thể làm các xét nghiệm định kỳ để kiểm tra ung thư buồng trứng. Những xét nghiệm này có thể bao gồm siêu âm qua âm đạo để tìm những thay đổi trong buồng trứng và xét nghiệm CA 125.

- Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng ở phụ nữ không bị ung thư giúp giảm thiểu rủi ro ung thư. Phẫu thuật này được khuyến cáo cho phụ nữ có đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 trong độ tuổi từ 35 đến 45 hoặc khi sinh xong. Phẫu thuật này cũng có thể dành cho phụ nữ mắc hội chứng Lynch. Khi phẫu thuật được thực hiện trước khi mãn kinh, nó cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

- Thuốc tránh thai nội tiết kết hợp (có chứa estrogen và progestin) có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Uống thuốc càng lâu thì nguy cơ càng giảm nhiều. Tuy nhiên, lợi ích này cần được cân bằng với những rủi ro khi sử dụng thuốc tránh thai. Thuốc viên an toàn cho hầu hết phụ nữ, nhưng nó có liên quan đến việc tăng nhẹ nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), đau tim và đột quỵ.

- Phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng khi có chỉ định cắt bỏ tử cung hoặc triệt sản có thể giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng trong tương lai.

8. Liên hệ thực tế tại bệnh viện Hùng Vương

- Hiện tại ở khoa Phụ Ngoại Ung Bướu bệnh viện Hùng Vương tiếp nhận điều trị các trường hợp bệnh lý ác tính của buồng trứng.

- Bệnh nhân khám phụ khoa có khối u buồng trứng nghi ngờ ác tính sẽ được sẽ được làm các xét nghiệm chẩn đoán và hội chẩn mổ.

- Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được điều trị hóa chất khi có chỉ định.

- Bệnh nhân sẽ được theo dõi định kỳ tại khoa theo phác đồ Bệnh viện.

BS La Gia Hiếu – Khoa Phụ ngoại Ung bướu

Cập nhật 10/5/2023

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác