Chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh sởi - Bệnh viện Hùng Vương

Chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh sởi - Bệnh viện Hùng Vương

Chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh sởi - Bệnh viện Hùng Vương

Chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh sởi - Bệnh viện Hùng Vương

Chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh sởi - Bệnh viện Hùng Vương
Chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh sởi - Bệnh viện Hùng Vương

Chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây sốt và phát ban đỏ, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Sốt cao thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi. Nó bắt đầu từ mười đến mười hai ngày sau khi tiếp xúc với virus. Cơn sốt sẽ kéo dài từ 4 đến 7 ngày và cũng có thể kèm theo chảy nước mũi, mắt đỏ, đau họng, đốm koplik (sưng trắng trong miệng) hoặc phát ban. Các ban bắt đầu từ chân tóc và lan đến cổ, thân, tay chân, bàn chân và bàn tay. Thời điểm bệnh hay xuất hiện là vào thời tiết giao mùa, mùa đông và mùa xuân.

Bệnh lây qua đường không khí do đó rất dễ bùng phát thành dịch, nhất là đối với những đối tượng có hệ miễn dịch thấp.Khi chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo, những người mắc bệnh sởi sẽ bị nặng hơn bởi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Sởi khiến người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, chán ăn do nhiệt miệng, tiêu hóa kém...khiến cho thể trạng cơ thể ngày càng kém đi, tình trạng suy dinh dưỡng càng thêm trầm trọng, bệnh càng trở nặng hơn.

1. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống:

  • Bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm: đạm, bột đường, béo và vitamin khoáng chất.

  • Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn

  • Đối với trẻ đang bú sữa mẹ: tăng cường tần suất cho bé bú đồng thời ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé

  • Tránh các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng,…

  • Hạn chế sử dụng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri…

  • Tránh, không dùng các thức ăn đã từng bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.

  • Đảm bảo bổ sung nước đầy đủ.

2. Các chất dinh dưỡng cần thiết:

Protein

Đảm bảo bổ sung cho người bệnh các thức ăn giàu đạm trong bữa ăn. Đặc biệt các thực phẩm giàu protein có giá trị sinh học cao như thịt, cá (cá chép, cá quả, cá ba sa, cá bông lau, cá hồi, cá trích…), trứng, sữa, hải sản đồng thời cũng là nguồn cung cấp kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Vitamin A

Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính toàn vẹn của các tế bào biểu mô. Vì vậy bổ sung đủ vitamin A là cần thiết để gia tăng lượng kháng thế kháng sởi trong thời gian mắc bệnh.

- Người bệnh cần uống ngay vitamin A

  • Đối với trẻ em dưới 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ ngày trong 2 ngày liên tiếp

  • Đối với trẻ em từ 6-12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ ngày trong 2 ngày liên tiếp

  • Đối với trẻ em và người lớn ( không áp dụng cho phụ nữ mang thai): uống 200.000 đơn vị/ ngày trong 2 ngày liên tiếp.

  • Đối với người bệnh thiếu vitamin A, sau 4-6 tuần lặp lại các liều trên.

Bên cạnh đó, nên tăng cường ăn các sản phẩm giàu vitamin A như cà rốt, rau bina, rau lá xanh… trong khẩu phần hằng ngày để đáp ứng điều trị bệnh sởi tốt hơn.

Vitamin C

Vitamin C có tác dụng chống lại các tác nhân gây dị ứng, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng. Vitamin C có nhiều trong các loại quả chín như: Ổi, cam, bưởi, chuối, xoài, dưa hấu, táo, lê và các loại rau như ớt chuông, rau ngót, rau giền, rau đay, mồng tơi, rau muống…

Kẽm

Kẽm có vai trò quan trong trong việc duy trì hiệu quả của hệ thống miễn dịch, nhanh lành vết thương và và hạn chế sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn. Nên bổ sung kẽm cho cả trẻ em và người lớn. Trong trường hợp trẻ em mắc bệnh sởi bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm theo hướng dẫn của nhân viên y tế bằng đường uống cho trẻ.

Nên lựa chọn các thực phẩm có chứa nhiều kẽm như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc...), đậu xanh nảy mầm cũng nhiều kẽm và dễ hấp thu.

Đối với trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ: bà mẹ cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần hơn kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Thực hiện cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là biện pháp tốt nhất giúp trẻ tăng trưởng, phát triển tối ưu và góp phần phòng bệnh tốt nhất

Uống đủ nước

Chế độ ăn của người bệnh sởi cần chú ý bổ sung đủ nước khoảng 1500-2000ml nước một ngày. Cần đảm bảo bù nước đã mất, nhất là trong giai đoạn đang sốt, nôn. Có thể uống nước quả như nước cam, nước bưởi, nước chanh và các loại nước quả, sinh tố khác để bố sung thêm vitamin khoáng chất.. Khi người bệnh sốt cao, nôn và tiêu chảy cần cho uống dung dịch ORESOL để bù nước và điện giải theo hướng dẫn.

Tiếp tục duy trì chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sau khi người bệnh đã khỏi bệnh và các vết ban đang biến mất. Kết hợp đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ vitamin khoáng chất, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và tốc độ hồi phục cho người bệnh.

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác