Chế độ dinh dưỡng trong ba tháng đầu thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Chế độ dinh dưỡng trong ba tháng đầu thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Chế độ dinh dưỡng trong ba tháng đầu thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Chế độ dinh dưỡng trong ba tháng đầu thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Chế độ dinh dưỡng trong ba tháng đầu thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương
Chế độ dinh dưỡng trong ba tháng đầu thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Chế độ dinh dưỡng trong ba tháng đầu thai kỳ

     Ba tháng đầu thai kỳ được coi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, hệ thống thần kinh của trẻ bắt đầu phát triển. Đến tuần thứ 6, não và tủy sống hình thành, song song với quá trình phát triển tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác. Đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ, hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi như chân, tay, mắt, mũi,...đều hoàn thiện.

     Để phát triển toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết như axit folic, canxi, sắt, vitamin D,...  Vì vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học là vô cùng cần thiết để người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được phát triển toàn diện.

     heart Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai

- Năng lượng: Cùng với sự phát triển của thai nhi, nhu cầu năng lượng của thai phụ cũng thay đổi đáng kể. Trung bình, bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu cần cung cấp khoảng 2300 - 2400 kcal/ngày;

- Axit folic: Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống trong bào thai. Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic qua các loại thực phẩm như rau màu xanh thẫm (cải xanh, rau muống,..), thịt gia cầm, ngũ cốc,... Ngoài ra, thai phụ cũng có thể dùng thêm viên uống bổ sung axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ nhu cầu hàng ngày là 400mcg acid folic

- Protein: Rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai. Không chỉ vậy, protein còn giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ, tăng cường sản sinh máu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu protein như cá, đậu, trứng, thịt gà, sữa, thịt bò nạc và heo.. trong cả 3 bữa ăn. Trong giai đoạn này, thai phụ cần khoảng 85 - 90g protein/ngày, cao hơn bình thường 10-15g/ngày;

- Sắt: Bà bầu cần được cung cấp 36 - 40mg sắt mỗi ngày để phòng ngừa thiếu máu. Các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao cần tăng cường vào thực đơn ăn uống của thai phụ gồm thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh..

- Vitamin A: Mẹ bầu cần được cung cấp đủ 600mcg vitamin A/ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin A gồm thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, rau màu xanh thẫm, củ quả màu vàng, đỏ

- Canci và vitramin D là yếu tố vi chất quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ xương của thai nhi. Canxi và vitamin D có nhiều trong trứng, tôm, cá, cua, sữa, rau xanh, đậu đỗ, ngũ cốc, sò nấm. Nhu cầu calci và vitamin D thường không tăng trong 3 tháng đầu thai kỳ nhưng cần thiết và cần cung cấp thường xuyên

- Vitamin C: Có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh cho mẹ, giúp xương bé chắc khỏe hơn. Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ, quả,...

- Các nguyên tố vi lượng: Magie, selen, i-ốt, kẽm, vitamin nhóm B, DHA/EPA,... cũng cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu cho bà bầu.

 Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần bổ sung vitamin

     heart Mẹ bầu ốm nghén nên ăn uống như thế nào để con đủ dinh dưỡng?

     Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ thường bị ốm nghén nên có cảm giác ăn uống không ngon miệng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người mẹ và gián tiếp ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.

     Để ăn uống ngon miệng hơn, giúp con đủ dinh dưỡng, mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày nhằm tránh hiện tượng buồn nôn do ốm nghén. Bánh, sữa, hoa quả nên được chuẩn bị để ăn trong các bữa phụ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Đồng thời, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, bữa ăn đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau để đỡ gây cảm giác chán ăn. Ngoài ra, thai phụ cũng nên kết hợp thêm các bài tập thể dục nhịp nhàng như hít thở, yoga bà bầu,... để tiêu hóa tốt hơn, giảm ốm nghén, ăn ngon hơn.

     Lưu ý tới những nguyên tắc quan trọng khi xây dựng chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ trên đây sẽ giúp thai phụ có sức khỏe tốt và thai nhi phát triển toàn diện.

     heart Các loai thực phẩm nên tránh

- Thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín kỹ (tái)

- Nước trái cây hoặc sữa chưa tiệt trùng

- Thịt muối hoặc thịt nguội, hải sản hun khói

- Giá sống, rau mầm sống (vì dễ chứa vi khuẩn Salmonella, E.coli)

- Đồ uống có cồn, caffein

     Tài liệu tham khảo:

1. Phác đồ điều trị sản phụ khoa bệnh viện Hùng Vương

2. Dược thư 2022

3. Lược dịch từ bài báo “Eat Healthy During Pregnancy: Quick Tips” đăng tải tại https://health.gov/myhealthfinder/pregnancy/nutrition-and-physical-activity/eat-healthy-during-pregnancy-quick-tips#:~:text=Choose%20a%20mix%20of%20healthy,bulgur%2C%20and%20whole%2Dwheat%20bread

 

Người viết: Nguyễn Thị Ngọc Thơ - Khoa phụ nội- nội tiết

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác